c. Về đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất
3.1.3. Phương hướng, nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh hội nhập
trong bối cảnh hội nhập
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, trong bối cảnh toàn cầu
hóa và diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố khó lường của tình hình thế giới, yêu cầu đặt ra đối với công tác thông tin đối ngoại của ta là phải phục vụ đắc lực và hiệu quả cho việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện thông tin đối ngoại thời gian qua tạo cơ sở để chúng ta xác định phương hướng hành động công tác thông tin đối ngoại trong thời gian tới. Trước hết, chúng ta tận dụng và phát huy cao độ những thời cơ và thuận lợi, hạn chế tới mức thấp nhất những khó khăn và thách thức do sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập quốc tế mang lại, tập trung mọi nguồn lực hiện có, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế, phải làm cho bạn bè thế giới hiểu sâu, hiểu đúng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, về đất nước, lịch sử, con người và văn hóa Việt Nam, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, quán triệt sâu rộng tầm quan trọng, hiệu quả to lớn trước mắt và lâu dài của công tác thông tin đối ngoại trong các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp ở Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động thông tin đối ngoại, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật có chọn lọc nhằm xây
dựng lực lượng thực hiện công tác thông tin đối ngoại chủ lực, mạnh, nhanh chóng, kịp thời với chất lượng cao. Tăng cường công tác nghiên cứu, triển khai và xử lý thông tin nhằm nâng cao hiệu quả, tính hấp dẫn và nội dung thiết thực của thông tin đối ngoại. Tùy theo từng đối tượng, địa bàn, từ đó ta xác định nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ nội dung, phương thức thông tin đối ngoại thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở phương hướng hành động, thông tin đối ngoại trong thời gian tới có một số nhiệm vụ chính sau:
Về nội dung, chúng ta cần tiếp tục bám sát các nhiệm vụ chính trị nêu
trong các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nhất là các văn bản liên quan đến công tác thông tin đối ngoại để định hướng hoạt động thông tin đối ngoại thiết thực, kịp thời. Thông tin đối ngoại phải phục vụ đắc lực và hiệu quả cho việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Đó là, chúng ta tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền thành tựu đổi mới toàn diện của Việt Nam 20 năm qua; chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác thông tin đối ngoại phải phản ánh kịp thời, đầy đủ quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, đặt trọng tâm vào thông tin phục vụ kinh tế đối ngoại, giới thiệu chính sách, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch, các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, chống tham nhũng. Đồng thời, thông tin đối ngoại cũng phải phản ánh kịp thời diễn biến tình hình thế giới và kinh tế quốc tế, quan điểm, chủ trương của ta trong quan hệ với các nước và về một số vấn đề quốc tế cho nhân dân trong nước; chú trọng những thông tin về xu hướng, giá cả và diễn biến của thị trường thế giới cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông tin đối ngoại giới thiệu và quảng bá nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đất nước và con người Việt Nam, góp
phần quảng bá hình ảnh một Việt Nam thân thiện, hòa bình, năng động, đổi mới, tích cực hội nhập quốc tế và đang trên đà phát triển.
Chúng ta cần phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa thông tin đối nội và
thông tin đối ngoại, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong đấu tranh, bác bỏ những thông tin sai lệch, những quan điểm sai trái, phản động xung quanh các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và các vấn đề nhạy cảm khác tác động xấu đến tư tưởng và tâm trạng xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định của đất nước, làm phương hại đến an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội...
Về đối tượng, thông tin đối ngoại cần phải xác định tầm quan trọng, vai trò của từng nhóm đối tượng.
Đối với nhóm đối tượng là người nước ngoài ở nước ngoài, ta hiểu
rằng đây là một tập hợp hết sức đa dạng, bao gồm: chính giới, các đảng phái, phong trào chính trị, các tổ chức xã hội, học giả, các nhà Việt Nam học, nhà đầu tư, kinh doanh và nhân dân các nước trên thế giới nên ta cần phải chú ý đến những đặc điểm về dân tộc, giai tầng, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, quan hệ và lợi ích của họ. Bện cạnh người nước ngoài ở nước ngoài là là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đối với đối tượng này, ta cần chú ý hoàn cảnh ra đi, điều kiện kinh tế, khả năng vốn, khoa học - công nghệ, trình độ ngoại ngữ của họ, cần phải hiểu cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, ta có nội dung, hình thức tuyên truyền đối ngoại phù hợp với từng đối tượng.
Người nước ngoài đang sống, làm việc, học tập, đầu tư kinh doanh và du lịch tại Việt Nam… vừa là đối tượng, đồng thời cũng là một "lực lượng" của công tác thông tin đối ngoại. Do vậy, thông tin đối ngoại tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng và việc kết hợp giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại với đối tượng này càng có ý nghĩa to lớn.
Bên cạnh chú trọng hai nhóm đối tượng trên, ta cần phải lưu ý đến
ngoài nước. Đối với đối tượng này nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại là phản ứng nhanh, kịp thời, chủ động cung cấp thông tin chính xác tình hình, những quan điểm về các vấn đề nhạy cảm của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, kiên quyết phản bác, vạch trần động cơ và mục đích của những kẻ cố ý bôi nhọ, xuyên tạc, chống phá ta.
Về tổ chức lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, ta nên tập
trung xây dựng lực lượng chủ lực, chuyên trách làm công tác thông tin đối ngoại đủ mạnh về cán bộ và phương tiện để chuyển tải nhanh chóng, chính xác với chất lượng cao ra bên ngoài.
Trước hết, các cơ quan báo chí và thông tin đại chúng vẫn là lực lượng chủ chốt trong việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại. Do vậy ta nên tập trung, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị này để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác thông tin đối ngoại. Bên cạnh đó đẩy mạnh việc phát hành các sản phẩm đối ngoại của
Việt Nam ra nước ngoài, phát triển và quản lý tốt mạng internet và các mạng thông tin nội địa quốc gia. Tranh thủ tối đa và có phương thức hợp tác tốt với phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, sử dụng cộng tác viên nước ngoài và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí truyền thông để mở rộng phạm vi và hiệu quả thông tin. Lực lượng du học sinh Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài được
xác định là lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại quan trọng. Vì thế, ta chú ý cung cấp thông tin trong nước cho họ và hỗ trợ các hoạt động văn hóa của người Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài là cầu nối giữa nhân dân Việt Nam với nước sở tại. Do đó, cần nâng cao chất lượng cán bộ báo chí - văn hóa tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Đoàn ra, đoàn vào của tất cả các cấp ngành, địa phương, doanh nghiệp
là một kênh thực hiện rất hiệu quả thông tin đối ngoại. Do vậy, ta nên giao trách nhiệm cụ thể về thông tin đối ngoại như là một yêu cầu bắt buộc khi xem xét các đoàn đi nước ngoài thực hiện công vụ.
Tổ chức thực hiện và quản lý, chúng ta cần nhanh chóng hình thành sự quản lý thống nhất về mặt nhà nước các hoạt động thông tin đối ngoại, củng cố các tổ chức bộ máy của các lực lượng chủ chốt và chuyên trách làm thông tin đối ngoại của các cấp, các ngành, các địa phương.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhận thấy nhu cầu cấp bách
về tăng cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công tác thông tin đối ngoại trong khi lực lượng và hoạt động thông tin đối ngoại ngày càng phát triển, ngày 27/12/2001 Ban Bí thư đã ra quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, kèm theo là Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại. Thành viên Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại bao gồm các Bộ, ngành như Ban Tư tưởng - Văn hóa (nay là Ban
Tuyên giáo Trung ương), Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin - Truyền thông), Bộ Ngoại giao, Bộ Công an… Đây là những cơ quan phối hợp, giúp Đảng và Chính phủ theo dõi tình hình, điều hành, chỉ đạo, phối hợp công tác thông tin đối ngoại, định kỳ và thường xuyên đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương về công tác thông tin đối ngoại.
Tiếp đó, trước yêu cầu mới của giai đoạn hội nhập sâu, rộng, Ban Bí
thư đã ra Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10/9/2008 về tiếp tục đổi mới và tăng