1. Thực trạng giáo dục bậc THPT vùng BLT-VP
1.1.2. Đội ngũ giáo viên
Nhân dân ta từ xưa tới nay luôn luôn đề cao và coi trọng vai trò của người thầy giáo. Câu ca dao: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” đã thể hiện được tấm lòng đó. Điều đó cũng muốn nói lên rằng: để cho sự nghiệp giáo dục quốc gia phát triển thì nhà nước và xã hội cần phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ những người thầy. Thực tiễn giáo dục nước ta cũng đã khẳng định: điều kiện tiến quyết để nâng cao chất lượng giáo dục chính là chất lượng và động lực dạy học của đội ngũ giáo viên. Có một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, tận tuỵ hết lòng với nghề nghiệp là sự đảm bảo cơ bản cho thắng lợi của sự nghiệp giáo dục.
Vậy với vai trò là thành tố, là điều kiện cho phát triển giáo dục, đội ngũ giáo viên ở đây đã đáp ứng như thế nào? Qua nghiên cứu của luận văn cho thấy như sau:
1.1.2.1. Số lƣợng và cơ cấu đội ngũ giáo viên * Số lƣợng giáo viên
Bảng 1: Số lượng giáo viên từng bộ môn và các biên chế khác của trường THPT Bình Sơn, năm học 2007-2008
Môn học Số GV theo định chuẩn Số GV thực tế Số GV thừa so với định chuẩn Số GV thiếu so với định chuẩn 1. Văn 8 7 0 1 2. Sử 3 3 0 0 3. Địa 3 1 0 2 4.Toán 10 6 0 4
5. Lý 6 5 0 1 6. Hoá 6 3 0 3 7. Sinh 4 4 0 0 8.T.Anh 7 4 0 3 9.KTCN 2 1 0 1 10.TD 3 3 0 0 11.Tin 4 1 0 3 12. GDCD 3 2 0 1 13. KTNN 2 3 1 0 Tổng 61 43 1 19 Các biên chế khác 1. CBQL 4 3 0 1 2.Thư viện 2 0 0 2 3. Văn phòng 1 0 0 1 4. Kế toán 1 1 0 0 5. Thí nghiệm 2 0 0 2 Tổng 10 4 0 6
(Nguồn: Số liệu trường THPT Bình Sơn năm học 2007-2008)
Phân tích các chỉ số thống kê về đội ngũ giáo viên bậc THPT vùng BLT-VP chúng tôi nhận thấy:
Đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu nhiều (19 giáo viên; 1 cán bộ quản lý, 5 nhân viên hành chính) so với nhu cầu thực tế; khả năng đáp ứng chỉ có 1.23 giáo viên so với quy định hiện hành của Bộ GD – ĐT là 2.25 giáo viên/lớp. Cụ thể những môn thiếu giáo viên như: Địa lý (1/3), toán (4/10); Hoá (3/6); T.Anh (4/7); Tin (1/4). Đây là những môn chính nhưng lại luôn ở trình trạng thiếu trầm trọng nhất. Chỉ có 3 môn đảm bảo đủ giáo viên như môn Sử (3/3); môn Sinh(4/4); Thể Dục (3/3), chỉ có môn Kỹ thuật nông nghiệp thừa giáo viên (2/1). Mặc dù số lượng giáo viên liên tục được bổ sung,
song số giáo viên chuyển đi hàng năm tương đối nhiều, trong khi đó quy mô trường lớp ngày càng tăng và mở rộng do vậy tình trạng thiếu giáo viên luôn là vấn đề rất khó khắc phục.
Tổng số giáo viên hiện có là 43 giáo viên, tuy nhiên số giáo viên thực dạy lại giảm đi nhiều, chỉ có 34 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy vì biến động về số lượng bởi các lí do như: giáo viên nghỉ chế độ (3) và giáo viên đi học cao học (6). Do đó vốn đã thiếu giáo viên nay lại càng trở nên thiếu trầm trọng hơn.
Ngoài ra, không chỉ thiếu giáo viên mà số cán bộ nhân viên phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của nhà trường cũng rơi vào tình trạng đó. Nhu cầu cần có của nhà trường là 6 nhân viên, tuy nhiên số cán bộ nhân viên hiện tại đáp ứng chỉ có 1.
Để phục vụ cho công tác dạy học và đảm bảo được số giờ lên lớp cho học sinh nhà trường đã phải hợp đồng với một số lượng lớn giáo viên, nhân viên ở bên ngoài và kéo theo đó là một gánh nặng tương đối lớn cho nhà trường đó là phải san sẻ nguồn kinh phí hạn hẹp để chi trả cho nguồn lương của giáo viên hợp đồng.
* Cơ cấu đội ngũ giáo viên
- Về tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ giáo viên bậc THPT vùng BLT- VP.
Bảng 2: Thống kê về tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ giáo viên
Tuổi đời Tuổi nghề
Dưới 30 30-dưới 40 40- dưới 50 50- dưới 60 Dưới 5 năm 5 năm- dưới 10 năm 10 năm- dưới 20 Trên 20 SL 37 5 0 2 37 5 0 2 % 86 11.6 0 4.6 86 11.6 0 4.6
Qua bảng thống kê cho thấy đội ngũ giáo viên ở đây còn rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề (86% từ 30 tuổi trở xuống và tuổi nghề 86% có tuổi nghề dưới 5 năm).
Hiệu trưởng nhà trường đã nhận xét: “Mặc dù đội ngũ giáo viên còn rất trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nhưng đó không phải hạn chế mà nó lại phát huy những lợi thế tích cực. Đó là sự năng nổ, nhiệt tình trong mọi hoạt động của nhà trường, trong đổi mới tư duy phương pháp dạy học và nâng cao năng lực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nhanh nhạy trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin tiếp cận,cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại” (PVS Số 31-Hiệu trưởng trường THPT Bình Sơn, Nam, 52 tuổi).
- Cơ cấu dân tộc, giới tính, nơi xuất thân
Bảng 3: Thống kê về cơ cấu dân tộc, giới tính, nơi xuất thân của đội ngũ giáo viên bậc THPT vùng BLT-VP
Tổng số giáo viên
Dân tộc Giới tính Nơi xuất thân
43 Kinh DTTS Nam Nữ Trong huyện Ngoài huyện Tỉnh khác SL 41 2 23 20 15 24 4 % 95.3 4.6 53.4 46.5 34.8 55.8 9.3
(Nguồn: Số liệu trường THPT Bình Sơn năm học 2007-2008)
Về cơ cấu dân tộc: đa số giáo viên là dân tộc Kinh (95.3%) chỉ có 4.6% giáo viên là người dân tộc thiểu số.
Về cơ cấu giới tính thì tương đối cân bằng giữa giáo viên nam và nữ, trong đó giáo viên nam chiếm 53.4% và nữ là 46.5%, tỉ lệ giáo viên nam cao hơn nữ tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể.
Qua tìm hiểu về nơi xuất thân của đội ngũ giáo viên bậc THPT vùng tại Bắc Lập Thạch cho thấy tỉ lệ giáo viên đến từ các huyện ngoài chiếm đa số (55.8%); giáo viên trong huyện chỉ có (34.8%) và giáo viên tỉnh ngoài chỉ chiếm 9.3%. Cơ cấu này lý giải cho sự bất ổn định của đội ngũ giáo viên cả
về tâm lý cũng như về số lượng do thuyên chuyển công tác hàng năm, có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của vùng.
1.1.2.2. Trình độ học vấn, nguồn đào tạo và phƣơng pháp giảng dạy * Trình độ học vấn
Bảng 4: Thống kê về trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên bậc THPT vùng BLT-VP
Trình độ học vấn của giáo viên
Tổng số GV Cao đẳng Đại học Đang học sau ĐH Thạc sỹ SL 43 1 36 6 1 % 100 2.3 83.7 13.9 0.1
(Nguồn: Số liệu trường THPT Bình Sơn năm học 2007-2008)
Theo quy định của Bộ GD – ĐT chuẩn đào tạo của giáo viên bậc THPT phải có trình độ đại học trở lên theo từng chuyên ngành. Nhìn vào những số liệu trên chúng ta thấy rằng: đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên bậc THPT vùng Bắc Lập Thạch có trình độ khá đồng đều và đa số đã đạt chuẩn trong đó có 13.9% đang đào tạo trên chuẩn .Như vậy là mức độ đạt chuẩn tương đối cao, đặc biệt là ở một khu vực giáo dục miền núi như vùng BLT-VP với một đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo như vậy, ở một góc độ nào đó chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào đội ngũ những người thầy sẽ mang lại một sự đổi mới cho vùng quê nghèo khó này nhờ vào tri thức, học vấn mà họ đã trang bị cho thế hệ trẻ nơi đây.
* Nguồn đào tạo giáo viên
Bảng 5: Thống kê nguồn đào tạo của đội ngũ giáo viên bậc THPT vùng BLT-VP
Nguồn đào tạo giáo viên
Tổng Giáo viên ĐH SP I ĐH SP II ĐHSP khác ĐH ngoài hệ SP 43 11 10 20 2
% 25.5 23.2 46.5 4.6 (Nguồn: Số liệu trường THPT Bình Sơn năm học 2007-2008)
Số liệu thống kê về nguồn đào tạo giáo viên của bậc THPT vùng BLT- VP cho thấy như sau:
Số giáo viên được đào tạo ở trường Đại học sư phạm I chiếm tỷ lệ là 25.5%; trường ĐHSP II chiếm tỷ lệ là 23.2%; Các trường Đại học sư phạm khác (như Thái Nguyên, Việt Bắc…) chiếm 46.5%, còn lại được đào tạo từ các trường đại học ngoài sư phạm chiếm 4.6%. Như vậy chủ yếu giáo viên được đào tạo từ các nguồn đại học sư phạm, hệ ngoài sư phạm chiếm tỉ lệ rất ít, cho thấy mức độ đạt chuẩn khá cao, có khả năng đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của giảng dạy.
* Phƣơng pháp giảng dạy
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chương trình, sách giáo khoa, thi củ tuyển sinh, đội ngũ thầy cô giáo, cơ sở vật chất trang thiết bị, sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, chính quyền đoàn thể…Trong các yếu tố đó thì đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lí chính là yếu tố quyết định.
Thầy cô có uy tín, có tài năng sư phạm sẽ tạo nên hứng thú học tập cho học sinh, từ đó sẽ định hướng, tác động các em trong việc xây dựng ý thức, thái độ học tập, hình thành nhân cách, giáo viên giúp học sinh đánh giá đúng khả năng, năng lực học tập của mình, đồng thời người thầy cũng là điểm tựa vững chắc để từ đó giúp các em vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trong học tập để đạt kết quả cao nhất. Ông cha ta thường có câu: “không thầy đố mày làm nên”, thực tế cho thấy phải có thầy giỏi mới có trò giỏi, thầy say sưa với chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp thì trò mới say mê học tập và học tập có kết quả.
Khảo sát cụ thể về phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên bậc THPT vùng BLT – VP cho thấy như sau:
Bảng 6: Phương pháp giảng dạy thầy cô thường sử dụng
Phƣơng pháp SL %
Giảng - đọc ghi 159 79
Giảng - học sinh tự ghi 21 11.5
Thảo luận- nhận xét tổng hợp 11 6
Tổng 200 100
Quan sát ý kiến của học sinh về phương pháp giảng dạy của thầy cô, phần lớn các em cho rằng thầy cô thường sử dụng phương pháp giảng- đọc ghi, chiếm tỉ lệ cao nhất 79%; ngoài ra các phương pháp khác giáo viên thường ít sử dụng hơn như phương pháp giảng- học sinh tự ghi chiếm 11.5%; còn lại các phương pháp như đọc- chép chỉ chiếm 3.5%; phương pháp thảo luận - nhận xét tổng hợp chiếm 6%.
Vậy học sinh đã thích ứng như thế nào với phương pháp giảng dạy của giáo viên? Qua thảo luận nhóm các em học sinh đã cho biết ý kiến như sau:
Hộp 1: Trích phỏng vấn nhóm học sinh trường THPT Bình Sơn
Hỏi: Trong các phương pháp giảng dạy của thầy cô, các em thấy thích phương pháp nào nhất?
Đáp:
(1). Em thì thường là thích thầy cô giảng, đầu tiên là thầy cô phải giảng để cho mình hiểu bài, sau đó thì thầy cô sẽ hệ thống lại và cho mình ghi, như vậy thì mình dễ hiểu bài hơn.
(2). Em cũng thích thầy cô giảng rồi đọc cho ghi, như thế mình vừa có thể tập trung vào nghe giảng, sau đó lại được ghi chép đầy đủ, về nhà sẽ dễ dàng hơn cho mình ôn lại bài.
Hỏi: Tại sao các em không ghi chép theo ý hiểu của mình? Ví dụ thầy cô giảng sau đó bọn em tự ghi hoặc cho các em thảo luận trao đổi một vấn đề nào đó sau đó thầy cô nhận xét và các em tự ghi.
(2). Như thế thì khó lắm, mỗi người hiểu theo một ý, mà cũng không biết là mình hiểu đã đúng chưa?
(3). Nếu vừa nghe giảng mà vừa ghi bài nữa thì không thể nào ghi được đầy đủ. Tuỳ từng môn, nếu những môn có công thức hay tính toán thì mình có thể tự ghi được, nhưng lại sợ không chính xác, còn những môn dài như
môn sử, văn, địa thì thường thầy cô phải vừa giảng vừa đọc cho ghi thì mới ghi được kịp và đủ ý.
(10) Thầy cô cho thảo luận thì trong lớp chỉ có vài bạn tập trung vào thảo luận và phát biểu ý kiến. Còn phần lớn các bạn nói chuyện, làm việc riêng khi thầy cô gọi phát biểu thì chẳng ai phát biểu được cả.
Như vậy phần lớn học sinh tỏ ra thích ứng với phương pháp giảng dạy mà giáo viên thường hay sử dụng đó là phương pháp: giảng - đọc ghi, vì theo ý kiến của các em: đây là phương pháp vừa có thể được nghe giảng để hiểu bài, vừa được ghi chép bài vở đầy đủ, thuận lợi để các em có thể ôn lại bài khi về nhà. Còn các phương pháp khác thì học sinh tỏ ra không dễ thích ứng lắm.
Trong phương pháp dạy học hiện đại ngày nay, giáo viên được khuyến khích sử dụng biện pháp khơi gợi vấn đề, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập với sự hỗ trợ của các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại. Tuy nhiên tại đây phương pháp giảng dạy đó dường như vẫn chưa được sử dụng phổ biến vì học sinh tỏ ra không tích cực với các phương pháp đó. Qua phỏng vấn sâu giáo viên cũng cho biết rằng:
“Do mặt bằng chung của học sinh không đồng đều nên rất khó để áp dụng các phương pháp tích cực hoá vai trò của học sinh, bởi vì những phương pháp này đòi hỏi học sinh phải chủ động và tích cực thì mới có hiệu quả” (PVS Số 26- Giáo viên Tiếng Anh, Nữ, 30 tuổi).
Giáo viên cần tích cực hơn để hướng học sinh đến các phương pháp dạy học mới, giúp học sinh chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức và hoạt động học tập của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các bậc học cao hơn.
Khảo sát bằng bảng hỏi đối với học sinh bậc THPT tại vùng BLT-VP cho thấy, học sinh rất nhạy cảm với chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo bộ môn. Chẳng những chất lượng lĩnh hội kiến thức của các em mà cả hứng thú học tập, lòng ham mê đối với bộ môn học cũng phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ, giảng dạy của từng giáo viên.
Khi hỏi các em về những lí do nào khiến các em ham thích nhất một môn học cho thấy kết quả như sau: (có thể chọn nhiều lí do)
Bảng 7: Lí do học sinh thích một môn học
Và khi chúng tôi lại hỏi các em về những lý do nào khiến các em chán nhất một môn học thì kết quả cho thấy.
Bảng 8: Lí do học sinh chán một môn học
Lí do %
Vì thầy cô dạy khó hiểu 41
Vì thầy cô không công bằng 36
Vì em học kém môn đó 24.2
Vì thầy cô không quan tâm đến học sinh 13.5 Vì thầy cô quá nghiêm khắc 27.3
Từ sự bộc lộ của các em học sinh cho thấy rõ ràng rằng phẩm chất nhiều mặt của người giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc kích thích trí tuệ, hứng thú của học sinh đối với bộ môn mà mình phụ trách. Trước hết đó là trình độ chuyên môn về truyền thụ kiến thức dễ hiểu và hấp dẫn của giáo viên bộ môn. Lí do “ thầy cô giáo dạy hay” là lí do hàng đầu khiến hầu hết các em ham thích nhất một môn học. “thầy cô dạy khó hiểu” cũng là lí do có tỉ lệ cao tương đương khiến các em cảm thấy chán nhất một môn học.
Nhưng ngay bên cạnh về trình độ chuyên môn, thì các yế tố thuộc về cách thức tổ chức giảng dạy của giáo viên trên lớp như: thái độ đối với học sinh; thầy cô công bằng hay không công bằng; dễ tính hay quá nghiêm khắc; gần gũi hay không quan tâm vv…cũng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hứng thú học tập của các em.
Khảo sát tại địa bàn về mức độ quan tâm của giáo viên đến học sinh cho
Lí do Tỉ lệ
Vì thầy cô dạy hay 57.5 Vì thầy cô công bằng 46.5 Vì em giỏi môn đó 33.5 Vì thầy cô gần gũi học sinh 34 Vì thầy cô dễ tính 17
Bảng 9: Sự công bằng của giáo viên trong mức độ quan tâm đến học sinh
Quan tâm của giáo viên SL %
Chỉ quan tâm đến học sinh giỏi 38 19 Chỉ quan tâm học sinh kém 25 12.5 Quan tâm tất cả học sinh 125 62.5