Tổ chức thực hiện quản trị vốn ODA tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 33)

Vốn ODA gồm hai phần: phần chủ yếu là vốn vay ưu đãi và một phần viện trợ không hoàn lại, thực chất là nguốn vốn thuộc Ngân sách Nhà nước. Phần vốn ODA được sử dụng dưới hình thức cho vay lại thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,….

* Cơ chế quản lý:

Bộ Tài chính thực hiện thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình trước khi ký thỏa thuận cho vay lại.

Các ngân hàng được uỷ quyền cho vay lại thực hiện cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng, có thể tự phải chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn đối tượng cho vay tiếp phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với nhà tài trợ hoặc Người cho vay, đồng thời chịu mọi rủi ro trong quá trình cho vay lại đối với những đối tượng này.

* Thu hồi nợ cho vay lại:

Người vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong Thoả thuận cho vay lại cho Cơ quan cho vay lại.

Cơ quan cho vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài do Bộ Tài chính quản lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính. Trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại trả nợ trực tiếp cho nước ngoài, Ngân hàng được uỷ quyền cho vay lại vốn ODA chỉ chuyển cho Bộ Tài chính phần còn lại sau khi đã thực hiện trả cho nước ngoài.

Trong trường hợp có thay đổi về chính sách hoặc điều chỉnh điều kiện cho vay lại, Cơ quan cho vay lại hoặc Bộ Tài chính không hoàn trả lại các khoản nợ cho vay lại đã được thu hồi trước đó.

Ngoài ra, để quản lý nguồn ODA cho vay lại hiệu quả, Chính phủ cũng đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước…

1.2.3 Kiểm tra giám sát tình hình quản lý và sử dụng vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam

Mặc dù Việt Nam được các nhà tài trợ đánh giá việc quản lý sử dụng vốn ODA khá tốt. Vốn ODA chiếm khoảng 5% GDP trong đó đa số là các khoản vay có lãi suất thấp, thời hạn vay dài. Tuy nhiên nó vẫn có thể trở thành những gánh nặng nợ cho tương lai nếu việc đầu tư các dự án không mang lại hiệu quả. Sau việc giải

ngân thì công tác kiểm tra giám sát các khoản cho vay lại nguồn vốn ODA có được sử dụng đúng mục đích hay không luôn được các ngân hàng, cấp có thẩm quyền và nhà tài trợ quan tâm.

Công tác giám sát và theo dõi dự án được triển khai quản lý chặt chẽ từ các cấp phòng trở lên trong mỗi ngân hàng. Ngoài ra, công tác này còn được thực hiện bởi chính các nhà tài trợ hoặc phối hợp thực hiện giữa các nhà tài trợ với các cơ quan liên quan của phía Việt Nam.

Người sử dụng vốn vay theo định kỳ lập báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm và báo cáo kết thúc dự án cho ngân hàng. Báo cáo này bao gồm các thông tin về các công việc đã được triển khai thực hiện hoặc hoàn thành, các khoản viện trợ đã được giải ngân.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thường xuyên theo dõi kiểm tra dự án, tình hình hoạt động của dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của các Chủ đầu tư dự án, kiểm tra tình hình thực tế địa điểm triển khai dự án theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về dự án và thông tin về Chủ đầu tư.

1.3 Kinh nghiệm quản trị vốn nước ngoài ở một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị vốn nước ngoài ở một số ngân hàng trên thế giới

Với tính chất ưu đãi của nguồn vốn vay ODA là thời hạn vay dài, thời gian ân hạn cao, điều kiện vay ưu đãi, do đó vốn ODA trở thành nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động và sử dụng vốn nước ngoài của các nước đang phát triển. Kinh nghiệm quản lý thành công của một số nước trong việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA như Philipine, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia,…

Indonesia

Mô hình quản lý vốn ODA được lựa chọn là mô hình quản lý định chế tài chính được lựa chọn trước.

Sơ đồ 1.1: Mô hình bán buôn tại Indonesia

Theo mô hình bán buôn này, Nhà tài trợ lựa chọn một số định chế tài chính bản lẻ, mỗi định chế được cấp hạn mức tín dụng để cho vay tiếp tới khách hàng của họ.

Mô hình quản lý đã bộc lộ hạn chế như:

- Công tác chuẩn bị tốn kém vì nó đòi hỏi nhà tài trợ phải thẩm định một số định chế tham gia, sau đó phải giám sát các định chế này hoạt động.

- Chỉ cho phép một số định chế tài chính có khả năng tham gia và dự án. Ngoài các định chế tài chính đã được lựa chọn, các định chế tài chính khác không được tham gia vào các giai đoạn sau của dự án. Điều này hạn chế tác động của dự án trong việc cạch tranh, đa dạng hoá các đối tượng được hưởng lợi từ dự án.

- Danh mục tài trợ không đa dạng do mỗi ngân hàng có những đặc điểm khác nhau.

- Không tăng tính cạnh tranh do các ngân hàng được lựa chọn mặc nhiên tham gia từ đầu dự án đến khi kết thúc.

Philipine

Mô hình mang lại thành công cho việc tiếp nhận và giải ngân vốn ODA ở Philipine là mô hình hoạt động ngân hàng bán buôn, được áp dụng từ năm 1990 ở nước này.

Theo mô hình này một định chế tài chính được chọn làm ngân hàng bán buôn, ngân hàng này nhận một khoản tín dụng lơn để cho vay tới các định chế bán lẻ khác, sau đó đến lượt mình, các định chế tài chính bán lẻ cho vay tới người vay cuối cùng theo những điều khoản và điều kiện cho trước.

Sơ đồ 1.2: Mô hình hoạt động ngân hàng quản lý ODA tại Philipine (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình này, định chế tài chính được chọn làm ngân hàng bán buôn, ngân hàng này nhận được khoản tín dụng lớn để cho vay tới các định chế bán lẻ khác, sau đó đến lượt mình, các định chế tài chính bán lẻ cho vay tới người tiêu dùng cuối cùng theo những điều khoản và điều kiện cho trước. Ngân hàng bán buôn mua đứt và bán đoạn khoản tín dụng và chịu rủi ro ở cấp bán lẻ.

Mô hình hoạt động của ngân hàng bán buôn tại Philipine đã phát huy hiệu quả như: - Cho phép nhiều ngân hàng bán lẻ cùng tham gia vào quy trình chuyển vốn, làm tăng tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính khi tham gia dự án.

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư do mỗi định chế bán lẻ đều có tiềm năng và lợi thế riêng với những nhóm khách hạng cụ thể.

- Việc lựa chọn một ngân hàng bán buôn sẽ rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án tín dụng.

- Cho phép nhiều ngân hàng bán lẻ tham gia ở các giai đoạn thích hợp của dự án. - Tác động xét về mặt kinh tế xã hội đối với ngân hàng bán buôn khá lớn, phạm vi triển khai dự án trải dài trên mọi miền đất nước vì đối tượng chuyển giao vốn đa dạng.

1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguồn vốn nước ngoài nói chung và vốn ODA nói riêng đã thực sự góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao quản trị vốn ODA ở các nước, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu như sau:

Vốn ODA cần được giám sát quản lý chặt chẽ từ trung ương đến các đơn vị quản lý và sử dụng.

Cần có sự phối hợp quản lý giữa các Bộ ban ngành chủ quản, các cơ quan chức năng và Ban quản lý dự án nhằm tăng cường giám sát đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả của nhà tài trợ và mục tiêu của dự án.

Việc lựa chọn các định chế tài chính vững mạnh rất quan trọng trong quá trình triển khai dự án ODA.

Đội ngũ cán bộ thực hiện dự án có trình độ là một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần thực hiện thành công dự án.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị vốn nước ngoài tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 33)