Giải pháp phi công trình

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 96)

5. Nội dung luận văn

5.1. Giải pháp phi công trình

Giải pháp phi công trình ở đây, trước hết là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về các tài biến của thiên tai và các nguyên nhân cơ bản (trong đó có tác nhân con người) gây xói lở, bồi tụ để họ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các: Luật bảo vệ Môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước...Mức độ thiệt hại do lũ lụt và xói lở không chỉ phụ thuộc vào các quá trình tai biến thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người trong vùng. Khả năng ứng xử, tự thích nghi cao thì thiệt hại ít. Chiến lược ứngxử không những chấp nhận mà còn phải thúc đẩy kinh tế - xã hội cho các địa bàn dân cư, các tỉnh và vùng lãnh thổ. Vấn đề đặt ra là quản lý sự phát triển sao cho mức độ thiệt

hại do xói lở, bồi tụ gây ra ít nhất. Vì mục tiêu chung, chiến lược ứng xử không tạo ra bất kỳ ranh giới nào trong các địa phương giữa các cấp, các ngành. Đồng thời chiến lược ứng xử tai biến thiên nhiên và môi trường bao gồm bão - lũ, trượt lở, xói lở bờ biển, hoang mạc hóa...

- Xuất phát từ những đặc điểm, nguyên nhân và xu thế diễn biến xói lở - bồi tụ bờ biển, các giải pháp phi công trình bao gồm:

+ Tổ chức theo dõi diễn biến xói lở - bồi tụ bờ biển về quy mô, cường độ, hướng chuyển dịch theo định kỳ: hàng giờ, hàng tháng, hàng năm và không theo định kỳ với các tình huống xảy ra. Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở - bồi tụ theo địa bàn huyện, tỉnh bao gồm cả bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả năng xói lở - bồi tụ. Tất cả các thông tin về xói lở - bồi tụ phải được cập nhập thường xuyên, phải được phân tích, đáng giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống để cảnh báo kịp thời và được lưu trữ, quản lý bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS).

+ Thông tin cảnh bảo, dự báo phải được thông báo kịp thời đến người dân và phát lệnh cấp báo trong trường hợp khẩn cấp thông qua hệ thống thông tin quản lý kiểm soát xói lở - bồi tụ kết nối mạng giữa các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu khoa học và cộng động dân cư.

+ Đối với các khu vực có đê, kè cần tổ chức bảo vệ đê kè an toàn với các phương án ứng cứu, bảo vệ theo kế hoạch khi có sự cố bất thường. Xây dựng đội ứng cứu đê, kè, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực ứng cứu khi có sự cố kết nối mạng thông tin để có quyết định ứng xử phù hợp và kịp thời.

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển. Trước hết là điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát kiển kinh tế - xã hội theo tỉnh, theo vùng lãnh thổ. Cần khoanh phạm vi các vùng có nguy cơ xói lở với các cấp khác nhau: mạnh, trung bình, yếu... nhằm bố trí hợp lý các tụ điểm dân cư, các công trình dân sinh, kinh tế. Tổ chức di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm dưới các hình thức di dời vĩnh viễn theo kế hoạch, quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo.

Quy trình xói lở - bồi tụ có nguồn gốc tự nhiên, do đó chỉ nên can thiệp bằng giải pháp công trình trong các trường hợp thật sự cần thiết. Điều quan trọng là phải dự báo được chính xác và kịp thời các khu vực, các đoạn bờ có nguy cơ để có biện pháp di dân, né tránh thích hợp. Trong trường hợp phải dùng biện pháp công trình

chỉnh trị, nhất thiết phải dựa trên cơ sở khoa học chắc chắn để không gây xói lở - bồi tụ và phá vỡ hệ sinh thái của các vùng bờ lân cận.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 96)