Giải pháp 5, giải pháp về hoàn thiện dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Hòa Sơn (Trang 34)

- Xuất NVL cho sản xuất

Phụ lục 20: Bảng phân bổ NVL

3.2.5 Giải pháp 5, giải pháp về hoàn thiện dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho

Do đăc thù là DN XDCB nên NVL chiếm tỷ trongj rất lớn trong chi phí SXKD của công ty. Mặt khác,giá cả của thị trường lại luôn biến động. Chính vì vậy, em nghĩ công ty nên có sự chú ý hơn với công tác dự phòng vật liệu tồn kho, để khi có sự biến động về giá cả sản phẩm trên thị trường, công ty sẽ có khoản tài chính để bù đắp sự thay đổi bất thường này.

Lập dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho sẽ giúp công ty bình ổn giá trị vật liệu cũng như hàng hoá trong kho, tránh được cú sốc của giá cả thị trường. Thực chất của việc dự phòng là có nguồn tài chính để bù đắp những thay đổi bất thường của giá cả NVL.

Việc trích lập dự phòng được tiến hành như sau:

+ Cuối niên độ, kế toán căn cứ vào số lượng, giá thực tế trên thị trường và giá trên sổ sách kế toán của vật liệu, hàng hoá tồn kho tại thời điểm kiểm kê. Khi có sự giảm giá của vật liệu và hàng hoá trên thị trường, kế toán tiến hành lập dự phòng cho những vật liệu có xu hướng giảm giá. Trước khi lập dự phòng, công ty phải lập hội đồng thẩm định mức độ giảm giá của vật liệu tồn kho, công ty xác định mức dự phòng theo phương thức sau:

Mức dự phòng giảm giá HTK = Số lượng HTK x (Giá gốc HTK – Giá trị thuần có thể thực hiện của HTK)

+ Kế toán phản ánh mức lập dự phòng: Nợ TK 642:

+ Khi thực tế có sự biến động giá cả, giảm giá vật liệu tồn kho: Nợ TK 159:

Có TK 152:

+ Nếu giảm giá vật liệu không xảy ra hoặc xảy ra nhưng số lượng lập dự phòng nhỏ hơn số đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thì kế toán phải hoàn nhập lại số chênh lệch nhỏ hơn:

Nợ TK 159:

KẾT LUẬN

Kế toán là một công việc phức tạp và khó khăn, trong đó kế toán NVL là một nội dung quan trọng, nó cung cấp số liệu thông tin cho nhu cầu phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tập hợp chi phí, sử dụng tiết kiệm nvl sẽ giúp giảm chi phí, hạ giá thành sán xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đứng trên góc độ của một kế toán viên, em cho rằng cần phải nhận thức đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Mặc dù có thể vận dụng lý luận vào thực tế dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phải đảm bảo phù hợp được về nội dung và mục đích của kế toán.

Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Hòa Sơn là dịp để em vận dụng những kiến thức từ lý thuyết vào công việc thực tế. Mặc dù có sự chênh lệch nhưng vẫn giúp em nhận thấy rõ rằng: chỉ dựa vào những kiến thức đã học ở trường là chưa đủ. Vì vậy, thực tập cuối khóa là bước đi đầu tiên của sự vận dụng các kiến thức vào công việc chuyên ngành

Với hy vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán NVL tại công ty em mong rằng nhưng giải pháp cuả mình sẽ nhận được sự đồng tình của thầy cô và lãnh đạo phòng kế toán trong công ty.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hà và các cán bộ phòng kế toán Công ty Cổ phần Hòa Sơn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề cuối khóa này

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do trình độ còn hạn chế và số lượng thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nên em chưa có đủ điều kiện để đi sâu nghiên cứu Chuyên đê một cách toàn diện. Vì thế Chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình trình bày, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Hòa Sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w