Về nâng cao chất lượng nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Chương trình Vietnam online với công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của chính phủ (khảo sát chương trình Vietnam Online từ tháng 5-2008-5-2010.PDF (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Về nâng cao chất lượng nội dung chương trình

Trước hết, để chương trình Vietnam Online tiếp tục nhận được sự quan tâm theo dõi của khán giả, Ban biên tập chương trình cần không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin của chương trình.

Trong hoạt động báo chí và truyền thông, thông tin là yếu tố đầu tiên, tạo nên sức mạnh, uy tín của nhà báo, của cơ quan báo chí, truyền thông. Tác giả Michael Schudson trong cuốn sách "Sức mạnh tin tức truyền thông" cho rằng: tin tức thời sự luôn luôn có sức mạnh lớn nhất trong truyền thông. Bởi tin tức thời sự luôn luôn chiếm vị trí số một trong sự quan tâm của người tiếp nhận[38]. Hơn thế nữa, để hoạt động hiệu quả, “yêu cầu tiên quyết với báo chí là phát hiện thông tin, nghĩa là tiếp cận những điểm nóng của thực tiễn xã hội, nắm bắt kịp thời những sự kiện, vấn đề thời sự, đáp ứng nhu cầu cấp bách về thông tin của công chúng” [45, 33].

Do đó, các tin tức thời sự trong ngày của Chương trình Vietnam Online cần phải hướng tới tiêu chí: nhanh, kịp thời, đề cập những vấn đề nóng bỏng,

bức xúc của đời sống kinh tế xã hội đất nước nhưng phải đảm bảo yêu cầu chính xác, đúng định hướng.

Bên cạnh đó, chương trình cần được cải tiến theo hướng: việc đưa tin về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ phải căn cứ vào giá trị thông tin kết hợp với giá trị tuyên truyền của sự kiện. Cần khai thác triệt để những thông tin, kể cả lời nói có thông tin tập trung vào những chi tiết có giá trị thông tin liên quan tới sự kiện. Phóng viên của chương trình cần giảm bớt dung lượng và tiến tới lược bỏ tới mức tối đa phần đưa tin mang tính chất “lễ tân”, “xã giao”. Khi đưa tin về hoạt động hội nghị, hội thảo cần chọn góc độ, khía cạnh có vấn đề để đưa tin chứ không tường thuật theo tiến trình của hội thảo, hội nghị.

Việc đổi mới tin tức thời sự còn thể hiện ở chỗ phải phát hiện vấn đề mới và đưa thông tin theo hướng liên tục phát triển. Các hoạt động của lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành tại các địa phương cần được thể hiện thêm bởi các thông tin hữu ích, giúp khán giả nắm bắt được quá trình phát triển của các sự kiện lớn, các vấn đề đang được dư luận quan tâm.

Không chỉ dừng lại ở việc nêu sự kiện hay đưa các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành tại các cuộc họp, buổi làm việc, việc đưa thông tin cần phải liên tục và có sự phát triển, tạo thành một dòng thông tin không ngừng nghỉ. Thông tin cần được phân tích ở nhiều góc cạnh, nhiều cấp độ, nhiều chiều để khán giả hiểu rõ bản chất của vấn đề. Có như vậy, Chương trình Vietnam Online mới đảm bảo thông tin luôn tươi mới và tạo nên sự hấp dẫn với khán giả.

Để làm được điều này, trong các cuộc giao ban hàng tuần, lãnh đạo Cổng TTĐT Chính phủ và lãnh đạo Ban biên tập Chương trình Vietnam Online cần triển khai trước với biên tập viên, phóng viên, để đội ngũ này có hướng khai thác và thực hiện phóng sự, phỏng vấn về những vấn đề thời sự nóng bỏng, để khán giả có thể có được thông tin liên tục nhưng không nhàm chán, không lặp lại…

Bên cạnh đó, chương trình cần tăng cường đưa nhiều hơn nữa những thông tin cần thiết, gần gũi với nhu cầu bức thiết của người dân. Ngày nay, khi ngày càng có nhiều chương trình truyền thông mới xuất hiện dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt về mặt thông tin, khán giả chỉ lựa chọn những thông tin thiết thực, phục vụ cho những nhu cầu cụ thể và được chuyển tải dưới hình thức ngắn gọn, chính xác và thuận tiện cho việc tiếp cận. Thông tin cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Công chúng ngày nay tiếp cận thông tin cũng ngày càng chủ động hơn [23]. Do đó, Chương trình Vietnam Online nên tăng cường thông tin đa dạng, phản ánh nhiều chiều về đời sống xã hội mà công chúng quan tâm, giảm những nội dung mang tính chung chung, không gây được sự chú ý trong dư luận xã hội.

Cùng với đó, Chương trình Vietnam Online cần tăng cường hơn nữa chất lượng các phóng sự trong chuyên mục “Lắng nghe cuộc sống” – coi đây là điểm nhấn của cả chương trình. Chuyên mục này được nhiều khán giả quan tâm bởi nó đề cập và phân tích tác động của những chính sách của Chính phủ khi đi vào cuộc sống, phản ứng của người dân ra sao, những mặt nào của chính sách thể hiện hiệu quả và những mặt nào cần sửa đổi cho phù hợp... Do đó, việc tăng cường những phóng sự xã hội mang tính phản biện xã hội, có

tính chiến đấu cao, phục vụ nhu cầu của khán giả về những vấn đề nóng của đời sống dân sinh nên được tăng cường hơn nữa.

Không chỉ có vậy, với tính chất là một bản tin thời sự chính luận cập nhật thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Chương trình Vietnam Online cũng cần tăng cường tính chiến đấu cho chương trình. Tính chiến đấu cần được thể hiện ở quan điểm, thái độ rõ ràng của chương trình trước một vấn đề đang gây mâu thuẫn hay bức xúc trong dư luận trong nước cũng như quốc tế mà lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành đã đưa ra hướng giải quyết. Cụ thể, trong nước hiện nay đang nổi lên các vấn đề như: phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, hiệu quả của cải cách hành chính, quản lý đất đai, khai thác thị trường tài chính, vấn đề biển đảo…

Được định hướng tuyên truyền bởi Cổng TTĐT Chính phủ với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và với vị thế của một chương trình bản tin Chính phủ, Vietnam Online cần lên tiếng mạnh mẽ hơn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo; quyền và lợi ích chính đáng của người dân Việt Nam trước những xung đột lợi ích với công dân các quốc gia khác. Tuy nhiên, Ban biên tập Chương trình Vietnam Online cần cân nhắc để chọn vấn đề sao cho đúng với chủ trương tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Một phần của tài liệu Chương trình Vietnam online với công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của chính phủ (khảo sát chương trình Vietnam Online từ tháng 5-2008-5-2010.PDF (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)