Nhận xét khả năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 4,5 1 Lớp

Một phần của tài liệu biện pháp tu từ so sánh (Trang 43)

3. Những từ ngữ dùng để so sánh trong đoạn văn:

2.2.7 Nhận xét khả năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 4,5 1 Lớp

2.2.7.1 Lớp 4

Bảng 1.1

Trường tiểu học Tỉ lệ % HS trả lời đúng

Trần Thị Lý 22,2 %

Trần Cao Vân 74,1 %

Thông qua bảng 1.1, chúng tôi nhận thấy rằng khả năng sử dụng từ của HS trong 3 trường có sự chênh lệch khá lớn,( trường Trần Thị Lý 22,2%; trường Trần Hưng Đạo 74,1%; trường Trần Cao Vân 93,2%) phần lớn các em có sự nhầm lẫn giữa đặc tính của đối tượng chuẩn, khả năng quan sát của các em còn cụ thể, các em chưa có sự liên tưởng giữa sự vật được so sánh với đối tượng chuẩn.

Bảng 1.2

Trường được so sánhĐối tượng Đặc điểm so sánh Từ so sánh Hình ảnh so sánh

Trần Thị Lý 33,3% 22,2% 75,5% 82,2%

Trần Hưng

Đạo 79,3% 44,8% 82,7% 48,3%

Trần Cao

Vân 68,2% 79,5% 88,6% 70,4%

Chúng tôi nhận thấy rằng HS trường Trần Cao Vân có tỉ lệ phần trăm nhận biết đúng về sự vật được so sánh, đặc điểm so sánh, từ so sánh, đối tượng chuẩn khá cao. Điều đó chứng tỏ rằng mức độ nhận biết của HS về biện pháp tu từ so sánh khá ổn định. Bên cạnh đó, thì trường Trần Thị lý có tỉ lệ phần trăm nhận biết thấp, các em chưa xác định được sự vật so sánh (33,3%), đặc điểm so sánh (22,2%). Trường Trần Hưng Đạo: tỉ lệ phần trăm HS nhận biết được đặc điểm so sánh(44,8%), sự vật so sánh(48,3%) còn thấp. Hầu hết HS 3 trường đều xác định đúng từ so sánh: trường Trần thị Lý (75,5%); trường Trần Hưng Đạo (82,7%); trường Trần Cao Vân (88,6%).

Bảng 1.3 Trường Dùng đúng từ so Dùng từ bình thường Dùng từ hay Dùng từ sai Không đúng yêu cầu

sánh

Trần Thị Lý 77,7% 43,3% 12,2% 21,1% 20%

Trần Hưng Đạo 66,4% 54,3% 8,6% 33,6% 17,2%

Trần Cao Vân 92% 77,3% 10,2% 4,5% 7,9%

Dựa vào kết quả thống kê được cho thấy mức độ vận dụng đúng từ so sánh của ba trường chiếm tỉ lệ khá cao. HS có khả năng sử dụng từ so sánh và ngôn ngữ diễn đạt vào câu văn cụ thể, chính xác: dùng đúng từ so sánh(77,7% - 66,4% - 92%), ngôn ngữ diễn đạt (43,3% - 54,3% -77,3%). Bên cạnh đó tỉ lệ HS dùng từ sai và đặt câu không đúng yêu cầu còn chiếm tỉ lệ tương đối cao: dùng từ sai (21,1% - 33,6% - 4,5%); đặt câu không đúng yêu cầu ( 20% - 17,2% - 7,9%). Chỉ có một số ít tỉ lệ phần trăm HS sử dụng từ hay, có sáng tạo rơi vào những HS có năng khiếu viết văn và khả năng cảm thụ văn học.

2.2.7.2 Lớp 5Bảng 2.1 Bảng 2.1

Trường tiểu học Tỉ lệ % HS trả lời đúng

Trần Thị Lý 78,4%

Trần Hưng Đạo 87%

Trần Cao Vân 80%

Câu 1 trong nội dung khảo sát là dạng bài tập nhân biết biện pháp tu từ so sánh trong văn miêu tả đồ vật (dưới dạng trắc nghiệm).

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ % HS ở cả 3 trường có câu trả lời đúng khá cao (>78%).

Sự chênh lệch tỉ lệ % ở 3 trường tiểu học là không lớn. Tỉ số % HS trả lời đúng câu 1 ở trường Trần Hưng Đạo là cao nhất 87%, cao hơn trường Trần Thị Lý là 8,6%, hơn trường Trần Cao Vân là 7%.

pháp tu từ là so sánh và chỉ ra được những đối tượng được so sánh trong đoạn văn. Tỉ lệ % HS mắc lỗi sai ở câu 1.3 là khá cao ( trường Trần Cao Vân >71% trả lời sai). Điều đó cho thấy các em chưa nắm hết được những từ dùng để so sánh, còn phân vân một số từ “trông như”, “bằng”.

Bảng 2.2 Trường tiểu học Đối tượng được so sánh Đặc điểm so sánh Từ so sánh Hình ảnh so sánh Trần Thị Lý 86% 24,6% 75% 80,7% Trần Hưng Đạo 87% 64% 87% 85% Trần Cao Vân 97,6% 97,6% 97,6% 97,6%

Câu 2 là dạng câu hỏi nhận biết: HS nhận biết được những câu có sử dụng biện pháp so sánh, học sinh chỉ ra đâu là đối tượng được so sánh, đặc điểm so sánh, từ so sánh, hình ảnh so sánh trong 3 đoạn văn miêu tả hồ sen, con ong, cây chuối.

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy:

+ Đối tượng được so sánh: tỉ lệ % HS nhận biết được đối tượng so sánh cao (>85%), 2 trường tiểu học ở Quảng Nam có sự chênh lệch không nhiều, nhưng có sự chênh lệch không nhỏ giữa 2 trường tiểu học ở Quảng Nam và trường tiểu học Trần Cao Vân ở Đà Nẵng hơn 10%.

+ Đặc điểm so sánh: đó chính là những tính từ chỉ hình dạng, màu sắc, tính chất…của các sự vật, hiện tượng. Tỉ lệ % HS nhận biết được đặc điểm so sánh ở cả 3 trường có sự chênh lệch rất lớn. Tại trường Trần Thị Lý: 24,6%: thấp hơn trường Trần Hưng Đạo là 39,4 %: thấp hơn trường Trần Cao vân là 73%; trong khi đó trường Trần Cao Vân có tỉ lệ HS nhận biết được cao hơn trường Trần Hưng Đạo là 33,6%.

+ Từ so sánh: >75% HS đã nhận biết được từ so sánh, vẫn có sự chênh lệch giữa các trường nhưng không nhiều. Những từ so sánh, HS được học và sử dụng nhiều nên dễ dàng tở nên quen thuộc và nhận biết được ( ví dụ: như, bằng, là…).

+ Hình ảnh so sánh: là những hình ảnh được đối chiếu với đối tượng được so sánh. Hình ảnh so sánh và đối tượng được so sánh có những nét tương đồng về một số đặc điểm khái quát về hình dáng, màu sắc… Tỉ lệ học sinh nhận biết được hình ảnh so sánh cao >80%.

HS khối lớp 5 trường tiểu học Trần Cao Vân có tỉ lệ % nhận biết được về các yếu tố của biện pháp tu từ so sánh có sự đồng đều và rất cao 97,6%. Đối với trường Trần Hưng Đạo cũng có sự đồng đều và tỉ lệ khá cao >60%. Riêng đối với trườngTrần Thị Lý, khả năng nhận biết đặc điểm so sánh của các HS còn yếu (24,6%). Bảng 2.3 Trường tiểu học Dùng đúng từ so sánh Dùng từ bình thường Dùng từ hay Dùng từ sai Đặt câu không đúng yêu cầu Trần Thị Lý 79% 28% 9,7% 25,7% 11,1% Trần Hưng Đạo 74,5% 39,4% 11,7% 43,6% 20% Trần Cao Vân 91,5% 75% 12% 3,7% 8,5%

Câu 3 là dạng câu hỏi vận dụng: HS sẽ vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào việc đặt câu. Các em sẽ được suy nghĩ, sáng tạo, tự viết theo cách của mình để miêu tả cảnh bình minh, em bé.

Thông qua bảng kết quả khảo sát, HS của cả 3 trường tiểu học đều có tỉ lệ % dùng đúng từ so sánh khá cao (>70%).

Về cơ bản, các em đã sử dụng đúng từ so sánh nhưng dùng từ chưa hay. Tỉ lệ dùng từ sai của các em cũng không nhỏ (Trần Thị Lý: 25,7%; Trần Hưng Đạo: 43,6%)

Tỉ lệ đặt câu không đúng yêu cầu của HS khá thấp, chủ yếu rơi vào tình trạng một số HS đặt câu sử dụng sai biện pháp so sánh, có số ít HS không sử dụng biện pháp so sánh trong câu để miêu tả.

Một phần của tài liệu biện pháp tu từ so sánh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w