Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán và tạo ra lợi nhuận tại Công ty TNHH Hoàng Gia (Trang 48)

III. Lưu chuyển từ hoạt động tài chinh

3.2.1. Khả năng thanh toán

Đây là vấn đề quan tâm nhất của công ty trong những năm qua và đặc biệt là vào cuối năm 2010. Tỉ trọng của nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là tổng số nguồn vốn mà công ty đang quản lý và sử dụng chủ yếu là do vốn chủ sỡ hữu mà có. Như vậy, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của công ty sẽ tăng lên khi tình hình kinh tế có nhiều biến động. Tỉ trọng nợ ngắn hạn chiếm cũng không nhiều trong tổng nguồn vốn. Kết hợp với phần phân tích khả năng thanh toán cũng như khả năng thanh toán tức thời của công ty không được cao. Do vậy biện pháp đưa ra ở đây là công ty cần phải có một giải pháp tăng nợ vay ngắn hạn , có thể là cả vay trung và dài hạn. Vay ngắn hạn trong công ty chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng nên công ty có thể gia hạn nợ những khoản đến hạn phải trả và chiếm dụng vốn từ tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Những biện pháp này sẽ làm giảm một phần gánh nặng nợ nần, gánh nặng rủi ro thanh toán cho công ty trong trước mắt.

Vấn đề đặt ra cho chủ doanh nghiệp là phải có được cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn chủ sỡ hữu và vốn vay. Vì những “thiệt hại” khi doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ là không nhỏ:

Doanh nghiệp sẽ tự gánh hết rủi ro trong tình hình nển kinh tế biến động (lạm phát, khủng hoảng tài chính hay do chính sách vĩ mô của nhà nước) mà không xan sẻ cho thành phần khác như ngân hang, nhà cung cấp… Đây được coi là hành

vi “ mang trứng trong cùng một giỏ” khi xảy ra rủi ro thì tổn thất sẽ là lớn nhất cho chủ sở hữu. Mặt khác khi gặp điều kiện thuận lợi chủ doanh nghiệp sẽ không khuếch đại được lợi nhuận của công ty cũng như không sử dụng được những tác động tích cực từ đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên không phải vì thế mà sở dụng vốn vay sẽ an toàn hơn. Khi doanh nghiệp hoạt động phụ thuộc nhiều vào vốn vay cũng có những tác động tiêu cực tương tự khi ta chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn hợp lý, vững chắc trong các điều kiện nền kinh tế đầy biền động như hiện nay.

Năng lực thanh toán của công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các khoản tiền nợ của Công ty, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua đó có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của Công ty: không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.

Năng lực thanh toán của Công ty gồm: thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nợ dài hạn. Thanh toán nợ ngắn hạn chủ yếu trông vào vốn lưu động và tài sản lưu động của Công ty làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt và các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chinh của Công ty. Vì thế doanh nghiệp đã chọn phương án an toàn là tỉ lệ nợ rất thấp. Tuy nhiện việc này không làm khuếch đại được lợi nhuận. Do đó, trong Bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý cần phải quan tâm đến mối quan hệ đối ứng của các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, phải dùng tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, Công ty nên có một cơ chế quản lý tài sản lưu động hợp lý:

- Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn để tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lí do nào đó yêu cầu thanh toán ngay.

- Đối với hàng tồn kho: hàng tồn kho của công ty chủ yếu là sản phẩm Siêu phân bón NEB-26 Hoa Kỳ và nội thất cao cấp chuẩn bị phục vụ cho các dự án năm 2012. Về sản phẩm nội thất cao cấp đây là hàng đã được đặt hàng trước để xuất cho đối tác nhưng đối tác chưa nhập vì thế không thể giảm hàng tồn kho này được. Sản phẩm siêu phân bón được dự trữ cho dự án cánh đồng mẫu sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao huyện Yên Khánh đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt. Vì thế

để giảm lượng hàng tồn kho này công ty phải nhanh chóng thúc đẩy hoạt động bán hàng cho các đối tác trong thời gian sớm nhất.

Như vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, Công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý tài sản và quản lý tiền mặt phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế để tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh nội thất công ty cần thương lượng với nhà cung cấp Xuân Hòa để có được hàng hóa trong thời gian sớm nhất khi khách hàng cần mà không phải mua về dự trữ quá nhiều như các năm trước. Sản phẩm siêu phân bón NEB-26 là sản phẩm mùa vụ nhưng độc quyền nên công ty cần xác định chính xác nhu cầu của bà con nông dân từ đó lên phương án kinh doanh cụ thể cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán và tạo ra lợi nhuận tại Công ty TNHH Hoàng Gia (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w