Quan niệm về biện chứng của quá trình nhận thức

Một phần của tài liệu Quan niệm của Ph. Ăngghen về nhận thức trong tác phẩm Chống Đuyrinh và ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học hiện nay (Trang 25)

Khẳng định nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc của con người, các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản đã quán triệt những nguyên tắc căn bản của thế giới quan duy vật biện chứng trong lý luận nhận thức. Theo đó, thế giới vật chất không ngừng vận động và phát triển, tồn tại độc lập với con người, bản chất của nhận thức chính là sự phản ánh trong bộ óc người hiện thực khách quan rộng lớn và muôn vẻ ấy.

Tuy nhiên, sự phản ánh đó không phải là một hành động nhất thời và thụ động mà là một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực, năng động và sáng tạo. Trong nhận thức, sự phù hợp giữa tư tưởng (thuộc con người) với hiện thực khách quan là một quá trình. Nói cách khác, sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người là quá trình vận động của sự nhận thức vô tận về thế giới với cả một chuỗi những sự trừu tượng, hình thành khái niệm, quy luật. Những khái niệm này cũng bao quát một cách tương đối, gần đúng những quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển, tạo nên một bức tranh sinh động, khoa học về thế giới khách quan.

Lịch sử phát triển của khoa học đã cho thấy nhiều trường hợp những tài liệu, những sự kiện thu nhận được trong quá trình quan sát và thực nghiệm đã hoàn toàn bất ngờ và vượt ra ngoài dự kiến của nhà khoa học, trái ngược với những quan niệm và hiểu biết thông thường. Điều đó không làm cho con người mất đi lòng tin vào giá trị của những tri thức cũ cũng như khả năng nhận thức của mình. Trái lại, đó chính là cơ sở, là điểm tựa để con người bổ

sung, phát triển tri thức lý luận, chính là những bước chuyển biến về chất trong nhận thức của loài người mà ta đã được chứng kiến trong lịch sử của hầu hết các lĩnh vực nhận thức khoa học, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây.

Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngghen đã vạch rõ một cách sâu sắc tính chất biện chứng của nhận thức: nhận thức không có giới hạn đồng thời lại có giới hạn; nó không có tính chất tuyệt đối mà bị hạn chế ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử, nhưng xét theo bản chất, sứ mệnh, khả năng của nó thì nhận thức lại không có giới hạn. Ph.Ăngghen viết: “tư duy của con người vừa tối cao vừa không tối cao, và khả năng nhận thức của con người vừa là vô hạn, vừa là có hạn. Tối cao và vô hạn là xét theo bản tính, sứ mệnh, khả năng và mục đích lịch sử cuối cùng của nó. Không tối cao và có hạn là xét theo sự thực hiện cá biệt và thực tế trong mỗi một thời gian nhất định”42, 127.

Điều đó có nghĩa là, một mặt, nhận thức của con người là toàn năng và vô hạn (tuyệt đối) ở chỗ: khả năng chung của nhận thức con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. Nhận thức có thể phản ánh đầy đủ và vô tận thế giới vật chất với những thuộc tính bản chất, quy luật của nó; mặt khác, nhận thức của con người là không toàn năng và có hạn (tương đối) ở chỗ mức độ phản ánh thế giới khách quan thường bị hạn chế bởi điều kiện, hoàn cảnh, trình độ của mỗi người, mỗi thế hệ trong từng giai đoạn cụ thể. Trong khi tiến hành một hoạt động nhận thức nào đó, chủ thể nhận thức – có thể là một cá nhân, một tầng lớp, giai cấp, dân tộc và rộng hơn có thể là toàn thể loài người – luôn chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể; nghĩa là luôn hoạt động với tư cách một thực thể xã hội với những lợi ích giai cấp nhất định, với những chuẩn mực, giá trị, những tâm trạng, truyền thống được thể hiện trong nền văn hoá của dân tộc. Trong xã hội không có cái gì được tạo ra mà lại không liên quan, đụng chạm đến lợi ích con người. Do đó, nhận thức xã

hội trở nên đặc biệt khó khăn và phức tạp. ở đây, hơn bất kỳ một lĩnh vực nhận thức nào khác, quan điểm chính trị, đạo đức, lòng trung thành của nhà khoa học đối với những lý tưởng và chân lý đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Đồng thời, mỗi chủ thể nhận thức cũng hoạt động như một nhân cách sinh động với những niềm say mê, khí chất cũng như tài năng và ý chí nhất định.

Trong tác phẩm của mình, nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra rằng, phần lớn các tri thức về thực tiễn của nhân loại đều là tương đối, cũng như trình độ nhận thức của con người luôn cần được hoàn thiện. Nhưng chúng mang tính chân lý, khách quan, phản ánh đúng khía cạnh nào đó của cuộc sống, mặc dù chúng bị hạn chế, khập khiễng xét trong quá trình nhận thức lâu dài. Tri thức tuyệt đối cũng tồn tại, chúng sẽ không bị loại trừ đi bởi sự phát triển của khoa học.

Đuy rinh không nhìn thấy mối liên hệ lẫn nhau giữa các khía cạnh tương đối và tuyệt đối trong quá trình nhận thức. Phê phán Đuyrinh, Ph.Ăngghen cho rằng, cần xem xét nhận thức một cách biện chứng, nghĩa là không phải như kết quả cứng đờ, khuôn mẫu mà như quá trình vận động từ chưa biết đến biết, từ kiến thức tương đối đến kiến thức tuyệt đối. Quan điểm như thế nói lên tính mâu thuẫn của nhận thức, và có thể có câu trả lời đúng đắn về tính độc lập của nhận thức (tuyệt đối và tương đối). Nó độc lập bằng bản chất của mình, bằng chức năng, khả năng, mục đích lịch sử cuối cùng, nó không độc lập (lệ thuộc) và có giới hạn bằng sự thể hiện riêng lẻ, bằng trình độ nhận thức cụ thể có được ở một thế hệ nhân loại nhất định.

Các nhà siêu hình đào một cái hố ngăn cách cái hữu hạn và cái vô hạn, cái riêng và cái chung. Trái với phép siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng dạy rằng trong khi nhận thức cái hữu hạn, cái tạm thời, đồng thời chúng ta cũng nhận thức cái vô hạn, vĩnh viễn. Nhận thức được thực hiện không phải bằng cách nào khác mà do những cá nhân cụ thể, có khả năng tư duy phản

ánh thế giới xung quanh bằng các giác quan và bộ óc của mình. Trong lĩnh vực nhận thức bao giờ cũng đụng đến những vật, hiện tượng, quá trình hữu hạn nào đó. Như vậy, nhận thức được thực hiện như là nhận thức về những vật hữu hạn. Đồng thời nhận thức của con người đạt tới tính vô tận và tự bản thân nó là một quá trình vô tận. Ph.Ăngghen viết: “Cũng như tính vô tận của tài liệu có thể nhận thức được gồm toàn những vật hữu hạn, tính vô tận của tư duy, nhận thức một cách tuyệt đối cũng gồm một số nhiều vô hạn những đầu óc hữu hạn của con người…”42, 724 - 725. Một con người riêng biệt bao giờ cũng tìm thấy một trạng thái nhất định của xã hội, những quan niệm và tư tưởng nhất định, những quan niệm và tư tưởng này là kết quả của hoạt động nhận thức của người khác. Điều đó cũng xảy ra đối với mỗi thế hệ người tiếp theo sau. Mỗi thế hệ không những chỉ kế thừa những lực lượng sản xuất do những thế hệ trước sáng tạo, mà còn đứng trên vai những thế hệ đó trong hoạt động nhận thức của mình, dựa vào tài liệu tư tưởng do họ tích lũy được. Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Nhận thức được rằng toàn bộ những hiện tượng tự nhiên đều ở trong mối liên hệ có hệ thống ấy ở khắp mọi nơi trong từng bộ phận cá biệt cũng như trong toàn bộ. Nhưng trình bày mối liên hệ ấy một cách khoa học, triệt để và hoàn toàn đầy đủ, xây dựng trong tư tưởng một hình ảnh chính xác về hệ thống thế giới trong đó chúng ta đang sống thì đó là việc không thể làm được đối với chúng ta cũng như đối với tất cả mọi thời đại”42, 57 .

Khẳng định nhận thức được thực hiện bởi vô số bộ óc có năng lực nhận thức hữu hạn của con người, bác bỏ việc đối lập cái tuyệt đối và cái tương đối một cách siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra con đường nhận thức đem lại chân lý tuyệt đối theo ý nghĩa biện chứng cụ thể của danh từ đó. Theo đó, nhận thức không phải là một quá trình thuần tuý trừu tượng hay thuần tuý cụ thể. Nó là một quá trình phức tạp, được bắt đầu từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn; là sự phản

ánh vào ý thức những hoạt động thực tiễn của con người, dưới dạng ý niệm và biểu tượng. Vượt ra ngoài phạm vi của hoạt động thực tiễn sẽ không có quá trình nhận thức.

Các trào lưu triết học trước Mác (kể cả triết học duy vật của Phoi-ơ- bắc) xem xét nhận thức tách rời hoạt động thực tiễn của con người. Chủ nghĩa duy tâm đã đề cập, nói đúng ra là, cảm thấy vai trò tích cực sáng tạo của con người, nhưng lại chỉ giới hạn tính tích cực sáng tạo đó trong lĩnh vực tinh thần. Theo Hêghen, nhà triết học duy tâm khách quan, thực tiễn là “hoạt động có ý chí của tư tưởng”. Những nhà duy tâm chủ quan thì lại cho rằng, hoạt động thực tiễn bị chế định bởi ý chí, bản năng hoặc những nhân tố tiềm thức. Thí dụ, Đơgiêmxê coi thực tiễn là những kinh nghiệm tôn giáo, tức là những hoạt động tinh thần đặc biệt. Một số đại biểu của chủ nghĩa xét lại cũng coi thực tiễn là những hoạt động tự ý thức. Tóm lại, sai lầm căn bản của quan niệm duy tâm về thực tiễn là ở chỗ tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần, tư tưởng của nó, chỉ hiểu được thực tiễn như là hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận và như vậy, thực chất là họ đã gạt bỏ vai trò của thực tiễn.

Xác định quan hệ đầu tiên, khởi nguyên của con người đối với thế giới xung quanh là quan hệ thực tiễn, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định, con người không ngừng tác động vào thế giới xung quanh, mọi hoạt động của con người, xét đến cùng, đều dựa trên sự trao đổi chất và trao đổi năng lượng với giới tự nhiên. Sự khác biệt căn bản giữa con người với tất cả các thực thể tự nhiên khác là ở chỗ con người có khả năng nhận thức các quá trình của thế giới khách quan và không ngừng tác động bằng thực tiễn vào thế giới, biến đổi, cải tạo thế giới đó theo những nhu cầu của mình. Tất nhiên, sự tác động vào thế giới bên ngoài cũng đòi hỏi hoạt động tích cực của nhận thức. Nhận thức chỉ là một hoạt động đặc trưng của con người, nhưng sự xuất hiện và bản chất của nó chỉ có thể hiểu được một cách đúng đắn trong mối quan hệ của nó với hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi

thế giới khách quan, bắt các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và tính quy luật của chúng. Những tri thức mà chúng ta có được cho đến hôm nay xét đến cùng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn. Loài người đã nhờ hoạt động thực tiễn mà có được những hiểu biết, thể hiện trong nền văn hoá mà chúng ta đang thừa hưởng; nhưng cũng chính từ thực tiễn hiện nay và mai sau mà chúng ta sẽ lại thu nhận và làm phong phú thêm mình bằng những tri thức mới. Thực tiễn đã, đang và sẽ mãi mãi là ngọn nguồn bất tận của mọi hiểu biết của con người. Mặt khác, chính trong quá trình cải tạo, biến đổi thế giới khách quan, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình. Quá trình hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động cách mạng xã hội cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện những năng lực bên trong của con người, phát huy năng lực trí tuệ của con người. Ph.Ăngghen viết: “Từ trước tới nay, khoa học tự nhiên cũng như triết học cũng đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư tưởng. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên… là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ của con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên”42, 720.

Khẳng định nhận thức nảy sinh, tác động và phát triển như là một điều kiện cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời chỉ ra vai trò của thực tiễn như là mục đích của nhận thức. Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận thức hướng tới để giải đáp, đồng thời cũng tạo ra những phương tiện cần thiết cho việc nghiên

cứu, đem lại những tài liệu, dữ kiện để tổng kết, khái quát thành tri thức lý luận.

Sau này, trong tác phẩm “Bút ký triết học”, V.I.Lênin đã khắc hoạ một cách cô đọng bản chất của nhận thức. Ông cho rằng, con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan đi “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”38, 179. Theo quan điểm đó, nhận thức là một quá trình biện chứng, diễn ra qua hai giai đoạn: nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng). Cũng trong tác phẩm này, khi bàn về bản chất của nhận thức và cơ chế hình thành các khái niệm, phạm trù, quy luật, V.I.Lênin cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người. Nhưng đó không phải là một sự phản ánh đơn giản, trực tiếp hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật etc… Con người không thể nắm được = phản ánh = miêu tả toàn bộ giới tự nhiên một cách đầy đủ, “tính chỉnh thể trực tiếp” của nó, con người chỉ có thể đi gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, một bức tranh khoa học về thế giới…”38, 192.

Như vậy, các khái niệm, phạm trù chính là sản phẩm của bộ óc con người, chúng đồng thời là hình thức phản ánh giới tự nhiên một cách khái quát, trừu tượng. Tuy nhiên, để hình thành các khái niệm, phạm trù, quá trình nhận thức phải trải qua những khó khăn, phức tạp nhất định. Sự phức tạp, khó khăn đó là ở chỗ: Tư duy con người không thể bao quát hết toàn bộ bản chất của đối tượng, không theo sát một cách đầy đủ toàn bộ quá trình phát triển của nó, mà chỉ phản ánh đối tượng một cách cục bộ, đứt đoạn, chỉ tiếp cận được một số đặc điểm nào đó. Vì vậy, nếu không hiểu được tính chất này của nhận thức thì rất dễ rơi vào quan điểm siêu hình hoặc bất khả tri luận. Mặt

khác, nếu không hiểu đúng bản chất biện chứng của quá trình nhận thức thì chúng ta rất dễ sa vào quan điểm duy tâm, tuyệt đối hoá vai trò của khái niệm, phạm trù – coi chúng như là sản phẩm sáng tạo thuần tuý của tư duy, quy định sự vận động, phát triển của thế giới.

Như vậy là, xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng để phê phán quan điểm duy tâm và siêu hình của Đuyrinh về nhận thức, nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã vạch rõ tính chất biện chứng của quá trình

Một phần của tài liệu Quan niệm của Ph. Ăngghen về nhận thức trong tác phẩm Chống Đuyrinh và ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)