Kết quả hoạt động của Sở Giao dịch I– Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 50)

* Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch I năm 2006 – 2010

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SGDI 2006- 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 Huy động vốn 1.973,17 811,38 998,00 1.002 1.078 Tín dụng đầu tư Cho vay 792,67 1.111,17 1.959,00 890 2.009 Thu nơ gốc 305,29 689,76 876,00 1.860 1.885 Thu nợ lãi 102 248 345 386 450 Quản lý vốn nước ngoài Cho vay 1.471 1.671 1.803 11.540 15.476 Thu nơ gốc 475 605 1.075 1.027 1.313 Thu nợ lãi, phí 395 465 588 530 620

Cho vay xuất khẩu 548 3.250 4.491 2.891 1.431

Hỗ trợ sau đầu tư 46 653 41 63 65

Cấp phát uỷ thác 98 115 86 90 95

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở Giao dịch I)

Qua 5 năm hoàn thiện và phát triển, các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Sở Giao dịch I đặc biệt là hoạt động quản lý vốn nước ngoài luôn có sự tăng trưởng

đáng kể qua từng năm đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

Tình hình huy động vốn của SGDI từ năm 2007 đến 2010 tăng qua các năm. SGDI thực hiện quy định điều chuyển vốn huy động về Hội sở chính, theo dõi chặt chẽ kỳ hạn hoàn trả của các khoản vốn huy động, tính lãi và bố trớí đầy đủ, kịp thời nguồn hoàn trả vốn huy động đến hạn. SGDI luôn tuân thủ chặt chẽ quy định của NHPT về chi phí huy động vốn, thực hiện thanh toán đúng quy định và tiết kiệm các khoản chi phí huy động vốn.

Cho vay thu nợ tín dụng đầu tư thể hiện sự tăng trưởng qua các năm, chất lượng tín dụng được đảm bảo, công tác thu nợ được chú trọng, không để phát sinh nhiều dự án nợ quá hạn, tích cực xử lý các tồn tại, các dự án xử lý nợ.

Cho vay thu nợ vốn ODA:

Sở Giao dịch I hiện đang quản lý 77 chương trình và dự án, cho vay ODA Việt Nam ra nước ngoài 02 dự án (đường 78- Camphuchia, đường 2E-Lào) với số giải ngân sấp xỉ 8,5 triệu USD tương đương 175 tỷ đồng (số liệu năm 2010).

2.2 Phân tích thực trạng quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.2.1 Bộ máy quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I – Ngân hàngPhát triển Việt Nam Phát triển Việt Nam

Trên cơ sở quy chế cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triên Việt Nam, Sở Giao dịch I được giao nhiệm vụ quản lý các dự án trên địa bàn và một số chương trình dự án lớn, phức tạp.

Nhiệm vụ quản trị vốn nước ngoài được thực hiện bởi phòng Quản lý vốn nước thuộc Sở Giao dịch I. Phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay lại nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) do Ngân hàng Phát triển giao, bao gồm nghiệp vụ cho vay lại, nhận uỷ

thác cho vay lại đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay, viện trợ của Chính phủ, quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.

Được sự ủy quyền của Bộ tài chính, trong những năm qua Ngân hàng phát triển Việt Nam đã tiếp nhận quản lý, theo dõi và kiểm soát chi rất nhiều dự án vay vốn ODA. Trong đó nhiều dự án lớn, trọng điểm, các dự án trên địa bàn Hà Nội, Hoà Bình và Vĩnh Phúc đã được Ngân hàng phát triển giao nhiệm vụ cho Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển mà trực tiếp là phòng Quản lý vốn nước ngoài thực hiện.

Nhiệm vụ cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển và giao nhiệm vụ quản lý cho Sở Giao dịch I được thực hiện theo hình thức:

+ Quản lý vốn ODA cho vay lại truyền thống ( dự án ghi thu ghi chi): tức là Bộ Tài chính uỷ quyền cho Ngân hàng Phát triển cho vay lại theo từng dự án đã được xác định.

+ Ngân hàng Phát triển là chủ tài khoản đặc biệt của các Chương trình tín dụng lớn như Chương trình Năng lượng nông thôn, Chương trình cấp nước đồng bằng sông Hồng, Chương trình cấp nước đô thị,…

+ Ngân hàng Phát triển quản lý các chương trình tín dụng ODA, quỹ quay vòng có mục tiêu. Các chương trình dự án này Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng như Quỹ đầu tư ngành giống Đan Mạch, Quỹ phà vốn Đan Mạch, quỹ quay vòng cấp nước đô thị,...

+ Quản lý, cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.

2.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Giai đoạn 2007 – 2010 là giai đoạn Sở giao dịch I có sự phát triển và lớn mạnh cả về quy mô, phạm vi và mọi mặt hoạt động. Sở giao dịch I đã được sát nhập thêm 03 chi nhánh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, nhân sự cũng như mọi hoạt động của các Chi nhánh tại các tỉnh này.

Trong giai đoạn này, hoạt động quản trị vốn ODA được mở rộng. Bên cạnh các dự án đang được tích cực triển khai, bắt đầu thực hiện việc quản lý vốn ODA của Việt Nam ra nước ngoài.

Sở Giao dịch I là đơn vị quản lý ODA lớn trong toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển, dư nợ ODA chiếm 16% dư nợ toàn ngành. Việc hoàn thành kế hoạch của Sở Giao dịch I chiếm tỷ trọng lớn trong toàn hệ thống và ảnh hưởng đến kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ chung của hệ thống Ngân hàng Phát triển.

Thực trạng chất lượng quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch I có thể được đánh giá trên các mặt như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 50)