Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách hợp lưu sông Đà và sông Hồng 20km về phía nam. Sườn phía tây đổ xuống sông Đà, dốc hơn so với sườn tây bắc và đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là 25o, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 35o, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong vườn là không thuận lợi. Trong Vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như đỉnh Vua (1.296), đỉnh Tản Viên (1.227m), đỉnh Ngọc Hoa (1.131m), đỉnh Viên Nam (1.081m) và một số đỉnh thấp hơn như đỉnh Hang Hùm (776m), đỉnh Gia Dê (714m)...
Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính. Dải dông thứ nhất chạy theo hướng đông – tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9km. Dải dông thứ 2 chạy theo hướng tây bắc – đông nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dảy này chạy tiếp sang Viên Nam tới dốc Kẽm (Hòa Bình).
2.1.3. Địa chất và thổ nhƣỡng
Núi Ba Vì được hình thành do vận động tạo sơn indoxini của vỏ trái đất, được cấu tạo theo kiểu thềm hỗn hợp (phần dưới là đá gốc, phần trên là phù sa) gồm 2 nhóm đá chính:
- Đá magma như: spilit, pocfia, octofia. - Đá biến chất như: phiến thạch sét, sa thạch.
Đất feralit phong hóa từ các loài đá mẹ khác nhau. Ở những nơi xói mòn mạnh, mực nước ngầm thấp có kết von dạng hạt màu sẫm.
Địa chất và địa hình, kết hợp với khí hậu làm nên thổ nhưỡng, các nhóm đất đai chính ở vườn:
- Đất feralit phát sinh trên đá cát kết, đá bột kết, đá phiến - Đất bazan phát sinh trên đá phun trào
- Đất phù sa không được bồi, thành phần cơ giới từ đất thịt nhẹ đến trung bình
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, có thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng
- Đất lầy, thành phần cơ giới là đất thịt nặng trong các vùng trũng ngập nước
2.1.4. Khí hậu
VQG Ba Vì chịu ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền bắc Việt Nam, có mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm biến thiên từ 20,5oC đến 23,5oC. Ở vùng thấp, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 2,7oC; nhiệt độ cao nhất lên tới 42oC. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,6oC; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16o
C.
Dao động nhiệt độ ngày đêm có biên độ khá lớn với giá trị trung bình năm là 8oC, có thể đạt 9oC trong nửa đầu mùa đông và đầu mùa hè. Dao động theo chu kỳ
Synốp hàng năm tạo nên 3 đến 4 đợt không khí lạnh, gây rét đậm, nhiệt độ không khí ban đêm ở vùng núi xuống gần 0oC.
Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, không đồng đều giữa các vùng, các tháng, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Ở sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây và các vùng xung quanh. Sườn và chân núi phía đông lượng mưa hàng năm đạt 2.000 - 2.400mm. Mùa khô biểu hiện rõ, chỉ số ẩm mùa khô nhỏ hơn 0,5. Chỉ số ẩm cả năm dao động từ 1,4 đến 2,0. Thời kỳ nóng, ẩm kéo dài gần 8 tháng, bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 11. Thời kỳ khô lạnh từ giữa tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Tổng lượng bức xạ mặt trời hàng năm từ 120 - 130 kcalo/cm2
tương đối thấp so với các vĩ độ nhiệt đới. Thời kỳ hè thu tổng lượng bức xạ tương đối cao, lớn nhất trong các tháng 5, 6, 7 đạt 13 - 14kcalo/cm2 tháng, ngược lại thời kỳ đông – xuân giảm rõ rệt, đặc biệt trong các tháng giêng, 2, 3 chỉ có 6 – 8kcalo/cm2
tháng.
Khả năng bốc hơi nước ở khu vực Ba Vì khoảng 1.000 - 2.000mm/năm, trong mùa nóng là 100 - 150mm/tháng và 50 - 100m/tháng ở mùa lạnh.
Vùng thấp khuất núi sức gió tương đối yếu, tính trung bình chỉ khoảng 1,0 - 2,0m/s. Trên đỉnh và sườn núi sức gió tăng lên có thể đến 3 - 4m/s. Những cơn gió mạnh thường liên quan đến bão (các tháng 7, 8, 9) gió mùa đông bắc (từ tháng 11 - tháng 4) và đặc biệt mạnh liên quan với giông (tháng 4,5,6,7) có thể lên đến 20 - 30m/s.
Độ ẩm không khí tăng dần theo độ cao và đặc biệt trên độ cao 1.000m, độ ẩm không khí hầu như ẩm ướt quanh năm (92,0%) cao nhất vào đầu mùa hè (tháng 3, 4) và cuối đông tháng (12, 1, 2) liên quan đến gió mùa đông bắc.
Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt của khu vực:
- Gió tây khô nóng vào các tháng 5, 6, 7 với nhiệt độ trên 35oC và độ ẩm dưới 50%.
- Sương muối thường gặp vào các đêm đông, hiện tượng này phát triển lên theo chiều cao. Trên các đỉnh núi thường có hiện tượng mây mù, đặc biệt là vào thời gian chuyển mùa trong năm.
- Giông bão mưa đá thường xuyên xảy ra. Hoạt động giông và sét thường diễn ra trong tháng 5, 6, 7.
2.1.5. Thủy văn
Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng bắc, đông bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng. Ở phía tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía bắc và phía đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Các suối này thường gây lũ vào mùa mưa. Về mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối chính trong khu vực gồm có: suối Cái, suối Mít, suối Ninh, suối Yên Cư, suối Bơn…
Sông Đà chảy ở phía tây núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày như suối Ổi, suối Ca, suối Mít, suối Xoan...mực nước năm cao nhất khoảng 20m và năm thấp nhất là 7,7m (1971) so với mực nước biển, thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng đệm.
Một số suối về mùa mưa có lượng nước lớn nước chảy mạnh từ trên cao đổ xuống tạo nên các thác nước rất ngoạn mục: thác Ao Vua, thác Hương, thác Ngà Voi, thác Khoang Xanh....Trong vùng có hồ nhân tạo như: Đồng Mô – Ngải Sơn, hồ Hooc Cua (Tản Lĩnh), hồ Suối Hai, hồ Xuân Khanh, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ...
2.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng 2.1.6.1. Cơ cấu đất đai của VQG Ba Vì
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc gia Ba Vì là 10.782,7 ha, trong đó diện tích đất có rừng của Vườn hiện nay là 8.192,5 ha, chiếm 75,98% tổng diện tích tự nhiên toàn Vườn. Trong đó:
- Rừng trồng 3.992ha chiếm 48,73 % diện tích đất có rừng.
Diện tích đất có rừng phân bố nhiều nhất tại xã Ba Vì với 1.407,0ha. Diện tích rừng trung bình và rừng nghèo tập trung khu vực núi Ba Vì với 883,9ha.
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chỉ còn rừng phục hồi với diện tích 1.071,5ha, phân bố chủ yếu ở xã Yên Quang với 514,6ha.
2.1.6.2. Trữ lƣợng các loại rừng
Theo số liệu tham khảo kết phân chia 3 loại rừng năm 2005 của Viện Điều tra quy hoạch rừng và kết quả phúc tra tại thực địa năm 2008, trữ lượng các loại rừng VQG Ba Vì được tính toán và tổng hợp như sau:
Tổng trữ lượng gỗ của Vườn là 309,616 ngàn m3; trong đó trữ lượng rừng tự nhiên là 221,868 ngàn m3; rừng trồng là 87,748 ngàn m3
.
Rừng gỗ tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng. Rừng tre nứa có 1.041,3 ngàn cây phân bố chủ yếu ở các xã Ba Vì, Vân Hòa và một ít ở xã Tản Lĩnh, Ba Trại.
Trong tổng số 3.992,0ha rừng trồng thì có 1.694,0ha là rừng trồng ở cấp tuổi 1 chưa có trữ lượng. Rừng Keo và Bạch đàn tuổi 2 có trữ lượng 87,748 ngàn m3
; tập trung ở các xã Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Phú Minh.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.2.1. Dân số 2.2.1. Dân số
Theo quy hoạch mở rộng vườn, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện: huyện Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình; huyện Quốc Oai có 1 xã Đông Xuân; huyện Lương Sơn có 1 xã Lam Sơn; huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Yên Quang, Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hòa.
Vườn được chia làm hai vùng: vùng cấm và vùng đệm. Vùng cấm hầu như không có dân cư sinh sống. Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao, Thái và Cao Lan. Dân số khoảng 89.928 người theo điều tra năm 2008. Trong đó dân tộc Mường chiếm 65/%, Kinh chiếm 33%, Dao 1%, Thái, Cao Lan 1%.
Mật độ dân số 567 người/km2. Tốc độ phát triển dân số quanh vùng đệm là 2,26%.
Sự phân bố dân cư và dân tộc không đồng đều trong vùng, người Kinh, người Mường ở hầu hết 7 xã, trong lúc người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì. Dân tộc Dao ở vùng này có tác động rất lớn đến tài nguyên VQG Ba Vì do tập quán du canh du cư của họ.
2.2.2. Lao động và tập quán
Kinh tế trong vùng đệm chưa phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nghề nông là chính, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, bình quân chỉ có 500m2/người, năng xuất thấp, lương thực (gồm cả màu quy thóc) chỉ đạt 130 - 150kg/người/năm. Theo báo cáo của các địa phương hiện còn 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thượng là xã có tỷ lệ nghèo nhiều nhất.
Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số chủ yếu là làm nông nghiệp với loại hình sản xuất lúa nước và trồng cây hoa màu. Riêng đồng bào Dao có
truyền thống du canh du cư nên gây sức ép dối với rừng tự nhiên. Hiện nay một phần dân cư đã chuyển sang trồng rừng và cây ăn quả. Một tiềm năng quan trọng của dân tộc Dao Ba Vì là nghề thuốc nam cổ truyền. Người Dao đã không ngừng phát huy thế mạnh nghề thuốc cổ truyền, từ đứa bé lên 5 đến người già trong làng đều có thể sử dụng thuốc nam thành thạo. Điều này khó tìm thấy ở người Kinh. Nhờ có nghề thuốc cổ truyền, một mặt người Dao đã tự chữa bệnh cho mình, mặt khác đó cũng là nguồn thu nhập kinh tế.
Hoạt động chăn nuôi cũng khá phát triển, đặc biệt là đồng bào Kinh. Các loại gia súc được chăn nuôi nhiều như: bò sữa, dê và gia cầm. Hiện có một vài cơ sở chăn nuôi đà điểu. Một số hộ gia đình đi theo hướng nuôi ong và cá.
Dich vụ du lịch cũng đang rất phát triển ở khu vực VQG Ba Vì và ngày càng có vai trò trong hoạt động kinh tế.
Một số hoạt động công nghiệp trong vùng: chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ.
2.2.3. Văn hóa xã hội
- Văn hóa: Dân cư sống trong VQG Ba Vì gồm nhiều dân tộc khác nhau vì vậy các hoạt động văn hóa cũng rất đa dạng và mang những đặc điểm riêng. Ví dụ bản sắc văn hoá dân tộc Dao vẫn bảo tồn và giữ nguyên được như: Tết nhảy, múa rùa, múa chuông, cấp sắc lễ hội của làng, cầu mưa, cầu nắng, cầu sức khoẻ cho mọi người....Tuy nhiên do điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, kinh tế còn nghèo, phương tiện thông tin đại chúng còn thiếu thốn nên việc tuyên truyền giáo dục, bài trừ hủ tục, phát huy thuần phong mỹ tục còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống giáo dục của dân cư vùng đệm trước đây nhìn chung không phát triển do đời sống kinh tế thấp, phong tục lạc hậu, hoạt động kinh tế là nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở huấn luyện và đào tạo quân sự, cơ sở du lịch đang góp phần nâng cao nhận thức văn hóa và giáo dục cho người dân địa phương.
- Hệ thống y tế và chăm sóc y tế chủ yếu tập trung ở thị xã Sơn Tây.
- Khu vực VQG Ba Vì là một vùng có tiềm năng phát triển văn hóa đa dạng và phong phú. Là vùng có thể kết hợp được văn hóa cổ truyền và hiện đại. Từ đó phát triển sức mạnh của tổng hợp văn hóa, phục vụ phát triển xã hội. Núi Ba Vì với các đền chùa gắn liền với các truyền thống văn hóa đẹp của người Việt, với những ngôi làng cổ kính, và đặc biệt là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua được hoàn thành vào năm 1999 là các di tích lịch sử văn hóa quan trọng. Nhờ vậy mà hàng năm Ba Vì thu hút rất nhiều lượt khách tới thăm quan. Hoạt động du lịch phát triển mạnh với nhiều loại hình du lich khác nhau: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi.
2.2.4. Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng ở vùng đệm khá thuận lợi, các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã, đường từ trung tâm xã đến các thôn còn là đường cấp phối và đường đất. Đặc biệt ở khu vực VQG Ba Vì và thị xã Sơn Tây có hệ thống giao thông rất thuận lợi về cả đường bộ, đường thủy và đường không.
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng
Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch ở sườn đông và sườn tây núi Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Kiểm kê và hệ thống lại các loài thực vật có mạch thuộc sườn đông và sườn tây núi Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.
- Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật thuộc sườn đông và sườn tây núi Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra như trên chúng tôi thực hiện các nội dung như sau :
1. Xác định phạm vi nghiên cứu: vì thời gian học tập và làm luận văn không nhiều cho nên chúng tôi đã chọn nghiên cứu thực vật ở 2 sườn: sườn đông và sườn tây của núi Ba Vì thuộc VQG Ba Vì, Tp. Hà Nội.
2. Thu mẫu từ đỉnh núi xuống chân núi, xử lí mẫu vật và xác định tên khoa học theo Nguyễn Nghĩa Thìn năm 1997.
3. Xây dựng danh lục các loài thu được theo Brummitt (1992). 4. Đánh giá tính đa dạng với các phương diện sau :
- Đa dạng về thành phần: ngành, họ, chi, loài. - Đa dạng về dạng sống
- Đa dạng về yếu tố địa lý thực vật
- Đa dạng về giá trị tài nguyên: Tài nguyên về giá trị sử dụng và tài nguyên về nguồn gen quí hiếm.
3.4. Địa điểm
- Địa điểm thu mẫu tại sườn đông và sườn tây núi Ba Vì.
- Xử lý mẫu vật, phân tích, định tên khoa học… tại Bảo tàng Sinh vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử du ̣ng chủ yếu hai phương pháp để phục vụ nghiên cứu đa dạng thực vật là phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia.
3.5.1. Thu mẫu thập số liệu ở thực địa
Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến.
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu, để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu. Dựa vào đặc điểm địa hình và kế thừa những thông tin của cá cuộc điều tra nghiên cứu trước đây của các chuyên gia thực vật, chúng tôi đã xác định các tuyến chính và từ các tuyến chính này thì các tuyến phụ theo kiểu xương cá