Hiệu chỉnh mô hình triều

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 76)

5. Nội dung luận văn

4.3.1Hiệu chỉnh mô hình triều

a) Điều kiện biên và điều kiện ban đầu

Điều kiện biên để hiệu chỉnh mô hình triều bao gồm: 3 biên mực nước là biên biển và 1 biên lưu lượng là biên sông.

Các biên biển là biên mực nước với số liệu mực nước tại 3 biên này được tính toán từ số liệu hằng số điều hòa của mô hình Mike 21, công cụ Mike 21 Toolbox. Số liệu mực nước tại biên này được thiết lập từ 0 giờ ngày 28/5/2002 đến 0 giờ ngày 05/6/2002. Trong mô hình Mike 21 dao động triều được tính theo giờ thế giới GMT vì thế sau khi thiết lập biên mực nước được quy đổi giữa số liệu tính toán và số liệu thực đo về cùng một múi giờ. Ở đây quy đổi về múi giờ Việt Nam, tức là 0 giờ trong tính toán tương ứng là 7 giờ ngoài thực tế.

Biên sông là biên lưu lượng, đo tại khu vực nghiên cứu không có trạm đo lưu lượng, nên luận văn đã sử dụng, lượng trung bình năm Qtb = 45 m3/s trên sông làm số liệu đầu vào cho biên lưu lượng.

b) Bộ thông số mô hình

Thời gian bắt đầu tính toán: 0 giờ ngày 28/5/2002 đến 0 giờ ngày 05/6/2002; Bước thời gian tính toán: ∆t = 60s;

Độ nhớt theo phương ngang tính toán theo công thức Smagorinsky và lấy trung bình trên toàn miền tính là: 0,28;

Lực Coriolis: có tính đến;

Điều kiện ban đầu: mực nước = 0; Điều kiện biên:

- 3 biên biển: mực nước; - 1 biên sông: lưu lượng;

Kết quả tính toán: dạng vùng, bước thời gian xuất kết quả: 1 giờ 1 giá trị. c) Kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình triều (xem Hình 4.5, Hình 4.6, Hình 4.7) Số liệu mực nước kiểm định là số liệu đo đạc tại trạm Thuận An (khu vực (Hình 4.3) có tọa độ: Kinh độ: 107o37'36''E; Vĩ độ: 16o32'54''N) từ ngày 28/5/2002 đến ngày 05/6/2002 với số liệu quan trắc là 1 giờ một số liệu.

Hình 4.5: Thời kì triều lên tại Cửa Thuận An lúc 1 giờ 32 phút ngày

28/5/2002

Hình 4.6: Thời kỳ triều xuống tại Thuận An lúc 6 giờ 37 phút ngày 28/5/2002

Để đánh giá độ chính xác giữa kết quả tính toán và kết quả thực đo ở đây sử dụng chỉ tiêu Nash – Sutcliffe (1970) để đánh giá (chi tiết tính toán hệ số Nash tại Phụ lục 7): 95 , 0 ) ( ) ( ) ( 1 2 1 1 2 ' 2 2 = − − − − = ∑ ∑ ∑ − − − − − n i i n i n i i i i x x x x x x F Trong đó: F2: là hệ số Nash xi: là giá trị thực đo thứ i ' i x : là giá trị tính toán thứ i −

x: là giá trị thực đo trung bình

Nhận xét: Từ số liệu thiết lập điều kiện biên triều từ các hằng số điều hòa, sử dụng mô hình tính toán kiểm nghiệm lại số liệu thực đo, cho thấy dao động mực nước thực đo và dao động mực nước tính toán có hệ số Nash (F2 = 0.95) R>0,8 cho nên sai số đảm bảo yêu cầu. Vì vậy, bộ thông số phục vụ tính toán được thiết lập là đảm bảo và sử dụng tính toán cho các trường hợp khác. (Chi tiết kết quả hiệu chỉnh mô hình triều tại phụ lục 3).

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển Thuận An -Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phòng tránh (Trang 76)