Phân tích các yếu tố tâm lý trong nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mớ

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập tâm lý quản trị kinh doanh (Trang 25)

Sản phẩm mới có thể là sản phẩm được thiết kế và sản xuất lần đầu; sản phẩm cũ nhưng được cải tiến bằng vật liệu mới, công nghệ mới hoặc sản phẩm cũ nhưng được đưa vào thị trường mới. Để thiết kế các sản phẩm mới phù hợp với tâm lý khách hàng thì người thiết kế phải nghiên cứu, nắm được những nhu cầu của họ với sản phẩm mới về:

- Tính mới, độc đáo và tính liên quan. Một trong những nhu cầu của người tiêu dùng là chuộng cái đẹp, thích cái mới, muốn theo kịp thời đại và đó là nguồn động lực thúc đẩy khách hàng hướng tới tiêu dùng sản phẩm mới. Ngoài ra, tính độc đáo của sản phẩm mới kích thích người tiêu dùng thông qua ý nghĩa tượng trưng của sản phẩm, nghĩa là khi dùng một sản phẩm người ta thường so sánh, liên tưởng tới một vấn đề nào đó.

- Độ an toàn và tiện dùng. Khi mua một sản phẩm nào đó, người tiêu dùng luôn quan tâm đến tính tiện dùng, thao tác có đơn giản không, di chuyển, bảo quản, sửa chữa có dễ dàng hay

không. Nhu cầu tiện dùng đòi hỏi cấu tạo sản phẩm phải phù hợp với kết cấu sinh lý và yêu cầu sử dụng của con người.

- Tự thể hiện. Trong thực tế, ai cũng muốn thể hiện mình, thể hiện cá tính, thể hiện tài năng, thể hiện tính sáng tạo. Vì vậy, sản phẩm mới được thiết kế phải bảo đảm thỏa mãn nhu cầu đó mới được thị trường đón nhận.

- Tính thẩm mỹ. Sản phẩm sản xuất ra không những phải có giá trị sử dụng cao, bền mà còn phải đẹp. Tuy nhiên, quan điểm và sự cảm nhận về cái đẹp của mỗi người tiêu dùng và theo thời gian cũng khác nhau, nên sản phẩm được thiết kế phải phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của từng đối tượng với từng giai đoạn cụ thể.

Để sản phẩm sản xuất ra thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng thì khi thiết kế sản phẩm mới, thiết kế bao bì cho sản phẩm cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Với thiết kế sản phẩm mới:

• Thiết kế sản phẩm mới phải căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng và sự biến động của nó theo các chiều hướng: một là, thay đổi về cơ cấu và cách thức quyết định tiêu dùng. Ngày nay, người tiêu dùng có thu nhập cao thường quan tâm đến việc “ăn ngon, mặc đẹp” hơn là “ăn no, mặc ấm”. Cơ cấu nhu cầu đã chuyển từ chỗ nhu cầu vật chất là quan trọng sang nhu cầu tinh thần là quan trọng hơn, nên lượng người đi du lịch, thưởng thức các loại hình nghệ thuật, vui chơi giải trí nhiều hơn. Và việc quyết định tiêu dùng cái gì, lúc nào, ở đâu là do nhóm người tiêu dùng quyết định chứ không phải do cá nhân. Hai là, thay đổi về thông tin tiêu dùng và mối quan hệ giữa người bán và người mua. Ngày nay, khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng có rất nhiều kênh thông tin khác nhau để tham khảo. Với tư cách là thượng đế thì người mua họ có quyền quyết định và lựa chọn sản phẩm mua, mức giá và lựa chọn nhà cung ứng.

• Thiết kế sản phẩm mới phải có tính đặc sắc, độc đáo để thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Sản phẩm mới phải có tính ưu việt hơn hẳn, đáp ứng cao hơn nhu cầu của người tiêu dùng về mặt kỹ thuật, kinh tế và cả tính thẩm mỹ.

• Sản phẩm mới phải có những nét tương đồng với sản phẩm cũ về quan niệm và thói quen tiêu dùng. Nếu sản phẩm mới là mới hoàn toàn thì trước khi tung ra thị trường, phải tiến hành thử nghiệm, cho phép khách hàng dùng thử.

• Thiết kế sản phẩm mới cần phù hợp với đăc điểm sinh lý, xu hướng tiêu dùng.

• Thiết kế những yếu tố phi vật chất như tên, nhãn mác, biểu tượng sản phẩm phải bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu có tính độc đáo và gây được ấn tượng tích cực.

Bao bì, bao gói sản phẩm thực chất cũng là một loại sản phẩm, và luôn đi kèm theo sản phẩm hàng hóa, thuận lợi, an toàn trong quá trình vận chuyển, và gây chú ý đối với người tiêu dùng. Vì vậy, khi thiết kế bao bì, bao gói cần bảo đảm:

 Bao bì, bao gói sản phẩm phải phù hợp với thói quen tiêu dùng, dễ thấy, dễ lấy, dễ mang theo, tiện lợi khi sử dụng. Với sản phẩm cùng loại thì bao bì, bao gói phải giống nhau, hoặc với cùng loại bao bì bao gói cho những sản phẩm khác nhau ở cùng một công ty, cùng nơi sản xuất.

 Màu sắc, hình dáng bao bì phải phù hợp với từng loại sản phẩm. Ví dụ, với màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết thường dùng cho hàng thực phẩm, còn màu phớt hồng và màu tím nhạt thường dùng cho mỹ phẩm.

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập tâm lý quản trị kinh doanh (Trang 25)