Hiện nay, do vi khuẩn ngày càng kháng thuốc nên các nhà khoa học đang tập trung đi tìm các tác nhân mới để diệt chúng và bạc là một trong những chất được tập trung nghiên cứu mạnh nhất.
Sở dĩ bạc nano được ứng dụng vào việc kháng khuẩn vì bạc là kháng sinh tự nhiên và khơng gây tác dụng phụ [18, 78, 86].
Bạc nano cĩ tính kháng khuẩn, kháng nấm cao, phổ rộng (khả năng tiêu diệt 650 lồi vi sinh vật, thậm chí cả virút HIV-typ1) [58, 62, 63, 87] .
Hiệu lực kháng nấm bệnh thực vật của bạc nano cũng được nghiên cứu bởi nhĩm tác giả Park [64]. Kết quả độ ức chế đạt tối đa 100% đối với nấm Botrysis cinerea, Rhizoctonia solani, Colletotrichum gloeosporioides, Magnaporthe grisea
keo bạc nano/silica. Hiệu lực kháng nấm cao là do kích thước hạt bạc nhỏ (1-5nm), hạt bạc được ổn định tốt trên hạt silica, đồng thời silica cũng cĩ hoạt tính kháng nấm bệnh thực vật và đã được ứng dụng rộng rãi trong nơng nghiệp.
Nhờ đặc tính này mà bạc nano được các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngồi nước đặc biệt quan tâm, nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ lợi ích của con nguời chẳng hạn như lĩnh vực y tế, hàng điện tử gia dụng, cơng nghệ giải trí …[1, 18].
Mặt khác, bạc nano khơng gây phản ứng phụ, khơng gây độc cho người và vật nuơi khi nhiễm lượng bạc nano bằng nồng độ diệt khuẩn (trong khoảng nồng độ <100ppm) [19, 73, 86]. Tuy nhiên cho đến nay, cơ chế kháng vi sinh vật của bạc nano vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng. Bằng các kỹ thuật chụp ảnh kính hiển vi điện tử cĩ độ phĩng đại cao (FE-SEM, FE-TEM...), kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt bạc nano bám dính với các thành phần điện tích âm trên bề mặt tế bào vi khuẩn, virus làm thay đổi tính thấm và sự hơ hấp của tế bào. Đồng thời các hạt bạc cĩ kích thước nhỏ chui vào trong tế bào, kết hợp với enzym hay ADN cĩ chứa nhĩm sunphua hoặc phốtphát gây bất hoạt enzym và làm rối loạn quá trình sao mã ADN dẫn đến gây chết tế bào [48, 55, 62, 76, 86]. Trước sự gia tăng các dịng vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc kháng sinh điển hình là Staphylococcus aureus hay các loại vi nấm gây bệnh thực vật ví dụ như Corticiun salmonicolor thiếu thuốc đặc trị [29, 31, 34, 62, 86, 89] thì việc lựa chọn các chế phẩm chứa bạc nano rất được quan tâm.
Theo trung tâm Nano Thượng Hải (Trung Quốc), bạc nano là một chất diệt khuẩn mới, tác nhân này được đánh giá là dễ sử dụng, an tồn và cĩ khả năng phân tán cao trong mơi trường nước.
Thơng thường nồng độ bạc sử dụng cho việc kháng khuẩn và sát trùng rất thấp, ví dụ khoảng 5ppm cho việc diệt vi khuẩn Esherichia Coli hiệu quả đến 99,9% và khuẩn Staphylococcus aureus lớn hơn 99% [33, 52, 82]. Vì vậy, bạc nano rất hữu ích cho việc sử dụng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm bệnh phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người…[63, 77].