Doanh nghiệp nhà nước: Trong tất cả các thành phần kinh tế mà Ngân hàng
cho vay doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu cho vay tuy tính hiệu quả mà các doanh nghiệp đạt được trọng việc sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng là không cao tuy nhiên với tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra tương đối chậm thì không có gì là lạ khi nó vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay, cũng cần nói thêm rằng Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp cũng là một Ngân hàng với vốn sở hữu của nhà nước nên một phần nào đó cũng chịu sức ép cho vay đối với thành phần kinh tế này. Cùng với tăng lên của doanh số cho vay, nợ quá hạn cũng tăng theo. Năm 2005 nợ quá hạn tăng 315 triệu đồng (14,87%) so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn tăng lên 56 triệu đồng (2,30%). Ta thấy nợ quá hạn tuy liên tục tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng năm sau chậm hơn năm trước trong khi doanh số cho vay tăng đều qua các năm đã cho thấy được sự cố gắng không nhỏ của đội ngũ cán bộ Ngân hàng.
CTCP và CTTNHH: Ta thấy nợ quá hạn ở đối tượng này có sự chuyển biến
tích cực qua hai năm. Năm 2005 nợ quá hạn tăng lên 224 triệu đồng (36,30%) so với năm 2004.Do một số doanh nghiệp hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường gây khó khăn cho hoạt động và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn có sự biến chuyển theo chiều hướng tốt, doanh số cho vay thuộc đối tượng này tăng nhanh nhưng nợ quá hạn lại giảm về số tuyệt đối 65 triệu (-7,73%) cho thấy các công ty này đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc sử dụng đồng vốn của Ngân hàng, bên cạnh đó là sự phấn đấu không ngừng của
toàn thể đội ngũ công nhân viên Ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay ngành này tăng 235.571 triệu đồng (94,43%) so với năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay tăng 322.380 triệu đồng (66,46%) so với năm 2005. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì nợ quá hạn cũng tăng theo đó là một nguyên nhân tất yếu. Năm 2005 nợ quá hạn tăng lên 278 triệu đồng (28,99%) so với năm 2004.Đến năm 2006 nợ quá hạn tăng lên 52 triệu đồng (4,20%).