Luận giải vai trò của phương pháp luận duy vật biện chứng đố

Một phần của tài liệu Quan niệm của Ph. Ăngghen về nhận thức trong tác phẩm Chống Đuyrinh và ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học hiện nay (Trang 84)

với sự phát triển của lý thuyết khoa học

Những biến động lớn lao do cuộc cách mạng hiện đại gây ra trong lĩnh vực khoa học tự nhiên nói chung, trong nhận thức khoa học tự nhiên nói riêng đặt ra nhiều vấn đề rất mới, trong đó có những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi giải quyết của một bộ môn khoa học cụ thể và bước vào lĩnh vực của triết học. Ph.Ăngghen đã nhận xét trong “Phép biện chứng tự nhiên” rằng những thành

muốn hay không - phải tiến tới các kết luận chung về lý luận, phải tiến tới các kết luận chung thuộc lĩnh vực triết học. Ngày nay nhận xét đó của Ph.Ăngghen lại càng được xác nhận rực rõ hơn bao giờ hết.

Thực tiễn đã cho thấy, trong khi đi sâu vào tìm hiểu các mặt khác nhau của tự nhiên, trong khi chuyển đối tượng nghiên cứu từ một lớp cấu trúc này của vật chất sang một lớp cấu trúc khác, khoa học tự nhiên không tránh khỏi vấp phải những vấn đề mà tự nó không giải quyết được vì những vấn đề ấy vượt ra khỏi thẩm quyền của nó. Sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học tự nhiên hiện đại đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề triết học lớn lao và phức tạp. Giải quyết đúng đắn những vấn đề ấy, một mặt, sẽ giúp chúng ta hiểu đúng bản chất của những phát minh khoa học, giúp cho các nhà nghiên cứu có thế giới quan khoa học, và phương pháp tư duy sắc bén để tiếp tục khám phá những bí mật của giới tự nhiên, giải quyết hậu quả kinh tế - xã hội của những phát minh khoa học tự nhiên, đem khoa học và kỹ thuật phục vụ cho sự tiến bộ xã hội, phục vụ cho lợi ích của con người. Mặt khác, nhờ sự khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên và kỹ thuật hiện đại mà nội dung các phạm trù, các quy luật của triết học duy vật cũng được làm sâu sắc thêm, phong phú thêm để hoàn thành vai trò thế giới quan và phương pháp luận đối với các ngành khoa học tự nhiên.

Như vậy là, trước những thay đổi lớn lao do cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên hiện đại gây ra, nhà khoa học không còn có thể chỉ dừng lại trong phạm vi những vấn đề chuyên môn hẹp của mình, không thể nào không vấp phải những vấn đề phương pháp luận nói chung, những vấn đề triết học nói riêng do chính lĩnh vực của mình đề ra và buộc phải suy nghĩ giải quyết và dù muốn hay không cũng buộc phải tìm đến triết học. Nhưng triết học có nhiều trường phái khác nhau. Có triết học đúng đắn, khoa học, cũng có triết học sai lầm, phản khoa học. Vấn đề đặt ra là nhà khoa học cần phải vũ trang được cho mình một nền tảng thế giới quan thực sự khoa học, có thể đóng vai

trò là phương pháp luận phổ biến, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của khoa học. Thực tiễn phát triển của khoa học hiện đại chứng tỏ rằng một phương pháp luận như thế chỉ có thể là phép biện chứng duy vật. Bởi lẽ cơ sở khách quan của phương pháp ấy chính là các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy do phép biện chứng duy vật nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là nắm được phương pháp biện chứng tức là: “phương pháp nắm sự vật và phản ánh sự vật trong tư tưởng, chủ yếu là trong sự liên hệ, ràng buộc vận động, phát sinh và tiêu vong của sự vật”[42, 38], nhà khoa học sẽ có một công cụ hiệu nghiệm để nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực khoa học nào. Và ngược lại, trong bất kỳ lĩnh vực khoa học nào, người nghiên cứu muốn đạt tới chân lý cũng phải áp dụng phương pháp biện chứng. Nhà nghiên cứu phải tuân theo phương pháp đó không phải vì bị ai đó bắt buộc, mà vì bản thân khách thể nghiên cứu đòi hỏi như thế. Khách thể đó chỉ bộc lộ bản chất của mình cho người nào trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp được xây dựng trên cơ sở các quy luật khách quan.

Trước hết, các nguyên lý, các quy luật các phạm trù… của phép biện chứng duy vật giúp cho nhà khoa học định hướng trong công tác nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật có thể thực hiện được các chức năng đó vì nó là khoa học về các quy luật vận động và phát phát triển chung nhất của cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ nghiên cứu các quy luật chung nhất đó của cả thế giới khách quan lẫn thế giới chủ quan nên phép biện chứng duy vật có thể giúp cho các nhà khoa học khi bắt tay vào nghiên cứu sự vật không phải xuất phát từ một mảnh đất trống không mà bao giờ cũng xuất phát tự một lập trường nhất định, thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định sơ bộ được cái mốc cơ bản mà việc nghiên cứu phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho người nghiên cứu xác định được về đại thể con đường nghiên cứu, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề,

tránh được những sự lầm lạc hay mò mẫm trong cả một khối tài liệu thực nghiệm to lớn mà không có tư tưởng dẫn đường.

Việc áp dụng phép biện chứng trong nghiên cứu khoa học có thể diễn ra một cách tự giác, cũng có thể diễn ra một cách tự phát. Lịch sử phát triển của khoa học đã chứng kiến nhiều trường hợp như thế. Và trong trường hợp thứ hai, sở dĩ có sự vận dụng phép biện chứng là do logic phát triển khách quan của bản thân sự vật đã buộc người nghiên cứu không thể nhìn vấn đề một cách khác. Dĩ nhiên, sự vận dụng một cách tự phát như thế không thể mang lại nhiều hiệu quả so với sự vận dụng tự giác. Ph.Ăngghen nhận xét: “thừa nhận rằng trong giới tự nhiên có những sự đối lập và khác biệt ấy, nhưng chỉ có với một ý nghĩa tương đối thôi; rằng, trái lại, tính cố định tưởng tượng và cái ý nghĩa tuyệt đối của chúng đã được đưa vào giới tự nhiên chỉ là do sự suy nghĩ của chúng ta, đó là bản chất của quan niệm biện chứng về tự nhiên. Người ta có thể đi đến chỗ nhận thức được như vậy là do áp lực của những tài liệu tích luỹ được trong khoa học tự nhiên; nhưng nếu với ý thức về những quy luật của tư duy biện chứng mà đi tìm hiểu tính chất biện chứng của những tài liệu ấy thì người ta lại càng nhận thức được dễ dàng hơn nữa”42, 27.

Các nhà khoa học tự nhiên là những người trực tiếp tiếp xúc với sự vật trong công việc nghiên cứu hằng ngày. Mục đích nghiên cứu của họ là tìm ra các quy luật của sự vật trong từng lĩnh vực hiện tượng nhất định, phát hiện ra bản chất của chúng thông qua các biểu hiện bên ngoài. Phép biện chứng duy vật giúp cho các nhà khoa học nhìn nhận được sự vật đúng như chúng vốn có. Nhờ đó, giúp nhà khoa học sớm phát hiện ra sự thật và xây dựng được các lý thuyết phản ánh sự vật một cách chính xác hơn, tránh được các sai lầm phiến diện, giản đơn hay máy móc, giáo điều trong công tác nghiên cứu của mình. Đó là điều rất quan trọng trong tình hình khoa học đang ngày càng phân ngành sâu sắc, khi nhà khoa học tự nhiên đang ngày càng đi vào một lĩnh vực

chuyên môn cực kỳ hẹp và do đó dễ nhìn sự vật một cách phiến diện. Đó cũng là điều quan trọng đối với tình hình tổng hợp tri thức khoa học ngày nay.

Mỗi ngành khoa học tự nhiên chỉ phản ánh một bộ phận nhỏ, một “mảnh” nhỏ của thế giới hiện thực vào trong lý luận của mình. Mỗi bộ phận, mỗi “mảnh nhỏ” ấy nằm trong mối liên hệ qua lại chằng chịt hết sức phức tạp với các bộ phận khác. Vì vậy, để xác định được hướng đi và cách đi thích hợp, để khỏi bị lạc trong mối quan hệ chằng chịt các hiện tượng ấy, để luôn luôn nhắm đúng được đối tượng của mình trước hết khoa học tự nhiên cần phải dựa vào các nguyên lý thế giới quan, cần dựa vào phép biện chứng duy vật, bởi vì chúng là những quan điểm khái quát đúng đắn của con người về thế giới nói chung và về vị trí của con người trong thế giới ấy. Chúng vạch ra những quan điểm chung nhất về sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Do đó triết học duy vật biện chứng bao giờ cũng là tiền đề, là cơ sở cho mọi bộ môn khoa học cụ thể nói chung, của khoa học tự nhiên nói riêng khi xây dựng lý thuyết của mình.

Tuy nhiên, qúa trình xây dựng một lý thuyết khoa học tự nhiên không dừng lại ở chỗ, từ những tiền đề xuất phát và bằng những phương pháp riêng đi đến những kết luận về đối tượng được nghiên cứu mà còn phải giải thích về mặt lý luận xem bản chất những thành tựu đã thu được là gì. Trên thực tế, nhiều nhà khoa học lỗi lạc có sáng tạo rất to lớn trong việc xây dựng lý luận về một đối tượng nào đó, nhưng khi giải thích những kết luận do mình thu lượm được lại sa vào những lập trường triết học sai lầm. Nhiều khi nhà triết học không sai lầm, nhưng những thành tựu mà ông ta thu được lại bị những người khác trước hết là những nhà triết học duy tâm và những người làm công tác khoa học có lập trường tương tự giải thích xuyên tạc đi nhằm đạt đến những mục đích nhất định. Như vậy, ở giai đoạn này của quá trình xây dựng lý thuyết khoa học tự nhiên, giai đoạn phải giải thích bản chất của những

nếu muốn có một công trình lý thuyết khoa học tự nhiên hoàn chỉnh cả về mặt nghiên cứu lẫn mặt giải thích thì nhà khoa học phải biết vận dụng những quan điểm triết học trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Đương nhiên những quan điểm triết học này phải là những quan điểm triết học khoa học, mà ngày nay, những quan điểm triết học khoa học đó chỉ có thể là những quan điểm triết học mácxít – triết học duy vật biện chứng.

Như vậy, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đang đặt ra rất nhiều vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được khái quát về mặt triết học. Giải quyết đúng đắn những vấn đề ấy, một mặt, sẽ giúp chúng ta hiểu đúng bản chất của những phát minh khoa học, mặt khác, giúp cho các nhà nghiên cứu có thế giới quan khoa học và phương pháp tư duy sắc bén để tiếp tục khám phá những bí mật của tự nhiên. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng lý thuyết khoa học tự nhiên, dù có ý thức hay không có ý thức, bao giờ nhà khoa học cũng phải xuất phát từ những tiền đề triết học nhất định. Hay nói cách khác, các quan điểm triết học bao giờ cũng thâm nhập vào quá trình khoa học xây dựng lý thuyết.

Rõ ràng là trong mỗi bước phát triển của khoa học tự nhiên, triết học với tính cách là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận luôn luôn có một mối quan hệ gắn bó mật thiết. Nó đóng vai trò chi phối mạnh mẽ đến những giai đoạn phát triển của khoa học và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của sự tác động ngược lại từ phía khoa học. Trong quá trình tác động qua lại và chi phối ngày càng thường xuyên và sâu sắc đối với khoa học tự nhiên trong mọi giai đoạn, khả năng tiên đoán của triết học nổi lên như một khía cạnh quan trọng. Có thể nói Ph.Ăngghen là nhà triết học đầu tiên đã đề cập đến vấn đề khả năng đi trước của triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Sở dĩ Ph.Ăngghen chú ý đặc biệt đến khía cạnh này của vấn đề quan hệ qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên là vì - như chúng ta đã biết, từ những năm 40 của thế kỷ XIX - khi nền triết học cổ điển đã hết vai trò lịch sử của nó

với tư cách là “khoa học của các khoa học”, thì trong giới khoa học, đặc biệt là giới khoa học tự nhiên, đã nảy nở những khuynh hướng nghi ngờ hoặc phủ nhận vai trò của triết học trong nhận thức khoa học. Nếu trước đó các nhà khoa học tự nhiên đã từng coi triết học tự nhiên là “nữ hoàng của tất cả các khoa học”, nghĩa là đã từng tôn sùng cái triết học tự nhiên đó trong nhận thức khoa học bao nhiêu, thì giờ đây họ lại xem thường và thậm chí còn khinh miệt nó bấy nhiêu. Và từ sự phủ nhận vai trò của triết học như “khoa học đứng trên tất cả các khoa học”, có khả năng đem lại cho nhận thức khoa học hệ thống những chân lý vĩnh cửu cuối cùng của nhận thức, họ đã đi đến nghi ngờ luôn cả vai trò của triết học như cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức khoa học. Tương tự như vậy, từ sự phủ nhận ý nghĩa hiện thực của tư biện triết học trong nghiên cứu khoa học tự nhiên kể từ khi nó chuyển sang giai đoạn tổng hợp lý thuyết, họ muốn phủ nhận luôn cả khả năng tiên đoán, sức mạnh gợi mở to lớn của các nguyên lý, tư tưởng, giả thuyết triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nghiêm trọng hơn nữa là những lệch lạc đó của bản thân những nhà khoa học tự nhiên đã bị các nhà triết học duy tâm, siêu hình lợi dụng và thổi phồng lên, biến thành quan điểm triết học thực chứng, tuyên bố thủ tiêu mọi vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên. Do đó, nhiệm vụ hết sức cấp bách đã được đặt ra ngay từ thời C.Mác và Ph.Ăngghen là, một mặt cần phải tiến hành phê phán những lệch lạc và sai lầm của các nhà khoa học tự nhiên cũng như của các nhà triết học đứng trên lập trường thực chứng chủ nghĩa. Mặt khác, cần đồng thời xây dựng một quan điểm đúng đắn về mối quan hệ qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên nói chung và một quan niệm đúng đắn về khả năng tiên đoán của triết học duy vật biện chứng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên nói riêng, nhằm khắc phục những hạn chế lịch sử của hình thái “triết học tự nhiên” cũ cũng như những sai lầm thủ tiêu mọi vai trò của triết học trong nhận thức khoa học tự nhiên kiểu thực chứng

Kết hợp sự phân tích lịch sử và sự phân tích lôgic, Ph.Ăngghen đã đi đến những tư tưởng lớn về khả năng tiên đoán của triết học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Lập trường kiên định của các nhà triết học duy vật xuất phát từ bản thân thế giới để giải thích thế giới đã đem lại vinh dự lớn cho nền triết học duy vật trong việc đi trước những tri thức còn hạn chế của khoa học tự nhiên thời đại trước Mác.

Như đã biết, khoa học tự nhiên, từ khi tách khỏi triết học tự nhiên cổ đại để trở thành một lĩnh vực độc lập, đã mang sẵn trong mình nó một tinh thần cách mạng sâu sắc. Nó đối lập với tôn giáo và tuyên chiến trực diện với thần học. Bởi vì một khi đã lấy đối tượng của nhận thức khoa học là vật chất đang vận động và các vật thể cùng với những hình thức vận động khác nhau của chúng thì đương nhiên, khoa học tự nhiên phải xuất phát từ bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên đó và không cần viện tới bất kỳ một đấng tối cao nào cả. Tuy nhiên, do sự hạn chế của tri thức khoa học tự nhiên thời bấy giờ cho nên mặc dù khoa học tự nhiên lúc ban đầu cách mạng như thế, mặc dù Côpecnich đã mở đầu “bản tuyên ngôn độc lập” của khoa học tự nhiên bằng một bức thư đoạn tuyệt với thần học, nhưng khoa học tự nhiên suốt một thời gian dài về sau vẫn bị chôn chân trong thần học.

Một phần của tài liệu Quan niệm của Ph. Ăngghen về nhận thức trong tác phẩm Chống Đuyrinh và ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học hiện nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)