Lao động và tập quán

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 33)

Sự phân bố dân cư và dân tộc không đồng đều trong vùng, người Kinh, người Mường ở hầu hết 7 xã, trong lúc người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì. Dân tộc Dao ở vùng này có tác động rất lớn đến tài nguyên VQG Ba Vì do tập quán du canh du cư của họ.

2.2.2. Lao động và tập quán

Kinh tế trong vùng đệm chưa phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nghề nông là chính, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, bình quân chỉ có 500m2/người, năng xuất thấp, lương thực (gồm cả màu quy thóc) chỉ đạt 130 - 150kg/người/năm. Theo báo cáo của các địa phương hiện còn 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thượng là xã có tỷ lệ nghèo nhiều nhất.

Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số chủ yếu là làm nông nghiệp với loại hình sản xuất lúa nước và trồng cây hoa màu. Riêng đồng bào Dao có

truyền thống du canh du cư nên gây sức ép dối với rừng tự nhiên. Hiện nay một phần dân cư đã chuyển sang trồng rừng và cây ăn quả. Một tiềm năng quan trọng của dân tộc Dao Ba Vì là nghề thuốc nam cổ truyền. Người Dao đã không ngừng phát huy thế mạnh nghề thuốc cổ truyền, từ đứa bé lên 5 đến người già trong làng đều có thể sử dụng thuốc nam thành thạo. Điều này khó tìm thấy ở người Kinh. Nhờ có nghề thuốc cổ truyền, một mặt người Dao đã tự chữa bệnh cho mình, mặt khác đó cũng là nguồn thu nhập kinh tế.

Hoạt động chăn nuôi cũng khá phát triển, đặc biệt là đồng bào Kinh. Các loại gia súc được chăn nuôi nhiều như: bò sữa, dê và gia cầm. Hiện có một vài cơ sở chăn nuôi đà điểu. Một số hộ gia đình đi theo hướng nuôi ong và cá.

Dich vụ du lịch cũng đang rất phát triển ở khu vực VQG Ba Vì và ngày càng có vai trò trong hoạt động kinh tế.

Một số hoạt động công nghiệp trong vùng: chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)