Một số khuyến nghị về giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục bậc THPT vùng bắc Lập Thạch - Vĩnh Phúc (Trang 100)

Giải pháp nâng cao chất lượng GD – ĐT là bài toán không đơn giản, nhất là ở những nước kinh tế yếu kém, thu nhập quốc gia thấp.

Ở Việt Nam, đây cũng là vấn đề vừa âm ỉ dai dẳng suốt mấy chục năm qua, vừa mang tính thời sự từng tuần từng tháng, chiếm dụng thời gian “đời người” của các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục tâm huyết.

Với giáo dục ở một vùng miền núi nghèo, luôn trong tình trạng thiếu thốn giáo viên, nhân viên và trình độ dân trí tương ứng, tìm ra một giải pháp nâng cao chất lượng không dễ. Song căn cứ vào khả năng chịu đựng gian khổ, căn cứ vào kết quả đạt được những năm qua, chúng tôi tin tưởng những giải pháp sau đây sẽ là những tham khảo hữu ích. Trong thực tế, giải pháp có nhiều. Với khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi chỉ đưa ra hai nhóm giải pháp như sau:

2.1. Nhóm giải pháp thuộc cơ chế chính sách

2.1.1.Giao thực quyền tự chủ tài chính đến Hiệu trưởng trường THPT. Bởi đặc thù này liên quan sâu sắc tới xuất phát điểm từng trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tính đến trong xét duyệt thi đua. Thực hiện qui tắc này còn kéo theo hai tác động tích cực khác là dân chủ công bằng trong tài chính và dân chủ công bằng trong thi đua, thi đua sẽ càng mạnh mẽ.

Quyền nâng lương, hạ lương, trả lương theo hiệu quả công việc được giao giúp khắc phục triệt để kiểu trả lương bao cấp, nâng lương theo kiểu “đến hẹn lại lên”, cứ có biên chế là có lương, cốt thêm người bớt việc, không đúng chuẩn ngạch hoặc năng lực yếu kém cũng được. Từ đó hiệu

2.1.2. Giao thực quyền tuyển dụng giáo viên, nhân viên đến hiệu trưởng: chính hiệu trưởng là người biết rõ nhất đơn vị mình yếu thiếu và đang cần đến những loại giáo viên, nhân viên nào để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Các phòng tổ chức, các sở Nội vụ thường lấy chỉ tiêu tỉnh giao, tập hợp nhu cầu từ đơn vị cơ sở sau đó tổ chức tuyển dụng rồi phân phối điều động. Các làm đó không sai và tồn tại suốt nửa thế kỷ qua là có lý do chính đáng. Tuy nhiên đến nay nó tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu mau lẹ kịp thời và năng lực đa dạng, dần trở nên nặng nề chậm chạp. Với hiệu trưởng tâm huyết họ sẵn sàng đốt đuốc đi tìm nhân tài. Điều này là khó với cơ quan tổ chức cấp trên mặc dù rất nhiều tỉnh có chính sách chiêu dụ hiền tài vì rất đơn giản rằng hiền tài cảm nhận được tình cảm trọng thị họ từ hiệu trưởng dễ hơn là từ chính sách.

2.1.3. Chọn, bổ nhiệm hiệu trưởng giỏi: nhiều người tưởng đó là việc đương nhiên, song không hề đơn giản. Trên thực tế bổ nhiệm thì dễ nhưng nếu chọn nhầm, người được bổ nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hiệu xuất thấp thì việc miễn nhiệm lại rất khó khăn.

2.1.4. Đảm bảo đủ cơ sở vật chất tối thiểu cho dạy và học, chấm dứt dần tình trạng học ca ba và tình trạng bất bình đẳng về hưởng thụ giáo dục trên bình diện chung cả nước, nhất là đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu “trường ra trường, lớp ra lớp” không chỉ gắn bó với nền kinh tế địa phương mà còn gắn bó với sự quan tâm của các nhà lãnh đạo xã hội. Ngoài sự đầu tư mỗi năm một tăng. Nhà nước đã phát hành trái phiếu Chính phủ dành cho chương trình kiên cố hoá trường học, mua sắm thiết bị dạy học. Bộ GD – ĐT đã ban hành các bộ mẫu thiết kế trường lớp, phòng thí nghiệm, phòng học thực hành bộ môn phê duyệt danh mục chuẩn thí nghiệm vừa làm cơ sở pháp lý, vừa hướng dẫn cập chuẩn để các địa phương dễ thực hiện. Vấn đề đặt ra sử dụng tiết kiệm hiệu quả nhất nguồn kinh phí được ưu ái này.

2.1.5. Xây dựng kiểu nhà trường thân thiện, học sinh tích cực: quan hệ nhà trường với học sinh, nhà giáo với học sinh dựa trên cơ sở kỷ cương, tình thương, trách nhiệm. Giáo viên cần có lòng yêu nghề, yêu trẻ, khoan dung độ lượng kết hợp với yêu cầu cao ở học sinh.

2.1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học.

2.2. Nhóm giải pháp cụ thể với giáo dục của vùng BLT-VP * Trong nhà trƣờng

2.2.1. Xác định rõ mục tiêu đào tạo là: nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ra sức phấn đấu dạy tốt - học tốt, đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010.

2.2.2. Tìm ra hướng đi mới trong phát triển giáo dục: thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục.

2.2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới công tác quản lý, đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy nhằm tạo ra bước đột phá quyết định trên con đường phát triển của nhà trường.

2.2.4. Ra sức chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên, rèn luyện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, cập nhập kiến thức thông tin giáo dục hiện đại, biến nhà trường thành trung tâm bồi dưỡng thường xuyên.

2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, đảm bảo chất lượng công trình theo hướng trường chuẩn quốc gia.

2.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học Đội ngũ giáo viên là điều kiện tiên quyết để hoàn thành nhiệm vụ. Số lượng, chất lượng ban đầu là trách nhiệm của Sở GD – ĐT. Đưa đội ngũ vào rèn luyện để trưởng thành về chuyên môn và bản lĩnh sư phạm là trách nhiệm của nhà trường.

* Ngoài nhà trƣờng

2.2.7. Tăng cường hơn nữa xã hội hoá giáo dục. Bản chất của xã hội hoá giáo dục là tăng cường sự tham gia của các cá nhân, các gia đình, các nhóm, các tổ chức và cộng đồng vào thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục.

2.2.8. Biện pháp quan trọng và hàng đầu là tuyên truyền giáo dục về pháp luật, đường lối, chủ trương chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước đến với người dân để nhân dân trong vùng ý thức sâu sắc hơn nữa về vai trò của giáo dục đối với cuộc sống.

chính sách thể hiện rõ vai trò chủ đạo của Nhà nước trong thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng xã hội trong giáo dục nhằm đem lại lợi ích cho cả người nghèo và người giàu, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững.

2.2.10. Các nghiên cứu về giáo dục cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là các nghiên cứu ở góc độ xã hội của giáo dục là rất quan trọng và cần thiết nhằm cung cấp thêm thông tin, gợi mở những suy nghĩ về giải pháp đổi mới tư duy và chính sách đầu tư cho giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anthony.Giddens. Sociology. United Kingdon, Black Well Publishers

Ltd. 1997. T. 420.

2. Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Đắc Hưng. Giáo dục Việt Nam hƣớng tới tƣơng lai, vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 2004.

3. Báo cáo số 71/BC. UBND huyện Lập Thạch 10/7/2007. 4. Báo cáo số 37/BC. UBND huyện Lập Thạch 23/7/2008.

5. Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu tập huấn bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục triển khai chƣơng trình sách giáo khoa trƣờng THPT năm 2005-2006.

6. http:// www. bachkhoatoanthu. gov.vn

7. Tonny Bilton và các đồng sự. Nhập môn xã hội học. Nxb Khoa học xã hội. HN. 1993.

8. Phạm Tất Dong. Nhân tố mới về con người và quan điểm về xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tạp chí khoa học giáo dục. Số 112, 113 năm 2004.

9. Lê Bạch Dương. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con ngƣời

của Việt Nam. Viện Xã hội học. Hà Nội. 2004.

10. Nguyễn Thị Thu Hà. Bài giảng xã hội học giáo dục. Hà Nội 2004. 11. Phạm Minh Hạc. Phát triển giáo dục, phát triển con ngƣời phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 2002.

12. Phạm Minh Hạc. “Giáo dục Việt Nam trƣớc ngƣỡng cửa thế kỷ XXI”. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2002.

13. Lê Ngọc Hùng. Xã hội học giáo dục. Nxb Lí luận chính trị. Hà Nội.

2006.

14. Khuất Thu Hồng. “Thái độ của các nhóm cƣ dân ở một vùng nông thôn đối với học vấn và nghề nghiệp của con cái” in trong cuốn: “Dân số đồng bằng Bắc Bộ: Những nghiên cứu từ góc độ xã hội học”. Phạm

Bích San. Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội. 1996.

15. Đỗ Thiên Kính. Phân hoá giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn

mức sống dân cƣ Việt Nam năm 1993. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

2003.

16. Đỗ Thiên Kính. Bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí xã hội học. Số 1/2005.

17. Luật Giáo dục năm 2005. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 2005.

18. Vũ Mạnh Lợi - Đỗ Thiên Kính. Tuyển tập các bài viết phân tích kết

quả khảo sát chung: Dự án nghiên cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi”. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 2007.

19. Các Mác - Ph. Ănghen toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

1995. T4. Tr.628.

20. Lê Nin toàn tập. Nxb Tiến bộ. Matxcơva. 1997. T37. Tr 89-93.

21. Ngân hàng Thế giới. Những ƣu tiên và chiến lƣợc cho giáo dục. Ngân hàng thế giới. Hà Nội. 1997.

22. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh. Phƣơng pháp nghiên cứu xã

hội học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2001.

23. Tổng cục thống kê. Điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam 2004. Nxb

Thống kê Hà Nội. 2005.

24. Đặng Thanh Trúc. Học vấn của cha mẹ và kết quả học tập ở trƣờng của trẻ em. Tạp chí xã hội học. Số 4/1994.

25. Nguyễn Thị Văn. Một vài khía cạnh về vấn đề giáo dục phổ thông ở

địa bàn nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Viện xã hội học Hà Nội.

1996.

26. Hoàng Đức Nhuận. Kết quả điều tra vai trò của nhà trƣờng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam. Viện xã

hội học. Hà Nội. 1995.

Biên bản số 1 Phụ huynh Tuổi: 50 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Làm ruộng Trình độ học vấn: Tiểu học H: Bác làm nghề gì ạ? Đ: Tôi làm nông nghiệp

H : Thế còn bác gái ạ? Bác gái làm nghề gì ạ?

Đ : Nhà tôi cũng đều làm nông nghiệp cả. Ở nông thôn này biết làm nghề gì ngoài nông nghiệp đâu.

H : Gia đình bác có mấy người con ạ?

Đ : Nhà tôi có 4 đứa. Đứa đầu thì nghỉ học lấy chồng rồi. Còn thằng thứ hai giờ đang đi làm công nhân dưới Hà Nội đấy. Hai đứa sau thì đang đi học.

H : Hai em học đến cấp nào rồi ạ?

Đ : Hai đứa đều học cấp 3, một đứa học lên lớp 12 rồi, còn đứa út thì cũng vừa thi vào lớp 10.

H : Bác có nói là đứa đầu nghỉ học lấy chồng, thế là nghỉ học ở cấp nào ạ? cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 ạ?

Đ : Đứa đấy nhà tôi thì học có đến lớp 9, tức là hết cấp 2 đấy bắt đầu sang cấp 3 thì nghỉ học.

H : Tại sao lại nghỉ học ạ?

Đ : Con bé đấy nhà tôi thì nó học kém lắm, kém hơn mấy đứa em sau này, vì học kém mà cho nên là nó không thích học. Học hết lớp 9 bảo nó đi thi vào cấp 3 thì nó bảo nó không học được, không thi được vào cấp 3 đâu, mà thi không được thì lại phải học ở cái gì ở dưới huyện đấy, học ở mãi dưới huyện xa quá nó không đi. Thế cho nên là thôi cũng đành cho nó nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ, cũng vừa cho nó lấy chồng rồi.

H : Thế hiện nay nhà bác là có 2 em đang học THPT đúng không ạ? Vậy việc phải chi tiêu cho học hành của các con có ảnh hưởng đến đời sống của gia đình không?

Đ : Có chứ. Chị bảo làm nông nghiệp như chúng tôi thì thu nhập ở đâu ra. Hạt thóc thì chỉ đủ ăn cho cả gia đình, ngoài ra thì chỉ có trông chờ được vào con lợn, con gà, chi tiêu một tí thôi là cũng phải bán cái gì đó đi thì mới có, chật vật lắm chứ, nói chung là khó khăn lắm.

H : Khó khăn như thế nào bác có thể kể cụ thể hơn được không ạ?

Đ : Thì chị xem, bảo là mình có lương bổng thì còn có đồng ra đồng vào. Nhưng đây thì mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào con gà, con lợn thôi, làm gì có tiền mà dự trữ. Những lúc con nó bảo nó phải đóng khoản này, khoản nọ gấp quá thì lại phải chạy đi vay mượn, đến phiên chợ thì phải bán vài con gà đi mà trả nợ. Mỗi chật lợn bán được vài đồng thì cũng không giám tiêu pha nhiều, cũng lại phải nghĩ đến việc tích cóp, giành giụm vào đấy nhỡ đến khi có việc gì cần thiết, hay con nó phải đóng góp cái gì thì có cái mà lo liệu. Đầu năm học này, cả hai đứa vào học cấp 3, tiền đóng góp, sách vở, quần áo, nếu không tích cóp dần thì gay lắm.

H : Vất vả như vậy, nhưng nếu sau này hai con bác đỗ đạt, muốn học lên đến Đại học chẳng hạn thì bác có tiếp tục cho con đi học không?

Đ : Học hành bây giờ đầu vào đã khó, đầu ra lại càng khó hơn. Cho con ăn học lên đến cao đẳng-đại học mà kinh tế gia đình đã liêu xiêu, đến lúc ra trường lại lo chạy cửa này, cửa nọ để cho con được biên chế, mà không biên chế được thì bấp bênh lắm. Cả nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng, con lợn, con gà mà học hành như vậy thì vay mượn cả đời, nản lắm.

H : Bác có dự định gì cho việc học hành của con cái không?

Đ : Tôi không có dự định gì cả, mà cũng có biết gì đâu mà dự định, tuỳ các con thôi.

H : Thế nhưng mà các con bác lại muốn học lên đến Cao đẳng-đại học thì sao ạ?

Đ : Điều kiện gia đình hạn hẹp, cái nữa là con cái nó cũng không học được, thôi thì chỉ cần chúng nó học có được cái bằng tốt nghiệp, nghe đâu

bây giờ cũng có nhiều nơi người ta tuyển dụng làm công nhân, sau rồi đi làm công nhân cũng được.

H : Vâng. Tức là bác cũng chỉ cần con đủ trình độ đi làm công nhân là được?

Đ : Vâng, điều kiện nhà mình thì cũng chỉ mong được như vậy thôi.

H : Vâng. Cám ơn bác vì buổi nói chuyện hôm nay ạ. Đ : Mình có thế nào thì giãi bày thế thôi, có gì đâu.

Biên bản số 2 Phụ huynh Tuổi: 49 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Làm mộc Trình độc học vấn: Lớp 7 H : Gia đình mình làm nghề gì hả bác?

Đ : Tôi làm mộc còn bà nhà tôi thì làm ruộng.

H : À, xưởng mộc ngay cạnh đây đúng không ạ? Đ : Đấy, xưởng ngay cạnh đấy.

H : Cháu thấy xưởng cũng khá lớn, vậy công việc ở xưởng có phát triển không ạ?

Đ : Cũng tạm tạm thôi, so với làm ruộng thì cũng khá hơn, gia đình sống nhờ vào cái nghề này thôi, chứ làm ruộng thì được bao nhiêu đâu.

H : Vậy với xưởng mộc này thì mình tự làm hay là phải thuê thêm người phụ giúp ạ?

Đ : Nói chung người nhà mình làm là chính, có thêm thằng cháu con ông anh nó làm cùng, một đứa nhà tôi cũng học xong phổ thông không đi đâu cũng ở nhà làm nghề với bố.

H : Bác có dự định hướng cho con cái vào làm nghề này với mình không? Đ : Cái đấy thì tuỳ vào con cái thôi, mình cũng không hướng gì cả, chỉ có

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục bậc THPT vùng bắc Lập Thạch - Vĩnh Phúc (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)