c. Tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoà
2.3.5. Tuyên truyền các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương
phương
Công tác tuyên truyền các hoạt động đối ngoại song phương và đa
phương sôi động thông qua nhiều diễn đàn như: Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM 5 và 6), Hội nghị diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện ASEAN, Hội nghị Cấp cao cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp, phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14... đã được tuyên truyền kịp thời, đặc biệt việc thông tin và bình luận sự kiện nước ta được kết nạp vào WTO, được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu cao là những sự kiện đối ngoại quan trọng làm cho hoạt động thông tin đối ngoại hấp dẫn, có sức thuyết phục hơn, góp phần xây dựng hình ảnh mới, vị thế mới của Việt Nam. Cùng với việc tuyên truyền các hoạt động đối ngoại song phương,
nhất là các chuyến thăm chính thức nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta cũng như các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, chúng ta cũng coi trọng tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm như nhân ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa Việt Nam với các nước, thể hiện tình đoàn kết, hợp tác của nhân dân ta đối với nhân dân các nước có quan hệ ngoại giao.
Trong tiến trình đàm phán gia nhập AFTA, APEC, WTO... hay các
hiệp định thương mại song phương và đa phương, các hoạt động tuyên truyền, vận động ngoại giao được phối hợp, triển khai theo nhiều hình thức khác
nhau, không chỉ ở các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà cả các chuyến thăm và làm việc của các đoàn cán bộ các Bộ, ngành hữu quan, cử đoàn đàm phán kết hợp vận động ngoại giao ở các nước đối tác. Các báo cáo thường niên cho các tổ chức kinh tế - thương mại như WB, ADB, IMF... cũng là dịp để chúng ta tuyên truyền, quảng bá những thành tựu của Việt Nam. Với chủ trương "ngoại giao phục vụ kinh tế", ngành Ngoại giao những năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đã thực hiện tuyên truyền chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, tiếp xúc với các đối tác, tham gia các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm, gặp gỡ doanh nghiệp để quảng bá, tuyên truyền về Việt Nam, thu hút giới đầu tư, thương mại và khách du lịch, đồng thời thu thập, nắm bắt và thẩm định thông tin tại chỗ để cung cấp cho trong nước, nhất là về chính sách, luật lệ, thủ tục, thuế quan của các nước, nhu cầu về các loại mặt hàng của thị trường sở tại mà ta có khả năng xuất khẩu, khả năng của các đối tác... Với thế mạnh của mình, ngành ngoại giao đã rất tích cực trong việc vận động ở nước ngoài.
Cùng với ngành ngoại giao, những năm qua, Du lịch Việt Nam cũng
đã đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại trong các hoạt động kinh tế. Trong Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2001-2010, với mục tiêu tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững nhằm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới, Tổng cục Du lịch đã xác định tuyên truyền, quảng bá là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Chú trọng khách du lịch là người nước ngoài, ngành du lịch luôn chú ý cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về thành tựu của công cuộc đổi mới, về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử Việt Nam, đưa họ trở thành những người đóng vai trò đắc lực trong việc tuyên truyền. Số lượng khách du lịch nội địa từ con số 1 triệu lượt vào năm 1990, giờ đây đạt 17 triệu vào năm 2006 và năm 2007 đạt khoảng 20 triệu
lượt, trong đó có 4,2 triệu khách du lịch quốc tế. Đây cũng là một trong những đối tượng quan trọng của hoạt động thông tin đối ngoại, ngày càng được chúng ta nhận thức rõ hơn và có những biện pháp tuyên truyền phù hợp, giúp du khách cảm nhận được sự chuyển biến đi lên của một đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, đã và đang đi xây dựng, dang rộng vòng tay đón tiếp bạn bè năm châu đến thăm và hợp tác làm ăn...