Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao dịch I– Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 43)

i. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển ViệtNam Nam

- Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Cho vay đầu tư, bao gồm: Cho vay đầu tư phát triển và cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ sau đầu tư.

- Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

- Bảo lãnh vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Cho vay xuất khẩu.

- Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.

- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnhthực hiện Hợp đồng xuất khẩu. - Bảo lãnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác cho vay.

- Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, một số dự án liên tỉnh mà chủ đầu tư có trụ sở chính đặt tại Hà Nội.

- Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo mật).

- Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, công tác hành chính, quản trị tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định.

ii. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác được Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển giao.

- Huy động vốn, thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu được Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển giao.

- Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn. Chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Sở Giao dịch I.

- Đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc khởi kiện, khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Sở Giao dịch I.

- Tổ chức triển khai hoạt động bộ máy các phòng trực thuộc để quản lý điều hành công việc phù hợp với nhiệm vụ của Sở Giao dịch I theo quy định của Tổng Giám đốc.

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh theo phân cấp.

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng.

- Từ chối việc cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định.

- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm Hợp đồng, vi phạm pháp luật. Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm Hợp đồng theo quy định của pháp luật và của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển.

- Báo cáo với các cấp có thẩm quyền để phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ; Chủ động trong xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển.

- Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm đảm bảo công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Sở Giao dịch I; thực hiện chế độ báo cáo thống kê với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

- Báo cáo Tổng Giám đốc trong việc ủy thác, nhận ủy thác trong hoạt động nghiệp vụ cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển.

iii. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam

* Ban lãnh đạo Sở giao dịch I:

Đứng đầu Sở Giao dịch I là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao dịch I do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Giám đốc là người được Tổng Giám đốc ủy quyền đại diện trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động của Sở Giao dịch I.

Các Phó Giám đốc Sở Giao dịch I giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch I theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt thì ủy quyền cho một Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành công việc của Sở Giao dịch I trong phạm vi, thời hạn được ủy quyền và phải báo cáo Giám đốc kết quả thực hiện ủy quyền ngay sau khi Giám đốc trở lại làm việc.

* Các phòng nghiệp vụ:

- Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn: có chức năng chủ yếu là tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các công tác kế hoạch, báo cáo thống kê tổng hợp và các công tác liên quan đến huy động vốn, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Phòng Thẩm định: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, thực hiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Tín dụng 1: có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án do các Tổng Công ty 90, 91 (hoặc doanh nghiệp thuộc tổng Công ty 90, 91) làm chủ đầu tư thuộc Bộ GTVT, Bộ xây dựng; Nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành giao thông, xây dựng; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của những dự án (vốn đối ứng hoặc không phải là vốn đối ứng) thuộc các Bộ ngành nêu trên.

- Phòng Tín dụng 2: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án do các Tổng Công ty 90, 91 (hoặc doanh nghiệp thuộc tổng Công ty 90, 91) làm chủ đầu tư thuộc các Bộ khác không phải là Bộ GTVT, Bộ xây dựng; Nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành khác không thuộc ngành giao thông, xây dựng; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của những dự án (vốn đối ứng hoặc không phải là vốn đối ứng) thuộc các Bộ ngành nêu trên.

- Phòng Tín dụng 3: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý làm chủ đầu tư; Nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận uỷ thác của những dự án (vốn đối ứng hoặc không phải là vốn đối ứng) thuộc các đơn vị nêu trên.

- Phòng Tín dụng xuất khẩu: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu (bao gồm: cho vay

xuất khẩu, bảo lãnh Tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu) theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Phát triển.

- Phòng Quản lý vốn nước ngoài: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc tổ chức thực hiện Quản lý Vốn nước ngoài do Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao, bao gồm nghiệp vụ cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, vốn vay nợ nước ngoài do Chính phủ hoặc các Bộ do Chính phủ uỷ quyền bảo lãnh, các dự án do Ngân hàng Phát triển vay nước ngoài (do Chính phủ bảo lãnh) để cho vay lại; quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài và tổ chức cho vay, thu hồi nợ vay, lãi và phí của các nguồn vốn này. Cho vay, cấp phát uỷ thác nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA.

- Phòng Tài chính kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong tổ chức, quản lý và thực hiện công tác tài chính kế toán tại Sở Giao dịch I;

- Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự: có chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân, công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương của Sở Giao dịch I.

- Phòng Kiểm tra: có chức năng tham mưu cho Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế của Sở Giao dịch I nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Sở Giao dịch I tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của Ngân hàng Phát triển và các quy định nội bộ của Sở Giao dịch I.

Ngoài các phòng chức năng, Sở Giao dịch I còn có các Phòng Giao dịch tại các tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc.

Sơ đồ 2.1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch I – NHPT Giám đốc Các Phó giám đốc Phòng HC và QLNS Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng Thẩm định Phòng Tín dụng 1 Phòng Tín dụng 2 Phòng Tín dụng 3 Phòng Quản lý vốn nước ngoài Phòng Kiểm tra Phòng Tài chính kế toán Phòng Tin học Phòng Giao dịch Hòa Bình Phòng Hỗ Trợ - Bảo Lãnh Phòng tín dụng xuất khẩu Phòng Giao dịch Vĩnh Phúc

iv. Mối quan hệ công tác của Sở Giao dịch I

* Đối với Hội sở chính - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Hoạt động của Sở Giao dịch I chịu sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ của Hội sở chính theo chức năng do Tổng Giám đốc quy định.

Sở Giao dịch I thực hiện việc tiếp nhận, điều chuyển vốn theo quy trình thanh toán nội bộ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển quy định.

Sở Giao dịch I có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê, kế toán, quyết toán tới các Ban, Trung tâm liên quan thuộc Hội sở chính để kiểm tra tổng hợp chung trong toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Văn phòng thuộc Hội sở chính có trách nhiệm chuyển kịp thời các văn bản pháp quy của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển đối với Sở Giao dịch I.

Được Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển ủy quyền ký ban hành một số văn bản, quyết định có liên quan đến công tác thanh toán tập trung trong toàn hệ thống.

* Đối với khách hàng.

Sở Giao dịch I chịu trách nhiệm về vật chất đối với tài sản, tiền vốn của khách hàng do Sở Giao dịch I quản lý, đảm bảo giữ bí mật an toàn về số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Sở Giao dịch I thực hiện các cam kết về cho vay vốn, hỗ trợ sau đầu tư bảo lãnh tín dụng đầu tư, cho vay vốn ODA đối với các chủ đầu tư, nhận ủy thác và ủy thác cấp phát cho vay theo quy định.

Sở Giao dịch I được quyền kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ đầy đủ đúng hạn cho Ngân hàng Phát triển.

* Đối với Uỷ ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Sở Giao dịch I có trách nhiệm phối hợp, tham gia với các Sở, ban ngành của các tỉnh, thành phố có liên quan để báo cáo với Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND Thành

phố trong công tác huy động các nguồn vốn, thực hiện chính sách quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn khi được yêu cầu.

Sở Giao dịch I chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc chấp hành chính sách tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn; Kiến nghị với UBND các tỉnh, thành phố có liên quan để kịp thời chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình huy động vốn, giải ngân, thu nợ và xử lý rủi ro đối với vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu, vốn vay ODA của Nhà nước trên địa bàn.

Chủ động quan hệ, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 43)