Vai trò của nhà quản lí giáo dục

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục bậc THPT vùng bắc Lập Thạch - Vĩnh Phúc (Trang 41)

1. Thực trạng giáo dục bậc THPT vùng BLT-VP

1.1.3.Vai trò của nhà quản lí giáo dục

Trong giáo dục yếu tố quyết định làm nên chất lượng chính là đội ngũ nhà giáo, tuy nhiên có một yếu tố đóng vai trò dẫn dắt hoạt động dạy học đó là những cán bộ quản lý giáo dục trong một cơ sở giáo dục. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Sự nghiệp đổi mới giáo dục thành công hay không một phần quan trọng phụ thuộc vào ở năng lực quản lý, điều hành của người hiệu trưởng”.

Giáo dục bậc THPT vùng BLT-VP gắn liền với sự ra đời của trường THPT Bình Sơn. Sau 5 năm thành lập dù chưa phải là nhiều nhưng qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng những gì mà trường làm được cho đến nay đã khẳng định phần nào vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí nơi đây.

Từ xuất phát điểm không mấy suôn sẻ với loại hình trường ban đầu là trường bán công. Vì là trường bán công nên phải tự lo lấy cơ sở vật chất, tự hợp đồng giáo viên, nhà nước chỉ hỗ trợ 25% kinh phí xây dựng cơ bản và 5 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong 3 năm đầu. Và theo đó gắn luôn với một thực trạng phân loại tự nhiên khác đang tồn tại thành nếp: học sinh chỉ thi vào trường công lập, trường công lập lấy đủ chỉ tiêu hệ A sau đó mới đến lượt trường bán công tuyển lại hệ B . Điều đó tương ứng với việc chất lượng tuyển sinh đầu vào yếu kém. Tại nơi chót cùng của tỉnh này, giáo viên điều động về theo hệ thống tổ chức trường công lập là rất khó khăn, biên chế thường không đủ và chính con em vùng Bắc Lập Thạch cũng không muốn về quê hương công tác. Trường bán công còn khó khăn hơn nhiều lần, vì giáo viên phải tự lo lấy dưới hình thức hợp đồng, trên thực tế giáo viên để hợp đồng cũng thiếu. Mặt khác học phí cũng không được phép tự hạch toán, tính đúng ,tính đủ chi phí nằm trong trần quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh từ năm 2000 đến nay chưa thay đổi.

Đến ngày 3/12/2003 trường được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chuyển đổi thành trường công lập. Sau 2 năm học nhờ trong tình trạng bị động, chỉ sau 3 năm đứng chân trên địa bàn mới, dưới sự điều hành của đội ngũ cán bộ quản lí đến nay trường đã có một cơ ngơi khang trang bề thế, hợp chuẩn với các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. Tuy rằng nhà trường vẫn đang còn nhiều thiếu thốn và khó khăn, song để có được tất cả những điều đó thì công sức và tâm huyết của đội ngũ các nhà quản lí giáo dục bỏ ra cũng không phải là nhỏ.

Qua ý kiến đánh giá của giáo viên, phụ huynh cũng như các cán bộ lãnh đạo địa phương đều đồng tình rằng: ban giám hiệu nhà trường là những người có năng lực quản lí và điều hành, biết dẫn dắt các hoạt động của nhà trường, gương mẫu và đức độ trong lối sống và luôn có một tầm nhìn chiến lược sâu rộng.

Phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh nhưng cũng với vai trò là một cán bộ địa phương đã cho biết:

giáo dục và đào tạo liên thông với các hiệu trưởng cấp 2 và các chủ tịch bí thư các xã vùng tuyển sinh. Đây là cách khơi dậy và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục đào tạo bậc dưới nhằm từng bước cải thiện chất lượng đầu vào lớp 10” (PVS Số 3- Phụ huynh, Nam, 51 tuổi, Cán bộ địa phương).

Công tác khuyến dạy, khuyến học luôn được ban giám hiệu quan tâm, phối hợp với các hội phụ huynh, các đơn vị sản xuất tranh thủ sự ủng hộ gây quỹ hỗ trợ cho học sinh nghèo và quỹ thu hút nhân tài, nhằm thu hút nguồn nhân lực cho giáo dục của vùng.

Lãnh đạo nhà trường luôn chú ý xây dựng khối đoàn kết tập thể có nguyên tắc, hiệu quả công việc là mục tiêu song song với dân chủ, công khai, công bằng trong đơn vị, do vậy giáo viên luôn yên tâm trong giảng dạy.

Luôn coi trọng công tác chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích vốn ăn sâu bám rễ trong phụ huynh, học sinh và không ít giáo viên, nhất là đội ngũ giáo “làng”. Do vậy luôn được nhân dân trong vùng tin tưởng và đồng tình.

Qua phỏng vấn sâu, phụ huynh học sinh đã tin tưởng cho biết rằng:

“Những năm trước chuyện thi cử của con cái nó nhiều tiêu cực lắm, mỗi lần con cái thi lên cấp 3 là xôn xao về chạy chọt cho con, chỉ khổ cho những người nghèo như chúng tôi, không có tiền thì con cái chịu thiệt thòi. Nhưng giờ thì yên tâm rồi, qua mấy năm tuyển sinh vừa rồi thấy là nhà trường rất nghiêm ngặt trong cái việc thi cử, không còn chuyện chạy trọt như trước nữa, phụ huynh chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn nhiều” (PVS Số 7- Phụ huynh, Nữ, 49 tuổi, Làm ruộng).

Còn giáo viên của trường cũng cho biết ý kiến:

“Hiệu trưởng là người làm việc rất nghiêm khắc, luôn có nguyên tắc, có kế hoạch, làm ra làm mà chơi ra chơi, nhưng cũng rất quan tâm đến đời sống giáo viên, hoà nhập với mọi người. Mình cảm thấy rất là nể phục thầy” (PVS Số 21- Giáo viên môn Sử, Nữ, 28 tuổi).

Hiệu trưởng là người vừa có “tâm” vừa có “tầm”, được đa số cán bộ giáo viên trong trường nể phục. Nể vì đức độ, gương mẫu, vì cách đối nhân

xử thế vì cái “tâm” của người hiệu trưởng, phục vì năng lực chuyên môn, năng lực quản lí, cách điều hành và xử lí mọi vấn đề của nhà trường.

Vai trò của người hiệu trưởng là rất quan trọng bởi vì hiệu trưởng nhà trường nắm giữ vai trò chủ đạo, cùng tập thể giáo viên quyết định thực thi các mục tiêu giáo dục.

1.2. Sự tham gia của cha mẹ vào giáo dục

Nền kinh tế xã hội của nước ta hiện nay đang có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ. Cũng như xã hội, gia đình đã trở thành một hệ thống mở hơn trước rất nhiều. Với những thay đổi này, gia đình đã có những tác động đáng kể đến kết quả học tập ở trường của con em họ và đến chất lượng chung của toàn xã hội. Giáo dục con cái nói chung và chăm lo đến việc học tập của con cái nói riêng ngày nay không chỉ là chức năng riêng của nhà trường mà nó còn là một chức năng quan trọng của gia đình. Kết quả học tập của mỗi học sinh và chất lượng giáo dục của mỗi vùng miền phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các bậc cha mẹ vào vấn đề giáo dục. Sự quan tâm của cha mẹ đến học tập của con cái một mặt giúp nâng cao kết quả học tập của con đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, mặt khác còn góp phần rèn luyện, thúc đẩy ý thức và định hướng trong học tập của mỗi học sinh. Nhận thức của cha mẹ về giá trị học vấn, mức độ quan tâm đầu tư của cha mẹ cho học tập của con cái... đều là những yếu tố có tác động trực tiếp đến kết quả học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai của con em họ. Giáo dục bậc THPT vùng BLT-VP cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Ở phần này, tác giả đi sâu vào tìm hiểu sự tham gia của cha mẹ vào vấn đề học tập của con cái ở vùng BLT-VP như thế nào? Qua việc tìm hiểu về quan niệm, nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị của học vấn, những quan niệm ấy được hiện thực hoá qua mức độ chi phí đầu tư cho vấn đề học tập của con cái như thế nào? Định hướng của cha mẹ trong học tập và nghề nghiệp của con cái ra sao? Tất cả những vấn đề này đang góp phần vào làm rõ thực trạng giáo dục bậc THPT vùng BLT-VP hiện nay.

Trong một nghiên cứu về vai trò của gia đình và công bằng xã hội trong giáo dục của James Coleman vào năm 1966. Trong cuốn sách “Cơ hội giáo dục công bằng” Coleman đã đưa ra quan điểm cho rằng: trên thực tế các yếu tố như mức chi ngân sách, chất lượng giáo viên, chương trình sách giáo khoa, bài giảng, thực hành, thực tập … Không phải là những yếu tố tác động mạnh nhất đối với kết quả học tập trong nhà trường. Theo ông gia đình với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và quan điểm giáo dục của bố mẹ mới là những yếu tố tác động trực tiếp tới động cơ học tập, chất lượng học tập và khả năng thành đạt của học sinh. [13]

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. Đối với người nông dân biết bao đời nay, ước mơ về sự thăng tiến xã hội của các gia đình vẫn được gửi gắm vào sự học hành của con cái. Trong xã hội phong kiến con đường để thăng tiến duy nhất là học hành - đỗ đạt và làm quan. Tầng lớp cao nhất của xã hội lúc đó là kẻ “sĩ - nông - công - thương”. Người nông dân dù nghèo khó đến đâu vẫn cố chắt chiu, thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học, mong sao chúng đỗ đạt làm quan để làm rạng rỡ tổ tông. Giấc mơ quan trường đã khuyến khích bao nhiêu thế hệ sĩ tử đi theo sự nghiệp lều chõng trong thời phong kiến và ngày nay được thay thế bằng giấc mơ “thoát ly” - thoát ly khỏi cảnh đồng ruộng quanh năm chân lấm tay bùn và hơn thế thoát ly là một sự thăng tiến, một vinh dự, một cơ hội để đổi đời. Rõ ràng là trong xã hội từ xưa đến nay giá trị của học vấn luôn luôn được coi trọng.

Nhận thức của cha mẹ về giá trị của học vấn là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến mức độ quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con cái. Những năm gần đây điều kiện kinh tế được cải thiện đã giúp các gia đình có thể quan tâm nhiều hơn cho học tập của con em mình, mặc dù mức độ còn có sự chênh lệch giữa các nhóm mức sống, trình độ văn hoá và khu vực địa lý. Trong đó khu vực nông thôn và miền núi thường là những vùng có mức độ cải thiện chậm nhất. Trong bối cảnh chung như vậy với các gia đình ở vùng BLT-VP, việc phải chịu nhiều sức ép về chi phí cho học tập của con cái là điều không thể tránh khỏi và có thể tác động đến việc đầu tư cho học tập của con.

Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, giá trị học hành vẫn được đề cao.

Bảng 10: Đánh giá của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của học vấn.

Mức độ quan trọng SL % Rất quan trọng 50 24 Quan trọng 142 70.5 Bình thường 10 5.5 Không quan trọng 0 0 Tổng 200 100

Qua số liệu điều tra cho thấy vai trò của học vấn được đánh giá rất cao, 24% trong số người được hỏi đánh giá là rất quan trọng và 70.5% đánh giá là quan trọng.

Tuy nhiên vẫn còn khoảng 5.5% trong số đó đánh giá là “bình thường” tức là rất thờ ơ với những giá trị của học vấn. Nhìn vào những số liệu trên ta có thể lạc quan rằng: đa số những người dân ở nơi đây đều nhận thức được vai trò quan trọng của học vấn đối với cuộc sống.

Động cơ cho con đi học thể hiện rõ ràng mong muốn con cái có kiến thức để có cuộc sống đỡ vất vả hơn và đầy đủ hơn cha mẹ.

“Đấy cô xem như vợ chồng tôi ngày trước không có học hành tử tế. Cái thời đấy nó khổ mà, mấy người đã học hành được, giờ chỉ biết có mỗi làm ruộng cả đời không được mở mày mở mặt, thiệt lắm chứ. Nên bây giờ dù là mình còn khó khăn nhưng cũng vẫn phải cố cho con cái nó ăn học, sau này mới hy vọng chúng nó khấm khá hơn được” (PVS Số 5- Phụ huynh, Nữ, 52 tuổi, Làm ruộng).

“Con người ta có học mới khôn ra được. Người được học hành có kiến thức thì làm gì cũng dễ dàng thuận lợi hơn. Lúc nào tôi cũng nói với con cái tôi như vậy, chỉ mong sao chúng nó học được thì khó khăn đến đâu cũng sẽ cố gắng để cho con học hành” (PVS Số 6- Phụ huynh, Nữ, 50 tuổi, Công nhân)

tri thức đang phát triển mạnh mẽ. Giờ đây giá trị của học vấn đã gắn liền với thực tế cuộc sống, tri thức không chỉ giúp con người ta thăng tiến trên con đường sự nghiệp, mà còn giúp con người ta đạt được những thành quả to lớn về mặt kinh tế, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Người dân nơi đây dù có quanh năm đầu tắt mặt tối với đồng ruộng để lo miếng cơm manh áo, hay cho dù nhận thức có hạn hẹp đến đâu đi chăng nữa thì họ cũng nhận thấy được rằng “con người ta có học mới khôn ra được”. Lại cụ thể hơn nữa hàng ngày ti vi, đài báo cũng nói rất nhiều đến vai trò của giáo dục, đến những thành quả do tri thức đem lại, rồi đến các buổi họp phụ huynh cho con, nhà trường, thầy cô giáo không ngừng tuyên truyền, nhắc nhở họ quan tâm đến việc học tập của con em. Và một thực tế nữa là ngày nay cơ chế tuyển dụng lao động đang đòi hỏi trình độ ngày càng khắt khe hơn, dù chỉ là tuyển dụng một công nhân lao động bậc thấp trong các nhà máy xí nghiệp thì điều kiện tối thiểu nhất mà con cái họ cần phải có đó là một tấm bằng tốt nghiệp THPT. Tất cả những điều đó vẫn đang diễn ra hàng ngày và giá trị của học vấn là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên về nhận thức chung là như vậy, song từ nhận thức đến hành động còn là một khoảng cách rất xa, những nhận thức, quan niệm của người dân về giá trị của học vấn được hiện thực hoá bằng những hành động cụ thể trong cuộc sống như thế nào lại là một vấn đề. Đi sâu vào tìm hiểu quan niệm của mỗi người dân nơi đây về giá trị của học vấn với một số câu hỏi khảo sát, tôi lại thu được kết quả dường như có phần chênh lệnh với những kết quả thu được ở trên. Với câu hỏi khảo sát: Ông (bà) sẽ lựa chọn hình thức đầu tư nào dưới đây trước nhất khi có tiền? Với các phương án trả lời được đưa ra là: (1) Đầu tư cho phát triển kinh tế gia đình; (2) Mua sắm đồ đạc trong gia đình; (3) Xây dựng sửa sang nhà cửa; (4) Đầu tư cho học tập của con cái; (5) Phương án khác. Kết quả chúng tôi thu lại được như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 11: Lựa chọn hình thức đầu tư trước nhất khi có điều kiện của các bậc cha mẹ vùng BLT-VP

Hình thức đầu tƣ trƣớc nhất SL %

Mua sắm đồ đạc trong gia đình 17 8.5 Đầu tư cho học tập của con cái 46 23

Xây dựng - sửa sang nhà cửa 59 29.5

Phương án khác 4 2

Tổng 200 100

Với câu hỏi này tác giả không có ý định đi vào tìm hiểu hay phân tích xem các bậc cha mẹ ở đây chi phí và đầu tư cho các khoản học tập cụ thể của con cái như thế nào? Các vấn đề này xin được đề cập ở phần sau, mà lựa chọn đầu tư ở đây muốn nói tới một sự lựa chọn đầu tư ở hình thức cao hơn trong giả định là khi họ có tiền, với mục đích là để làm rõ hơn cho quan niệm của người dân nơi đây về giá trị của học vấn. Kết quả thu lại được là: phần lớn những người được hỏi lựa chọn hình thức đầu tư trước nhất là cho phát triển kinh tế gia đình (37%) và xây dựng sửa sang nhà cửa (29.5%), lựa chọn đầu tư cho học tập của con cái chỉ chiếm (23%) trong thứ tự ưu tiên.

Như vậy về nhận thức chung thì đa số người dân vùng BLT-VP đều ý

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục bậc THPT vùng bắc Lập Thạch - Vĩnh Phúc (Trang 41)