1. Điểm mạnh của quản lý thu quỹ BHXH huyện Yên Thành
- Công tác BHXH luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và lãnh đạo BHXH tỉnh Nghệ An, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, các phòng chuyên môn BHXH tỉnh và các cơ quan đơn vị SDLĐ trên địa bàn.
- Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, đồng bộ nên không bị chồng chéo công việc có sự phân công công việc rõ ràng nên công việc được đảm bảo, chủ động khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của BHXH huyện là những cán bộ trẻ, khõe, nhiệt tình, có trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân, có trình độ, kinh nghiệm không ngừng học tập cùng nhau hoàn thành tốt công việc của tập thể cũng như nhiệm vụ của mỗi thành viên, khắc phục được những khó khăn hoàn thành kế hoạch được giao. Đồng thời với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc và sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng, thống nhất cao độ trong toàn thể cơ quan làm cho công tác thu Bảo hiểm xã hội diễn ra được thuận lợi.
- Có sự kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động để quản lý đối tượng tham gia Bào hiểm xã hội. Nắm chắc diễn biến về thời gian công tác, tiền lương, tiền công để giải quyết kịp thời các khoản thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo đúng quy định cho người lao động
- Do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, công nghệ thônng tin được áp dụng vào các nghiệp vụ chuyên môn nên rất thuận lợi cho việc thực hiên BHXH.
- Đối với việc xét duyệt hồ sơ, thẩm định Bảo hiểm xã hội đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời, không để xảy ra các hiện tượng gây phiền hà cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội hoặc lạm dụng công quỹ.
- Phương pháo thu hợp lý, tiếp kiệm chi phí quản lý cho đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện, thuận tiện cho người lao động. Thời điểm thu kịp thời, quá trình thu diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo chính xác, an toàn.
- Mọi thủ tục hành chính nhanh chóng, ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động. Đặc biệt từ khi thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, các thủ tục được tinh giảm đáng kể, việc thu Bảo hiểm xã hội diễn ra nhanh chóng hơn.
2. Những hạn chế của quản lý quỹ BHXH huyện Yên Thành và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Yên Thành, còn có những thiếu sót, hạn chế như sau:
Trong các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì việc xác định và quản lý về BHXH đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức dân lập, tư thục, hộ gia đình, cá thể... đang gặp nhiều khó khăn do công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng lao động còn hạn chế. Trên thực tế, cơ quan BHXH địa phương không xác định được đúng,
đầy đủ và không quản lý được số lượng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Đối tượng tham gia BHXH đã được quy định rõ trong Luật BHXH và các văn bản dưới luật, nhưng ở khu vực ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều đơn vị chưa tự giác tham gia BHXH cho người lao động, hoặc tham gia không đủ số lao động, đóng không đúng thời gian, đúng mức quy định.
Tình trạng nợ đọng, trốn đóng đã và đang tiếp diễn xảy ra trên địa bản trên thời gian qua, nhưng chưa có biện pháp khắc phục thấu đáo, tình trạng này xảy ra ở hầu hết khối doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể. Nhưng tập trung chủ yếu trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể, cụ thể tính đến năm 2010, theo số liệu thu được từ phòng BHXH huyện Yên Thành, khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ trốn đóng, nợ đọng cao nhất so với tổng số cơ quan, doanh nghiệp; tiếp đến là khối nghề - hộ kinh doanh cá thể với 15% tổng số đơn vị tham gia. Các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhưng nhỏ về quy mô và thiếu ổn định. Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình không ký hợp đồng lao động, không đăng ký sử dụng lao động; tình trạng mượn tên, thuê trụ sở tạm thời để đứng tên thành lập công ty... nên nhiều đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH.
Công tác phối hợp giữa Bảo hiểm Xã hội huyện và Phòng Lao động Thương binh - Xã hội trong hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa được thường xuyên nên việc xử lý những sai phạm trong việc thi hành chính sách bảo hiểm xã hội còn có hạn chế.
Nguyên nhân
Hiện nay, khung hình phạt xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, đặc biệt là các doanh nghiệp vi phạm trốn đóng, nợ đọng thì mức phạt tối đa là 20 triệu đồng/lần phạt, cùng với việc mức phạt thấp, chế tài xử phạt không mang tính răn đe kiên quyết thì các doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt nếu bị phát hiện vi phạm, sau đó tiếp tục vi phạm vì số tiền còn nhỏ hơn so với số tiền phải đóng BHXH đúng quy định.
Số lượng người lao động thực tế tham gia BHXH chưa đạt đến mức bao phủ kín trên địa bàn là do:
+ Việc xác định đơn vị sử dụng lao động dựa vào số liệu do Sở Kế hoạch đầu tư và ngành thuế cung cấp nhưng thực tế có những doanh nghiệp không có
trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký và kể cả những đơn vị có địa chỉ thì việc thì việc thiết lập quan hệ làm việc giữa cơ quan BHXH với người sử dụng lao động cũng gặp khó khăn do chưa có cơ chế ràng buộc giữa việc cấp phép kinh doanh, cấp hóa đơn với việc tham gia BHXH cho người lao động.
+ Việc xác định số lượng lao động trong từng đơn vị gặp nhiều khó khăn. + Ngành BHXH chủ yếu sử dụng biện pháp tuyên truyền, vận động các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH cho người lao động. Cơ quan BHXH chỉ được phép kiểm tra việc tham gia BHXH cho người lao động của người sử dụng lao động mà không có quyền xử phạt người sử dụng lao động nếu có hành vi trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động.
Trên thực tế hiện nay, chưa có cơ chế thu BHXH đối với số lao động thuộc các làng nghề, kinh tế hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, chính vì thế mà gần 4 triệu lao động mặc dù có nhu cầu mong muốn được tham gia BHXH, mong muốn có được sự bảo vệ khi không may ốm đau, hết tuổi lao động..., nhưng không có cơ hội được tham gia vì thiếu cơ chế.
Cán bộ làm công tác kiểm tra trong hệ thống BHXH Việt Nam không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra mà chỉ được học qua các lớp tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kiểm tra lĩnh vực BHXH do BHXH Việt Nam tổ chức, số cán bộ này cũng luôn được điều chuyển.
Do dặc trưng của tỉnh là một tỉnh vùng núi, vị trí địa lý không mấy khi thuận lợi, nên gây ảnh hưởng tới khâu tiếp cận người dân để tuyên truyền, khuyến khích, nâng cao nhận thức của họ.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN