Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 25)

Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật. Nghiên cứu về phổ dạng sống chính là tìm hiểu bản chất sinh thái của hệ thực vật.

Có nhiều kiểu phân loại dạng sống khác nhau. Nhưng nhiều tác giả hiện nay vẫn thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934). Mấu chốt để sắp xếp các nhóm dạng sống này chính là xem vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản [18, 23].

1. Cây chồi trên – Phanerophytes (Ph): gồm những cây có chồi trong mùa khó khăn nằm cách mặt đất từ 25cm trở lên.

a) Cây chồi trên to (Megaphanerophytes) – Mg: cây gỗ cao từ 25m trở lên. b) Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) – Me: cây gỗ từ 8 - 25m.

c) Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) – Mi: cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây leo gỗ, có thân cây hóa gỗ, cao từ 2 - 8m.

d) Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) – Na: cây gỗ lùn, cây bụi hay cây nửa bụi, dây leo gỗ nhỏ, có thân cây hóa gỗ, cao từ 25 - 200cm.

e) Cây bì sinh (Epiphytes) – Ep: các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá.

f) Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasit-hemiparasit phanerophytes) – Pp g) Cây mọng nước (Succulentes) – Suc

h) Dây leo (Lianophanerophytes) – Lp

i) Cây chồi trên thân thảo (Herbaces phanerophytes) –- Hp

2. Cây chồi sát đất (Chamaephytes) – Ch: gồm những cây có chồi trong mùa khó khăn cách mặt đất dưới 25cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh hay chống khô.

3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – Hm: gồm những cây có chồi trong mùa khó khăn nằm sát mặt đất (ngang mặt) được lá khô che phủ bảo vệ, thường các loài này có thân nửa nằm dưới đất, nửa trên mặt đất.

4. Cây chồi ẩn (Cryptophytes) – Cr: gồm những cây có chồi trong mùa khó khăn nằm dưới đất.

5. Cây một năm (Therophytes) – T: gồm những cây vào thời kì khó khăn, toàn bộ cây chết đi, chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt. Đó là toàn bộ cây có đời sống ngắn hơn một năm, sống ở bất kể môi trường nào.

Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)