thông tin đối ngoại
Công tác thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ của công tác đối ngoại.
Theo đó, cùng với việc đổi mới về đường lối, chính sách đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại cũng có những đổi mới rất sâu sắc và kịp thời nhằm phục vụ lợi ích của quốc gia trong tình hình mới.
Ngày 13 tháng 6 năm 1992 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII)
ra Chỉ thị số 11/CT-TW về: "Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại", định hướng chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại của ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chỉ thị của Ban Bí thư đã chỉ ra những nội dung chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại là:
+ Thông tin đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của
nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội… kịp thời bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực.
+ Thông tin về chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước.
+ Thông tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
Những thông tin đó cần phải chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời và phù hợp từng đối tượng để có sức thuyết phục.
Sau khi ban hành chỉ thị, việc hình thành một cơ chế chỉ đạo thống
nhất hoạt động thông tin đối ngoại về nội dung, phương thức hoạt động, phối hợp lực lượng và phân bổ các nguồn lực là hết sức cần thiết. Những văn bản pháp quy do các cơ quan nhà nước ban hành sẽ giúp các lực lượng làm thông tin đối ngoại có được hành lang pháp lý cần thiết, tạo điều kiện để họ mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong hoạt động, đồng thời các cơ quan quản lý nhà
nước cũng có cơ sở pháp lý để kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lực lượng làm công tác này.
Tiếp đó, ngày 29 tháng 12 năm 1998 Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII đã ra Thông báo số 188-TB/TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Thông báo đã bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, lực lượng, địa bàn ưu tiên, định hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm. Chất lượng và số lượng sản phẩm thông tin đối ngoại ngày càng được tăng cường và đổi mới. Thông báo yêu cầu chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 11-CT/TW, đồng thời chú trọng một số việc:
+ Ngoài việc tiếp tục quan hệ và chủ động xúc tiến công tác thông tin
tuyên truyền hướng vào các đối tượng và địa bàn đã được xác định tại Chỉ thị 11, ưu tiên cung cấp thông tin định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới. Tranh thủ họ để qua đó đưa thông tin giới thiệu về Việt Nam ra thế giới. + Tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống báo chí, xuất bản
quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn để làm nòng cốt cho công tác thông tin đối ngoại. Từng bước tổ chức chặt chẽ việc đưa các bộ phận chính của hệ thống này chuyển ngữ lên mạng internet, nhằm cập nhật tin tức về Việt Nam trên thế giới.
+ Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển
khai thông tin ở nước ngoài, giữa thông tin đối nội với thông tin đối ngoại, giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại, giữa ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, tạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại.
Quán triệt Chỉ thị số 11-CT/TW và Thông báo số 188-TB/TW nói trên, để làm tốt công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới,
ngày 26/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg "về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại". Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các cấp thấu suốt và thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn được giao. Chỉ thị nêu rõ: công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm cho người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thế giới bước vào thế kỷ 21 với nhiều biến chuyển mau lẹ, phức tạp và nhiều mặt khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhiều nước đang tận dụng những lợi ích mà toàn cầu hóa kinh tế và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại, đồng thời tìm cách ứng phó với những thách thức nảy sinh. Tình hình đó đã tác động trực tiếp và sâu sắc tới công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Nghị quyết Đại hội IX tháng 4 năm 2001 tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ:
Tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn
hóa đối ngoại... Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân. Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại, làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới [12, tr. 122].
Thực tế này cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt ra yêu cầu tăng
cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi. Để cụ thể hóa tinh thần Đại hội IX, ngày 27 tháng 12 năm 2001 đã ban hành Quyết định số 16 của Ban Bí thư về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại được ban hành cùng Quyết định số 16.
Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại gồm các thành viên đến từ
hầu hết các cơ quan của Đảng và Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, tư tưởng - văn hóa, an ninh, quốc phòng và thông tin đại chúng. Từ khi được thành lập, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại đã giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều đề xuất quan trọng để chỉ đạo thông tin tình hình trong nước ra nước ngoài, thông tin tình hình quốc tế phức tạp, đẩy mạnh thông tin hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa đối ngoại... Ban chỉ đạo cũng đã phối hợp hiệu quả hoạt động giữa các cơ quan trung ương trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm tra công tác trong nước, thông qua Bản tin nội bộ và Tạp chí thông tin đối ngoại để chỉ đạo tình hình... đã được tiến hành đều đặn. Nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại của địa phương mình, tập trung cung cấp, tuyên truyền thông tin kinh tế đối ngoại, góp phần giới thiệu hình ảnh của địa phương ra quốc tế.
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các
ngành, các cấp, các doanh nghiệp đều tranh thủ mọi cơ hội để tiếp xúc, tuyên truyền, vận động các đối tượng và báo chí nước ngoài. Các địa phương và doanh nghiệp, với nhận thức vai trò quan trọng và đi trước của thông tin đối ngoại, đã dành những chi phí nhất định để thông tin và đặt quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài trên những kênh thông tin hiện đại nhất.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4 năm 2006 thành công tốt đẹp đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xác định đường lối, chính sách đối ngoại nói chung và phương hướng công tác thông tin đối ngoại nói riêng. Nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội đề ra, hoạt động đối ngoại và công tác thông tin đối ngoại cần phải được đặt trên một tầm cao mới, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc tế và khu vực, nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ:
Đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước... Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước [15, tr. 115].
Để triển khai có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại theo tinh thần
của Nghị quyết Đại hội X, Ban Bí thư đã ra Thông báo Kết luận số 85-TB/TW ngày 28/6/2007 của Ban Bí thư về "Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình hiện nay", Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới cũng ra Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1/8/2007. Tiếp đó, Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư nhấn mạnh: "Công tác thông tin đối ngoại cần phải được tiếp tục đổi mới và tăng cường mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực".
Có thể nói, trong thời kỳ đổi mới, công tác thông tin đối ngoại đã
công cụ đắc lực để giới thiệu hình ảnh mới của Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, thân thiện và hội nhập.