QUY HOẠCH SẢN XUẤT 1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã phục linh huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 37)

1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của xã, để khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế của xã trong phát triển nông nghiệp, với mục tiêu là phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng cao đặc biệt là phát triển trồng lúa, chăn nuôi trang trại. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân trên 01 ha đất trồng trọt của xã đạt 80 triệu đồng /01ha, đến năm 2020 đạt 120 triệu đồng/01ha; quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp được xác định như sau:

BIỂU 17: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ YẾU

Cây trồng

Thực trạng

năm 2011 Quy hoạch đến năm 2015 Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1- Cây lúa 561,2 57,3 3.217 586,32 65 3.811,08 596,32 75 4.472,4 - Lúa chất

lượng cao, lúa giống 60 60 360 300 70 2.100 400 75 3.000 2- Cây ngô 7 41,4 29 15 45 67,5 20 50 100 3- Cây lạc - - - 5 17 8,5 5 20 10 4- Khoai lang 3,5 75 26,25 30 150 450 30 200 600 5- Rau các loại 82 50 410 70 150 1.050 70 160 1.120 6- Sắn 45 100 450 20 120 240 20 150 300 7- Cây chè (KD) 98 80 784 113 121 1.367,3 113 125 1.412,5 - Chè giống mới 33,3 70 100

1.1. Quy hoạch sản xuất lúa

thành 02 vùng sản xuất tập trung với diện tích là 300 ha/2 vụ. còn lại là các diện tích nhỏ lẻ nằm xen kẽ giữa các xóm, các khu dân cư. Cụ thể như sau:

* Vùng 1a: Cánh đồng khu xóm Thọ, Quéo, Ngọc Tiến, Khưu 1, Khưu 2, Khưu

3, Ngọc Linh, diện tích 100 ha (1 vụ sản xuất lúa chất lượng cao, 1 vụ sản xuất lúa giống).

* Vùng 2a: Cánh đồng xóm Lược 1, Lược 2, Mận; diện tích 50 ha, sản xuất lúa

chất lượng cao (sản xuất cả 2 vụ).

- Đối với diện tích lúa tập trung tại vùng 1 và vùng 2 triển khai các biện pháp sau:

+ Tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng tận dụng và khai thác hệ thống thuỷ lợi và hệ thống bờ vùng, bờ thửa sẵn có để quy hoạch. Xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo chuẩn nông thôn mới đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hoá và ứng dụng các tiến bộ KHCN vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Rà soát đánh giá thực trạng các tuyến giao thông nội đồng để quy hoạch bố trí bờ vùng, bờ thửa. Đối với bờ vùng có khoảng cách từ 150-200 m có một bờ vùng, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m, chiều rộng nền đường 3,0 m, khoảng cách từ 200- 300 m, có 1 điểm tránh xe. Đối với bờ thửa thiết kế kích thước từ 1,2-1,5m; cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước (tất cả các bờ vùng bờ thửa thiết kế phù hợp với tùng khu đồng, áp dụng công nghệ và đưa cơ giới hóa vào sản xuất).

+ Cùng với việc quy hoạch, mở rộng hệ thống giao thông nội đồng cần phải tiến hành dồn điền, đổi thửa để tạo ra những thửa ruộng có diện tích đủ lớn và thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Việc triển khai dồn điền đổi thửa liên quan trực tiếp đến các hộ nông dân, phạm vi ảnh hưởng rộng, do vậy khi triển khai thực hiện cần phải có sự bàn bạc thống nhất dân chủ từ cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, trên cơ sở nhà nước định hướng và hỗ trợ nhân dân quy hoạch, điều chỉnh diện tích và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

- Đối với diện tích nhỏ lẻ nằm tại địa bàn các xóm cần tiến hành rà soát và khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa; đồng thời bố trí quy hoạch các tuyến đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi một các hợp lý để thúc đẩy đưa cơ giới hoá vào sản xuất tại các khu vực có đủ điều kiện.

- Trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất lúa trong những năm tới cần tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ KHCN vào trong sản xuất, trong đó cần chú trọng đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); đưa cơ giới hoá vào sản xuất nhằm đưa năng suất lúa năm 2015 của xã đạt 65 tạ/ha, năm 2020 đạt năng suất 75 tạ/ha.

1.2. Quy hoạch sản xuất chè

- Đến năm 2015, diện tích chè của xã là 113 ha. Đến năm 2020, giữ nguyên diện tích chè là 113 ha.

- Để tiếp tục nâng cao năng suất chất lượng chè cần phải tiếp tục đưa các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao như giống chè LDP1, Kim tuyên, Phúc vân tiên.... vào trồng thay thế các diện tích chè trung du già cỗi, năng suất thấp; trong giai đoạn 2012-2015 tiến hành trồng thay thế 34 ha chè bằng các giống chè mới, nâng diện tích chè giống mới của xã đến năm 2015 là 70 ha, chiếm 62 % diện tích chè của xã.

- Tập trung đầu tư thâm canh phát triển cây chè, phấn đấu đến năm 2015, năng suất chè của xã đạt 121 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 1.367,3 tấn; đến năm 2020 năng suất chè đạt 125 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 1.412,5 tấn. Đồng thời thành lập các tổ chức chế biến chè nhằm nâng cao chất lượng chè đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

1.3 Quy hoạch phát triển rau, màu

- Hiện tại trên địa bàn xã không có vùng trồng rau, màu tập trung; diện tích trồng rau, màu chủ yếu là nằm xen kẽ, rải rác tại các khu dân cư, trên các diện tích đất một vụ lúa, đất cát 2 lúa. Trong quy hoạch phát triển sản xuất của xã cần tập trung triển khai mở rộng diện tích trồng rau, màu vụ đông trên diện tích đất trồng lúa với diện tích hàng năm là 70ha; đồng thời triển khai mở rộng diện tích trồng các loại rau chất lượng cao. Quy hoạch thành 2 vùng trồng rau trên đất lúa:

+ Vùng 1: Diện tích 5 ha tại khu Đồng Cát của xóm Khưu 1, Khưu 2, Khưu 3. + Vùng 2: Diện tích 3 ha tại khu Đồng Cát của xóm Lược 1, Lược 2.

2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản

2.1. Đối với chăn nuôi gia súc gia cầm

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã phục linh huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 37)