Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu biện pháp tu từ so sánh (Trang 48)

3. Những từ ngữ dùng để so sánh trong đoạn văn:

2.2.8.1Yếu tố khách quan

Về phía học sinh, kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế còn rất

nhiều lỗ hổng. Không ít HS còn mơ hồ về loại văn miêu tả. Do kiến thức cơ bản về Tiếng Việt bị hao mòn nhiều, hoặc ít được rèn luyện kỹ năng này khi còn học ở tại nhà trường nên việc tiếp thu môn học cũng bị hạn chế; nhiều học sinh thực sự lúng túng khi phải bắt tay vào xât dựng dàn ý, viết một đoạn văn bản, ghi ý chính và tóm tắt văn bản, chữa lỗi dùng từ, đặt câu,…bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Thêm nữa, kĩ năng làm văn của các em còn hạn chế như: chưa biết quan sát, miêu tả còn chung chung chưa thể hiện được đặc điểm nổi bật của từng chủ đề mình định tả; chưa biết sử dụng những từ gợi tả và các thủ pháp nghệ thuật trong bài văn; chưa biết thể hiện cảm xúc của mình khi miêu tả.

Nhiều học sinh ở nông thôn chưa hề được ra thành phố, có em chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác… Nhiều học sinh ở thành phố chưa hề được nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng hoặc được ngắm nhìn những đêm trăng sáng, hoặc quan sát cánh đồng lúa khi thì xanh mướt, lúc thì vàng óng, trĩu bông… Một học sinh lớp 4 đã tả chú gà trống như sau: “Chú gà nhà bà em nặng tới 6 kg. Sáng sớm chú nhảy

tót lên đống rơm nhà bà, gáy một hồi dài kéc…ke….ke….”. Rõ ràng, đây là tiếng

gáy của một chú trống choai chứ không phải tiếng gáy của một chú gà trống nặng hơn 3 ki-lô-gam và trong thực tế, không có một chú gà nào nặng tới 6 ki- lô-gam. Hay khi tả về con sông Hồng, một học sinh lớp 5 đã viết: “Mùa hè, chúng em thường ra sông Hồng tắm mát. Nước sông trong vắt, mát rượi như đang ôm ấp em vào lòng”. Sông Hồng là một con sông chở nặng phù sa, đỏ chói

như son khi về mùa lũ, mùa xuân mang màu hồng nhạt. Đúng như tên gọi của nó. Vì vậy, không thể gọi là “trong vắt” được. Qua đó có thể thấy, khi làm bài, nhiều học sinh không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả và đã viết không chân thực. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc. Việc học tập trên lớp, vì thiếu tập trung và chưa có phương pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định. Có HS khi đọc đề bài lên, không biết mình cần viết những gì

và viết như thế nào, viết cái gì trước, cái gì sau,.... Hơn nữa, hiện nay, trên các cửa hàng sách có bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu từ các luồng khác nhau nên đã tạo điều kiện cho HS chép văn mẫu.

Tuy nhiên, lỗi không ở các bài “văn mẫu” mà là ở chỗ sử dụng các bài văn mẫu đó như thế nào. Nếu giáo viên và cha mẹ học sinh biết tận dụng các bài văn tham khảo đó sẽ là những tư liệu tốt để học sinh có kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, học được cách viết văn (bố cục, viết câu, sử dụng từ ngữ,...), bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, tình yêu tiếng Việt,...

Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác, như sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại. Ngoài giờ học, các em thường bị thu hút vào các trò chơi games hoặc các trang web hấp dẫn khác trên Internet mà quên đi rằng thế giới thiên nhiên xung quanh các em thực sự hấp dẫn khác. Trẻ em ngày nay đang bị lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới mà không phải chỉ các nhà văn Tô Hoài, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Duy… mới có. Đó là thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, của gió... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét,....

Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn học sinh tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lí do: Người lớn thì bận công việc còn các em thì ở trường cả ngày, tối về lại ôn bài. Cho nên ngôn từ về cuộc sống, về văn học của HS tiểu học rất hạn chế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc học văn và tập làm văn của HS.

Về phía phụ huynh, số lượng phụ huynh học sinh có nguyện vọng cho con được bồi dưỡng môn Tiếng Việt – phân môn tập làm văn ít hơn môn toán.

Một phần của tài liệu biện pháp tu từ so sánh (Trang 48)