Những căn cứ trong việc đánh giá xếp hạng Việc chấm điểm tín dụng trong công tác trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TECHCOMBANK nhằm những mục đích sau:
Thứ nhất: ra các quyết định về cấp tín dụng,địn mức hạn mức tín dụng, thời hạn và các biện pháp đảm bảo để tránh được những tổn thất về rủi ro.
Thứ hai: Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NH lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó đúng lúc.
Thứ ba: Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới việc tiếp cần và tạo quan mối quan hệ tín dụng với các khách hàng có ít rủi ro hơn
Thứ tư : hỗ trợ công tác lập quỹ dự phòng tổn thất nhờ ước lượng khối lượng các khoản vay khó hoặc không thể thu hồi được.
2.3.1.1 Những căn cứ trong việc chấm điểm tín dụng
Để có thể thực hiện tốt công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng các ngân hàng nói chung và ngân hàng TECHCOMBANK nói riêng đều phải có
những căn cứ nhất định để việc chấm điểm khách hàng được chính xác nhất, các căn cứ đó là:
• Các hồ sơ về pháp lý và tài chính và thông tin kinh tế có liên quan tới ngành nghề kinh doanh của khách hàng
• Thông tin về lịch sử mối quan hệ của khách hàng đối với các tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng TECHCOMBANK
• Một số yếu tố khác liên quan tới môi trường làn việc, các vấn đề nội bộ và các vấn đề khác có liên quan
2.3.1.2 Đối tượng áp dụng chấm điểm
Đối tượng chấm điểm tín dụng của Ngân hang bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nướcViệt Nam, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và các Luật có liên quan đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (và được gọi chung là khách hàng).
2.3.1.3 Thời điểm đánh giá xếp hạng
Đối với khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng với Ngân HànTMCP kỹ thương Việt Nam : cuối các quý I,II,III hoặc cuối ngày 30 tháng 11 hàng năm.
• Trong các trường hợp có thay đổi, biến động về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (do điều kiện chủ quan của khách hàng hoặc ảnh hưởng khách quan từ chính sách, thị trường chung), cán bộ tín dụng phải cập nhật thông tin và đánh giá lại để đam rbaor tính chính xác.
• Đối với những trường hợp mà khách hàng muốn thay đổi hạn mức tín dụng hoặc muốn được cấp lại hạn mức tín dụng hoặc bắt buộc phải điều chỉnh hạn mức tín dụng. Khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng trung và dài hạn sau khi đã được cấp tín dụng ngắn hạn, việc đánh giá xếp hạng lại phải được thực hiện trước khi điều chỉnh hạn mức tín dụng hoặc cấp hạn mức tín dụng trung hoặc dài hạn.
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tiên với Ngân hàng, hoặc khách hàng tiềm năng, cần phải được đánh giá xếp hạng trước khi đề xuất cấp tín dụng. đối với những trường hợp này, cán bộ tín dụng ngân hàng cần thu thập và
sử dụng thông tin hoạt động trước nó 02 năm gần nhất hoặc từ ngày hoạt động của khách hàng (nếu chưa đủ 02 năm).
Trong tất cả mọi trường hợp khách hàng chỉ được xếp hạng khi khách hàng hoạt động tối thiểu 06 tháng.
2.3.1.4 Các bước xếp trong công tác chấm điểm tín dụng khách hàng
Bước 1: Thu thập thông tin Thông tin chung
Các thông tin chung thu thập bao gồm:
Thông tin về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Thông tin về các thành viên trong hồi đồng quản trị. Thông tin về lịch sử khách hàng.
Thông tin về các chính sách phát triển của khách hàng. Các thông tin về tài chính
Báo cáo tài chính (ưu tiên đã được kiểm toán) thời điểm gần nhất và của 2 năm về trước( nếu có) bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính
Kế hoạch sản suất kinh doanh hiện tại và tương lai
Các chỉ tiêu về doanh thu theo từng ngành nghề của doanh nghiệp Thông tin quan hệ với các tổ chức tài chính khác
Bảng dư nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng Lịch sử quan hệ với Techcombank
Lịch sử quan hệ với các tổ chức tài chính khác
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh cảu khách hang
Đây là một trong những bước khá quan trọng trong công tác chấm điểm ín dụng doanh nghiệp nhằm tham chiếu các giá trị chuẩn theo đặc thù của tùng ngành nghề . Việc xác định này dựa vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được định nghĩa là ngành mang lại trên 50% doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp đó và dựa trên 5 nhóm ngành sau:
• Nông lâm –ngư nghiệp
Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác,nuôi trồng , đánh bắt và chế biến các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp như trông trọt chăn
nuôi lương thực, thực phẩm; trồng rừng và khai thác gỗ; nuôi trồng,khai thác thủy hải sản, các doanh ngiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp….
• Thương mại-dịch vụ
Nhóm ngành thương mại dịch vụ bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm
+ Kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu và bán buôn bán lẻ + Kinh doanh về lĩnh vưc công nghệ thông tin –viễn thông + Kinh doanh về vận tải
+ Kinh donh thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục
+Kinh doanh các dịch vụ về du lịch, nhà hàng , khách sạn + Một số dịch vụ kinh doanh khách chưa được kể tên ở đây.
• Công nghiệp nặng
Nhóm ngành công nghiệp nặng bao gồm các lĩnh vực về khai khoáng,chế biến liệu xây dựng,chế tạo máy móc, năng lượng và các ngành công nghiệp nặng khác không được kể tên ở trên.
• Công nghiệp nhẹ
Nhóm ngành công nghiệp nhẹ bao gồm các lĩnh vực chế biến thực phẩm, các thiết bị gia đình, dược liệu. may mặc, dày da….
• Đầu tư và xây dựng cơ bản
Các lĩnh vực về đầu tư và xây dựng cơ bản như xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh bất động sản.
Bước 3: xác định quy mô khách hàng
Để xác định quy mô khác hàng ta dựa vào những chỉ tiêu về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và dựa vào các thông tin tài chính: vốn chủ sở hữu, quy mô lao động,tổng tài sản của doanh nghiệp và doanh thu thuần của doanh nghiệp. từ đó ta chia quy mô khách hàng thành 3 loại như sau:
• Quy mô lớn
• Quy mô trung bình
• Quy mô nhỏ
Bước 4: chấm diểm đối với các chỉ tiêu tài chính
Sau đây là bảng các chỉ tiêu tài chính được dùng trong chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại Techcombank (bao gốm 14 chỉ tiêu )
Chỉ tiêu Công thức tính
I Các mục chỉ tiêu thanh khoản
1
Chỉ tiêu Công thức tính
2
Khả năng thanh toán nhanh
= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
3
Khả năng thanh toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn
III Các mục chỉ tiêu hoạt
động
4 Doanh thu thuần/nợ phải trả = Doanh thu thuần/nợ phải trả 5
Vòng quay hàng tồn kho
= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
6
Hệ số khả năng chi trả lãi vay =1+(lợi nhuận trước thuế/lãi vay) 7 Hiệu suất sử dụng tài sản cố
định
= Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
8
Doanh thu thuần/ tổng tài sản = Doanh thu thuần/ tổng tài sản
III Các mục chỉ tiêu đòn cân nợ
9
Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 10
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 11 Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu
IV Các mục chỉ tiêu thu
nhập
12
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần
= Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh /Doanh thu thuần
13 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
14 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
Bước 2: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Chỉ tiêu
I Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
1 Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn.
2 Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng.
II Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp
3 Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc/và kế toán trưởng.
4 Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
5 Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
6 Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng.
7 Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ, ngành có liên quan.
8 Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của cán bộ tín dụng
9 Môi trường kiểm soát nội bộ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng.
10 Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng.
11 Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từ 2 đến 5 năm tới.
III Quan hệ với ngân hàng Techcombank
12 Lịch sử trả nợ (bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi) của khách hàng trong 12 tháng qua.
13 Số lần cơ cấu lại nợ (bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi) trong 12 tháng vừa qua.
14 Tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá. 15 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại
16 Lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác…) của khách hàng.
TECHCOMBANK trong 12 tháng qua.
18 Tỷ trọng doanh thu chuyển qua TECHCOMBANK trong tổng doanh thu (trong 12 tháng vừa qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của TECHCOMBANK trong tổng số vốn được tài trợ bởi các tổ chức tín dụng của doanh nghiệp.
19 Mức độ sử dụng các dịch vụ của TECHCOMBANK. 20 Thời gian quan hệ tín dụng với TECHCOMBANK.
21 Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua. 22 Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của cán
bộ tín dụng.
IV Các nhân tố bên ngoài
23 Triển vọng ngành.
24 Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của cán bộ tín dụng.
25 Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các "sản phẩm thay thế".
26 Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và giá cả). 2
7 Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi của Chính phủ, Nhà nước.
28 Ảnh hưởng của các chính sách của các nước - thị trường xuất khẩu chính.
29 Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào các điều kiện tự nhiên.
V Các đặc điểm hoạt động khác
30 Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào.
31 Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra)
32 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây.
33 Tốc độ tăng trưởng trung bình của lợi nhuận (sau thuế) của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây.
sản phẩm ra thị trường).
35 Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
36 Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng. 37 Mức độ bảo hiểm tài sản.
38 Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây.
39 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn.
40 Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng.
(Bảng 3: Các chỉ tiêu phi tài chính sử dụng trong chấm điểm tín dụng) Bước 6 : Tổng hợp điểm, xếp hạng doanh nghiệp
Điểm số chấm cho mỗi doanh nghiệp dựa trên công thức sau
- Tổng số điểm của doanh nghiệp = (điểm tài chính trọng số) +(điểm phi tài chính trọng số) hệ số rủi ro
Các trọng số phi tài chính và tại chính dựa trên việc báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không. Cụ thể như sau:
Bảng 4: Hệ số rủi ro theo chỉ tiêu
Từ số điểm tổng tính được đối với mỗi doanh nghiệp ta sẽ xếp hạng các doanh nghiệp theo hạng như sau( theo tiêu chuẩn xếp hạng của Standar & Poor)
Từ điểm Đến điểm Xếp loại
90 100 AAA 83 90 AA 77 83 A 71 77 BBB 65 71 BB 59 65 B 53 59 CCC 44 53 CC 35 44 C 0 35 D
(Bảng 5: bảng phân loại khách hạng của Techcombank) Trong đó các mức xếp hạng có ý nghĩa như sau:
CHƯƠNG III :
SỬ DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG
ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG TECHCOMBANK