Liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố a)Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP (Trang 34 - 35)

a) Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Cầm cố, thế chấp tài sản để vay vốn Ngân hàng là vấn đề luôn được Ngân hàng quan tâm đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Về tài sản cầm cố, thế chấp hiện nay Ngân hàng đang thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về tài sản bảo lãnh tiền vay của các tổ chức tín dụng. Trong đó thế chấp cầm cố là một trong những biện pháp để phòng chống rủi ro của Ngân hàng trong cho vay. Người đi vay bắt buộc phải đem tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ vay thì Ngân hàng tiến hành

phát mãi tài sản để thu nợ. Mặc dù vậy cho đến nay việc thế chấp vẫn mang lại rủi ro cho Ngân hàng do những nguyên nhân sau:

- Tài sản thế chấp tại Ngân hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các ngành có liên quan như: Sở Vật Giá, Sở Tài Chính, Toà Án,… và vì thế không thể xác định chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay.

- Tài sản thế chấp bị mất giá, do thời gian xử lý các khoản nợ của Trung ương quá lâu, khi tiến hành bán tài sản trên thị trường thì giá bán thực tế thấp hơn so với giá do Ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trước đây.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đồng bộ, kịp thời trong công tác quản lý của chính quyền nên dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

- Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân hàng chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

- Có nhiều khách hàng trước khi đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Ngân hàng xin vay vốn đã cầm cố đất cho người khác đã được sự chứng nhận của chính quyền địa phương, vì vậy khi Ngân hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, thì rất khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản để thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w