Nội dung; giải phap

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bán hàng tại công ty TNHH Vận tải Tuấn Anh (Trang 39)

- Nghiên cứu tính thực hiện Thị trường hiện tạ

2. Nội dung; giải phap

2.1. Xây dựng, thiết lập quan hệ bạn hàng

Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, sức hút của đối thủ cạnh ttranh, để giữ được khách hàng của mình đồi hỏi công ty cần thiết lập quan hệ giữa bạn hàng, củng cố mối quan hệ mật thiết, xây dựng trên tinh thần hữu nghị hợp tác cùng phát triển. Công ty phải liên lạc, tham gia đầy đủ các cuộc hội nghị tổng kết, hội thảo do đơn vị liên quan tổ chức nhằm nắm bắt thông tin, kịp thời và chính xác phản hồi giúp đỡ bạn hàng những khó khăn trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp mình. Việc liên kết hàng hóa trong cùng nghành rất có lợi về nhiều mặt, doanh nghiệp không thể đơn phương kinh doanh và gặp nhiều bất lợi. Bên cạnh, công ty có thể tổ chức hội nghị khách hàng để thu hút lượng khách hàng lớn, tạo điều kiện gặp gỡ giữa các đơn vị cùng đưa ra ý kiến để tránh những hạn chế mắc phải.

Tổ chức hội nghị khách hàng: lên kế hoạch cho những khách mời quan trọng, khách hàng lớn tham dự chương trình, tạo bầu không khí thân mật trọng hội nghị, thu thập ý kiến từ nhiều phía để nắm bắt thông tin nhu cầu của họ. Tìm ra ưu nhược điểm trong hội nghị và ưu nhược trong công tác tiêu thụ để từ đó tránh những rủi ro không đáng có. Trong hội nghị khách hàng cần đưa ra những thiếu sót, vướng mắc công ty gặp phải trong quá trình tiêu thụ, trong công tác bán hàng. Công ty thông qua hội nghị khách hàng công bố những ưu đãi, chính sách…để khách hàng nắm rõ những dự án, điều kiện thuận lợi và có quyết định hợp lý.

Với khách hàng trọng điểm, củng cố mối quan hệ và duy trì chữ tín về khâu giao hàng, chủng loại, số lượng… tiến độ giao hàng. Đáp ứng những điều trên, công ty sẽ hạn chế những bất cập, xây dựng được chữ tín là công ty đã đi gần tới thành công trong kinh doanh thương mại.

Trong việc mua bán, chiết khấu, giảm giá…đôi khi bạn hàng gặp khó khăn và chưa kịp thời thanh toán như cam kết. Trong trường hợp này công ty nên linh động tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian để khắc phục sự cố đồng

thời có thể thanh toán cho công ty như thỏa thuận. Hơn hết là củng cố mối làm ăn, gắn bó lâu dài đạt kết quả cao.

=> Một số vấn đề về việc thiết lập mối quan hệ bạn hàng, một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh hiện nay. Thực hiện được vấn đề trên công ty sẽ xây dựng và củng cố được mối quan hệ làm ăn, gắn bó giữ vững khách hàng, phát huy việc tiêu thụ hàng hóa.

2.2. Tăng cường công tác tiếp thị

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường. Công ty cần có riêng bộ phận marketing hay còn gọi là công tác tiếp thị. Có nhiều định nghĩa khác nhau là xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm sử dụng. Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, vì vậy họ định nghĩa marketing như các hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Người trung gian như bán buôn, bán lẻ _ những người đang hi vọng họ có được dữ trữ tồn kho thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan này. Nhà quản trị nhận thức với kinh doanh thương mại, thị trường là trung tâm của nền kinh tế, doanh nghiệp tồn tại và phát triển như thế nào phụ thuộc sự chấp nhận của thị trường, chính là doanh nghiệp cần có thủ thuật và phương phap tốt, và điều đó cần có ở marketing.

Công ty cần đưa ra bộ phận mang tính chuyên nghiệp, am hiểu, có kĩ năng về kinh doanh, với mỗi giai đoạn mỗi thời điểm có thể đưa ra chiến lược hợp lý nhờ nghiên cứu thị trường, thâm nhập thị trường khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn một loại sản phẩm bằng cách giảm giá, quảng cáo nhấn mạnh nhiều lợi ích của sản phẩm, làm cho sản phẩm sẵn có ở nhiều địa điểm.

Bảng 9: Một số tiêu chuẩn hoạt động được sử dung A. Về lượng bán hàng.

1/ Tổng lượng bán

2/ Lượng bán theo sản phẩm và dòng sản phẩm 3/ Lượng bán theo vùng địa lý

5/ Lượng bán theo cỡ đơn đặt hàng 6/ Lượng bán theo khu vực

7/ Tỷ lệ % thay đổi trong lượng bán B: Sự thỏa mãn khách hàng

1/ Số lượng đã mua

2/ Mức độ trung thành nhãn hiệu 3/ Số lượng thư khiếu nại

Trong công tác nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường đối với công ty cần khai thác tài liệu sẵn có như kê khai định kỳ khách hàng về doanh thu lợi nhuận, khả năng đầu tư và quy mô tiêu thụ, tài liệu này thường được công khai và công bố trong công ty, ngoài ra bộ phận marketing lập hồ sỏ khách hàng đánh giá theo hồ sơ để đưa ra quyết định tới phòng kinh doanh. Để tạo nên kênh phân phối hoạt động có hiệu quả việc thiết lập kênh và quản lý kênh cần có sự thuyết phục.

2.3.Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm.

- Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất so với doanh nghiệp thương mại, việc quản lý chất lượng sản phẩm là khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp thương mại quản lý chất lượng sản phẩm nhiều cách khác nhau. Một số mặt hàng có thời gian ngắn không thể sắp xếp cùng với những mặt hàng có thời hạn lâu, bằng cách sắp xếp hàng hóa, phân loại, bởi sản phẩm của những người sản xuất này được yêu cầu bởi các nhà sản xuất khác các doanh nghiệp trung gian và người tiêu dùng trên thị trường. Phân loại hàng hóa là quá trình giải quyết sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu dùng. Trước khi tăng cường quản lý chất lượng công ty cần đặt ra câu hỏi như:

+/ Người tiêu dùng cần gì?

+/ Làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu đó? +/ Quy mô thị trường là bao nhiêu?

+/ Sự tăng trưởng của thị trường như thế nào?

Khi nắm được mục tiêu đề ra, việc bổ sung và tăng thêm để quản lý chất lượng có hiệu quả sẽ đạt mức độ cao hơn. Dù trên hình thức nào thì điều cốt lõi của việc tăng cường chất lượng sản phẩm là hướng tới quyết định của người mua.

+/ Nhận ra được vấn đề: Khi nhu cầu được nhận biết bởi nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài tác động người tiêu dùng có thể lựa chọn nhu cầu hay vấn đề phát sinh

+/ Tìm kiếm thông tin: là những thông tin bên trong và thông tin ngoài. Những sản phẩm được tiêu dùng thường xuyên người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, bởi trong suy nghĩ những sản phẩm đó đã qua thực tế về sử dụng về thương hiệu, đó là những sản phẩm hàng ngày, trong sinh hoạt như dầu gội, bánh kẹo… những tên tuổi đã tồn tại từ trước. Tuy nhiên những thông tin bên ngoài lại vô cùng có ích khi người mua thiếu khả năng phán đoán, là nguồn từ bạn bè, thông tin mạng, truyền hình, sách báo, nguồn từ các nhà thị trường chi phối,quảng cáo… rất nhiều thông tin khác nhau ảnh hưởng đến quyêt định mua làm chất lượng sản phẩm thay đổi.

- Không chỉ người sản xuất mới quản lý chất lượng đồng bộ, người làm trung gian thương mại cũng theo dõi chất lượng từ lúc nhập hàng, chuyển hàng lên xe đền lúc hàng tới tay người tiêu dùng và được chấp nhận.

- Một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả là phải biết nhận thấy sự khác biệt sản phẩm trong khiếm khuyết như đóng gói, thông số…nếu nhận thấy và không được khắc phục kịp thời cũng không được coi là hiệu quả.

- Cũng như tất cả công việc khác, việc tăng chất lượng cũng phải có chi phí thích hợp, có những chi phí cho các biện pap dự phòng như đối với chương trình nghiên cứu, nghiên cứu để đi sâu về nhu cầu sản phẩm mà chất lượng của khách hàng, định giá chi phí…doanh nghiệp dùng biện phap, kế hoạch,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bán hàng tại công ty TNHH Vận tải Tuấn Anh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w