5. Nội dung luận văn
3.5. Kết luận chương 4
Trong chương 4 luận văn đã thiết lập mô hình (lưới tính) cho khu vực bờ biển Thuận An, điều kiện biên, điều kiện ban đầu tại khu vực nghiên cứu; hiệu chỉnh và kiểm định các mô dun: triều, sóng, dòng chảy và bùn cát tại khu vực Thuận An và sử dụng mô hình MIKE21 để tính toán, mô phỏng được trường sóng, dòng chảy ở khu vực bờ biển Thuận An, đồng thời cũng mô phỏng chế độ thủy động lực và diễn biến hình thái bờ biển Thuận An trong điều kiện thường (theo hai kịch bản gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam) tại các mặt cắt đại diện (7 mặt cắt) và trong điều kiện bão (bão XANGSANE năm 2006). Trên cơ sở kết quả mô phỏng này, luận văn thấy rằng bờ biển Thuận An là nơi có diễn biến xói lở - bồi tụ hết sức phức tạp, tổng lượng bùn cát bị thiếu hụt vào khoảng 66770 m3/năm.Trong bão Xangsane tại khu vực cửa Thuận An xuất hiện rất nhiều điểm xói, chỗ xói lớn nhất tính được 0,5m. Như vậy, để hạn chế hiện tượng xói lở, bồi tụ cho khu vực Thuận An,trong chương tiếp theo của luận văn sẽ đềxuất các giải pháp (công trình và phi công trình) nhằm phòng trách xói lở - bồi tụbờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huếthích hợp.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN THUẬN AN - THỪA THIÊN HUẾ
Kinh nghiệm phòng tránh sạt lở bờ biển của các nước trên thế giới và nước ta đã chỉ ra rằng vấn đề phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế là rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải được tiếnhành đồng bộ và toàn diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến vi mô, cả trực tiếp và gián tiếp, cả giải pháp công trình và phi công trình phù hợp với từng đoạn bờ cụ thể. Các giải pháp ở tầm vĩ mô nằm trong nội dung quản lý khu vực, vùng lãnh thổ và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Các giải pháp phi công trình cần phải huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và các cấp lãnh đạo ở địa phương. Các giải pháp công trình cần phải phù hợp với quy luật tự nhiên trên cơ sở xác định các tác nhân gây xói lở - bồi tụ và nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xói lở - bồi tụ; đồng thời phải có hiệu quả và tác dụng lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và nước ta, không gây tác động tiêu cực đến môi trường, không gây ảnh hưởng đến khu lân cận. Khu vực bãi biển Thuận An - Thừa Thiên Huế, như đã tính toán ở Chương 4 là nơi diễn ra quá trình xói lở - bồi tụ hết sức nghiêm trọng. Vì vậy, cần có những giải pháp hữu hiệu kết hợp với nhau nhằm phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An, trong chương này luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng tránh xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An - Thừa Thiên Huế, các giải pháp cụ thể, như sau: