Kết quả xây dựng bản đồ dạng lập địa ở Công Ty lâm nghiệp Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định điều kiện lập địa gây trồng phù hợp cho mỗi loài cây trồng ở bốn vùng sinh thái chính (Trang 47)

3 tuổi 4 tuổi 5 tuổ

4.5.2. Kết quả xây dựng bản đồ dạng lập địa ở Công Ty lâm nghiệp Thái Nguyên.

4.5.2.1. Phạm vi gianh giới và điều kiện tự nhiên.

Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên nằm trên địa bàn 2 huyện: Đồng Hỷ và Phú Bình, nằm trọn trong các xã: Hợp Tiến, Khe Mo, Vân Hán và Cây Thị của huyện Đồng Hỷ, các xã Tân Hoá, Tân Thành và Tân Kim của huyện Phú Bình. Tổng diện tích tự nhiên của 7 xã trên là 31.350ha. Ngoài ra là vùng phụ cận là 2 xã Nam Hoà và Tân Lợi thuộc huyện Đồng Hỷ, diện tích 4270ha.

* Đặc điểm khí hậu:

- Nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, một năm có 2 mùa rõ rệt. + Mùa nóng ẩm m−a từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa lạnh khô, ít m−a bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- L−ợng m−a trung bình nhiều năm 1920mm. Tháng m−a nhiều là tháng 6, 7, 8, đây là mùa vụ trồng rừng tốt nhất trong năm.

- Chế độ gió: Thịnh hành gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông.

- Thủy văn: Nằm trong l−u vực của Sông Cầu, l−u l−ợng nhỏ nhất 11,3m3/s (tháng 2), cao nhất 128m3/s (tháng 8).

- Đất đai trong vùng có 2 loại đất chính: + Feralit phát triển trên phiến thạch sét. + Đất dốc tụ.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên trong vùng thuận lợi cho cây trồng sinh tr−ởng và phát triển, nếu có biện pháp sử dụng đất hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao.

4.5.2.2. Kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa ở Công Ty lâm nghiệp Thái Nguyên.

Sử dụng ph−ơng pháp chồng ghép bản đồ và điều tra bổ xung, chỉnh lý tại thực địa, đã xây dựng bản đồ lập địa phục vụ trồng rừng công nghiệp ở Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên với diện tích quy hoạch là 14.693ha, diện tích đã có rừng khoanh nuôi bảo vệ là 8232ha, diện tích đất trồng rừng là 6461ha kết quả nh− sau:

Trong khu vực quy hoạch có 2 loại đất chính là: Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét 5835ha chiếm 90,31%, còn lại là đất dốc tụ 626ha chiếm 9,69%, loại đất dốc tụ này chủ yếu nằm ở các xã huyện Phú Bình.

b. Độ dày tầng đất.

Kết quả điều tra cho thấy độ dày tầng đất ở khu vực này khá tốt: - Độ dày tầng đất cấp1 (>100cm): 4014ha, chiếm 62,1%. - Độ dày tầng đất cấp2 (50- 100cm): 2234ha, chiếm 34,6%. - Độ dày tầng đất cấp3 (< 50cm): 212ha, chiếm 3,3%).

Nh− vậy độ dày tầng đất ở đây rất thuận lợi cho cây trồng sinh tr−ởng (90,7% có độ dày tầng đất > 50cm)

c. Độ dốc: - Độ dốc cấp I (< 150): 1893ha, chiếm 29,3%. - Độ dốc cấp II (16- 250): 1320ha, chiếm 20,4%. - Độ dốc cấp III (26- 350): 3248ha, chiếm 50,3%.

Số liệu về độ dốc cho thấy: Độ dốc cấp I: 1893ha đây là diện tích hoàn toàn có khả năng làm đất bằng cơ giới , nh−ng hiện nay việc này vẫn ch−a đ−ợc tiến hành nên năng suất rừng trồng ch−a cao (xem ở phần sau). Độ dốc cấp II 1320ha, có thể làm đất theo băng bằng cày hoặc cuốc. Độ dốc cấp III là 3248ha, đây là diện tích khó khăn cho thi công nhất, diện tích này sẽ đ−ợc loại bớt khi ghép nhóm dạng lập địa để chuyển sang trồng rừng phòng hộ.

d. Thực bì chỉ thị.

Trong khu vực điều tra có 3 nhóm thực bì là:

- Nhóm thực bì a: Diện tích 2387ha, chiếm 36,9%. Đây là nhóm thực bì chủ yếu gốm trảng cỏ, cây bụi thấp: Chè vè, cỏ tranh, các cây bụi hạn sinh nh− Sim mua, Lành ngạnh, Ràng ràng, độ che phủ < 30%, chiều cao ≤ 1m.

- Nhóm thực bì b: 2220ha, chiếm 34,4%. Đây là nhóm thực bì nứa tép xen lau, chít, chè vè, trảng cây bụi cao, kín, độ che phủ 30- 50% HTB = 1- 3m.

- Nhóm thực bì c: Chủ yếu là dây leo, bụi rậm, cây tái sinh sau n−ơng rẫy nhiều lần không có khả năng tự phục hồi thành rừng, cây tái sinh triển vọng < 500 cây/ha, rừng nứa tép có đ−ờng kính d = 2- 3cm. Độ che phủ 50- 60%, chiều cao thực

bì ≥ 3m. Diện tích của nhóm thực bì này 1854ha chiếm 28,7%, đây là diện tích đất ít nhiều vẫn còn tính chất đất rừng, đất t−ơng đối tơi xốp, độ phì tự nhiên khá.

e. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hoá tính của đất.

Bảng 30: Một số chỉ tiêu lý hoá tính đất ở tỉnh Thái Nguyên

Dễ tiêu (mg/100g)

Chua trao đổi Tên phẫu diện Độ sâu Nhóm lập địa pHKCl Mùn % Đạm % C/N P2O5 K2O Al3+ H+ TPCG Đồng Hỷ 4 0-10 B 3.64 5.62 0.168 19.40 3.980 7.74 12.81 0.09 Thịt TB Đồng Hỷ 4 20-30 B 3.54 1.77 0.072 14.30 2.445 4.02 11.67 0.09 Thịt TB Đồng Hỷ 7 0-10 A 3.82 3.78 0.154 14.22 3.923 8.70 8.67 0.09 Thịt TB Đồng Hỷ 7 20-30 A 3.97 1.00 0.056 10.36 1.535 4.36 8.41 0.09 Thịt TB Đồng Hỷ 9 0-10 C 3.85 2.55 0.091 16.26 3.184 7.35 10.21 0.09 Thịt TB Đồng Hỷ 9 20-30 C 3.90 0.84 0.053 9.24 2.388 3.91 10.15 0.09 Thịt TB Phú Bình 2 0-10 C 3.59 1.93 0.076 14.73 0.796 2.61 2.01 0 Cát pha Phú Bình 2 20-30 C 3.61 0.96 0.045 12.44 2.160 3.00 2.10 0 Cát pha Phú Bình 9 0-10 B 3.87 2.06 0.089 13.48 1.819 3.34 4.29 0.05 Thịt nhẹ Phú Bình 9 20-30 B 3.70 1.38 0.078 10.26 2.047 2.61 3.67 0 Thịt nhẹ Đồng Hỷ 2 0-10 A 3.80 2.84 0.172 8.73 0.966 8.20 4.10 0.09 Thịt nặng Đồng Hỷ 2 20-30 A 3.94 1.20 0.111 6.22 1.649 7.46 4.08 0.09 Thịt nặng Đồng Hỷ 8 0-10 B 3.85 2.86 0.187 8.87 1.750 6.03 17.95 0.04 Thịt TB Đồng Hỷ 8 20-30 B 3.80 1.71 0.126 7.87 1.600 4.25 19.27 0.06 Thịt TB

Kết quả phân tích 15 mẫu đất trong 7 phẫu diện chính điển hình ở các nhóm dạng lập địa trong khu vực cho thấy: Thành phần các chất dinh d−ỡng trong đất nh− mùn, đạm, P2O5, K2O trong đất còn khá. Độ chua cao, pHKCL đều < 4, đặc biệt hàm l−ợng nhôm di động: Al3+ rất cao từ 8.4 đến > 17 lđl/100g đất ở một số khu vực thuộc huyện Đồng Hỷ, sẽ ảnh h−ởng rất lớn đến sinh tr−ởng của cây trồng. Để khắc phục độ PH lớn trong trồng rừng cần bón phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, lân nung chảy Văn Điển (Téc mô phốt phát). Không nên bón phân NPK Lâm Thao (phân supe lân), đây là loại lân sinh lý chua nó không kiềm hoá đ−ợc đất mà làm cho đất chua thêm.

Bảng 31: H−ớng sử dụng lập địa

Nhóm

DLĐ Dạng LĐ

Diện tích

(ha) H−ớng sử dụng

Loài cây trồng theo thứ tự −u tiên

S (Fs, D0) I1c, I1b, I2c

923

Trồng rừng công nghiệp thâm canh (cày toàn diện, bón phân)

Keo lai : (A.C hybrid) Mỡ:(Mangletia glauca) Bạch đàn: (E. urophylla) Keo tai t−ợng:(A. mangium) B1 (Fs, D0) I1a,

I2a 970

Trồng rừng công nghiệp thâm canh(cày toàn diện, bón phân)

Bạch đàn: E.urophylla Keo lai

Keo tai t−ợng:(A. mangium) B2 (Fs) II1b,

II1c 486

Trồng rừng công nghiệp thâm canh(Cày cuốc theo băng)

Mỡ

Keo tai t−ợng Keo lai. C1 (Fs) II2a,

II1a 806

Trồng rừng công nghiệp thâm canh (cày cuốc theo băng)

Keo tai t−ợng Keo lai C2 (Fs) II2b,

III1b, III1c 3206

Trồng rừng thủ công Keo tai t−ợng Thông đuôi ngựa D Fs III2a 70 Trồng rừng phòng hộ Keo tai t−ợng Thông mã vĩ, Thông ba lá Cộng 6461

4.5.2.3. Tình hình sinh tr−ởng của rừng trồng ở Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên.

Bảng 32: Sinh tr−ởng của rừng trồng nguyên liệu ở Thái Nguyên

Năng suất Nhóm

lập địa Loài cây Tuổi

Mật độ hiện tại D tb ( cm) Htb (m) m3/ha m3/ha/năm S Keo lai 5 1100 13.42 19.63 128.2 25.64 B Keo lai 4 1600 11.00 15.40 100.8 25.20 B Keo lai 4 1100 12.27 15.81 93.5 23.37 C Keo lai 3 1300 8.33 9.60 31.9 10.63 B Keo lai 3.5 1600 10.80 9.70 90.1 25.71 B E.urophylla 3 1800 8.80 10.08 61.3 20.43 C E.urophylla 2 1500 6.30 6.50

Số liệu bảng trên cho thấy sinh khối bình quân của Keo lai và Bạch đàn urophylla trên 3 tuổi ở các dạng lập địa A và B đạt bình quân 21,83m3/năm. Tỷ lệ sản phẩm là 80% sinh khối thì năng suất bình quân năm đạt 18- 20m3/năm. Với diện tích trồng 2 loài cây này theo các dạng lập địa nêu trên với chu kỳ 7 năm, hệ số sử dụng đất là 0,8 thì hàng năm Công ty có thể cung cấp 1 l−ợng gỗ là: 90 000- 100 000 m3/năm ch−a kể diện tích đã trồng rừng tr−ớc đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định điều kiện lập địa gây trồng phù hợp cho mỗi loài cây trồng ở bốn vùng sinh thái chính (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)