Cầm cố, thế chấp tài sản đối với doanh nghiệp quốc doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP (Trang 35 - 38)

Đối với thành phần kinh tế quốc doanh, khi cho vay Ngân hàng chủ yếu dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng thi công các công trình xây dựng cơ bản và bảng tổng kết tài sản của đơn vị vay vốn. Đây là hình thức cho vay tín chấp, việc cho vay như vậy đã dẫn đến rủi ro không nhỏ cho Ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về tài sản đảm bảo tiền vay, các doanh nghiệp Nhà Nước khi vay vốn Ngân hàng có

thể thoả thuận với Ngân hàng về việc phải thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay hay không và mức độ cho vay tối đa không được quá mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, trong một số trường hợp đơn vị có tài sản đảm bảo chắc chắn thì Ngân hàng có thể xét duyệt cho vay tối đa 80% giá trị tài sản thế chấp). Đây là vấn đề nan giải đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp nói riêng. Bởi lẽ, nếu thực hiện tốt theo nghị định này thì khả năng rủi ro có thể xảy ra, vì hầu hết các đơn vị xây lắp có giá trị tài sản cố định và nguồn vốn tự có rất thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh, nhu cầu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thi công xây dựng cơ bản. Khi đó nếu số tiền Ngân hàng cho vay vượt quá mức quy định thì Ngân hàng phải ngưng ngay việc cho vay và tiến hành thu nợ để giảm dư nợ đến mức cho phép. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị xây lắp, do trong tiến trình thi công rất cần Ngân hàng cho vay bổ sung nguồn vốn xây dựng cơ bản. Nếu Ngân hàng không tiếp tục phát vay thì các đơn vị này phải ngưng hoạt động hoặc giải thể, thanh lý tài sản để trả nợ cho Ngân hàng vì không đủ khả năng về mặt tài chính để tiếp tục hoạt động (nguồn thu chủ yếu của các đơn vị này là thu tiền thanh toán khối lượng thi công).

Nếu Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay theo tiến độ thi công của công trình, thì khi các đơn vị này không trả được nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro vì cơ quan pháp lý chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật khi xử lý. Bên cạnh đó, tài sản thế chấp của doanh nghiệp Nhà nước phần lớn là văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai có giá trị lớn nhưng khó có thể bán được dễ dàng trên thị trường địa phương.

Mặt khác, các doanh nghiệp quốc doanh thường có tính ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước vì đã có Nhà nước bảo hộ nguồn trả nợ, khi các đơn vị này làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng thì xin Trung ương cho gia hạn nợ, rồi khoanh nợ và có thể được Trung ương cho xoá nợ. Điều này đã gây thất thoát không nhỏ cho Ngân hàng trong thời gian qua.

Những khó khăn nêu trên chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác chưa phát sinh. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào thì rủi ro tín dụng cũng gây ra những thiệt hại nhất định đến quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

4.6.4. Những nguyên nhân liên quan đến yếu tố pháp lý

- Về vấn đề xác định chủ sở hữu tài sản bảo đảm: trong một số trường hợp, việc thẩm định hồ sơ chưa xác định được đầy đủ các thành viên đồng chủ sở hữu như xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, con cái; tài sản đồng thừa kế, dẫn đến thiếu sót các chữ ký cần thiết trên hợp đồng thế chấp, bảo lãnh và hợp đồng tín dụng. Đây là yếu tố bất lợi khi khởi kiện và thường kéo dài thời gian khởi kiện.

- Đối với hồ sơ vay vốn doanh nghiệp: trong khi thẩm định, đôi lúc cán bộ tín dụng chưa đọc kỹ điều lệ công ty, hoặc chưa quan tâm đến ý chí vay vốn của các thành viên trong công ty. Do đó việc quyết định cho vay của Ngân hàng đôi lúc chưa phù hợp với điều lệ hoạt động của công ty hoặc chưa đồng thuận ý chí vay vốn của các thành viên dẫn đến tranh chấp, hoặc tranh chấp giữa các thành viên trong công ty làm kéo dài thời gian trả nợ, hoặc gây bất lợi cho Ngân hàng khi tranh tụng tại Tòa án.

- Trường hợp khách hàng ly hôn hoặc tạo ra vụ ly hôn giả làm kéo dài thời gian trả nợ. Việc xử lý ly hôn thường kéo dài do liên quan đến nhiều vấn đề như trách nhiệm tài sản, sự đóng góp tài sản, phân chia tài sản hoặc chối bỏ trách nhiệm các khoản nợ cá nhân..từ đó kéo dài thời gian thu hồi nợ và khó phát mãi tài sản để thu nợ vì còn đang tranh chấp.

4.6.5. Những nguyên nhân khách quan4.6.5.1. Từ tình hình kinh tế trong nước 4.6.5.1. Từ tình hình kinh tế trong nước

Hoạt động cho vay của Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều thời cơ cho các doanh nghiệp bên cạnh đó cũng tồn tại những khó khăn do áp lực cạnh tranh dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay Ngân hàng không trả được. Điều này làm cho nợ quá hạn trong Ngân hàng tăng lên nhanh chóng.

Trong thời gian qua nhìn chung tỷ lệ lạm phát ở nước ta tương đối cao trung bình khoảng 7,6%/năm nên khách hàng gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ở Ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi Ngân hàng. Trong khi đó những người đi vay thì lại muốn tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguy cơ này có thể làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng bị phá sản.

4.6.5.2. Từ tình hình thế giới

Trong thời đại toàn cầu hoá hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau theo xu hướng của nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác trên toàn thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng. Qua các cuộc khủng hoảng kinh tế như ở Thái Lan (1997), nó ảnh hưởng mạnh đến cả những nền kinh tế mạnh như Nhật Bản và Hàn Quốc và làm cho hệ thống tài chính Ngân hàng ở những nước này bị suy yếu hàng loạt.

Có thể nói những nguyên nhân trên là những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w