Vùng trồng rừng nguyên liệu cho Nhà máy MDF An Khê Gia Lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định điều kiện lập địa gây trồng phù hợp cho mỗi loài cây trồng ở bốn vùng sinh thái chính (Trang 39)

7. Techtona grandis (Tếch).

4.5.1. Vùng trồng rừng nguyên liệu cho Nhà máy MDF An Khê Gia Lai.

Vùng trồng rừng nguyên liệu cho Nhà máy MDF An Khê- Gia Lai thuộc 5 huyện: ĐakDoa, MangYang, Kongch’ro, An Khê và Kbang. Diện tích đ−ợc UBND tỉnh Gia Lai giao cho Công ty lâm nghiệp Gia Lai quản lý là 17.000ha. Bằng ph−ơng pháp chồng ghép bản đồ kết hợp với điều tra bổ xung, kết quả điều tra trên diện tích 17.000ha với đối t−ợng trồng rừng nh− sau:

4.5.1.1. Đất đai.

Trong khu vực quy hoạch cho trồng rừng công nghiệp có 6 loại đất khác nhau: 1- Đất đỏ bazan (Fk).

2- Đất xám granít (Xa).

3- Đất Feralit phát triển trên phiến thạch (Fs). 4- Đất Feralit phát triển trên mác ma axít (Fa) 5- Đất Feralit nâu đỏ trên đá bọt (Ru).

Bảng 23: Phân bố các loại đất trong khu vực quy hoạch trồng rừng công nghiệp

Đơn vị: ha

Huyện K’Bang An Khê Kongch’ro Măng Yang

+ Đakdoa Tổng cộng Loại đất S % S % S % S % S % Fk 940 1.4 1508 26.2 1602 9.4 Xa 1875 87.7 2203 86.9 6291 97.5 206 3.6 10.575 62.7 Fs 435 13.1 654 11.3 1090 5.9 Fa 263 12.3 71 1.1 2396 41.5 2730 16.0 Ru 216 3.8 216 1.4 D0 787 13.6 787 4.6 Tổng 2138 100 2639 100 6456 100 5767 100 17000 100

Trong khu vực điều tra chiếm tới 62,7% là đất xám tập trung ở huyện K’Bang (87,7%), huyện An Khê (86,9%), huyện KongCh‘ro (97,5%). Đất bazan, đất feralit phát triển trên Mắc ma axit (Fa) và đất Feralit phát triển trên phiết thạch sét (Fs) chủ yếu tập trung ở MangYang và Đắk doa 26,2%, 41,5% và 11,3%. Còn các loại đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ, diện tích không đáng kể. Các loại đất này đều phù hợp với các loài cây trồng chủ lực cho vùng nguyên liệu là Bạch đàn Europhylla và các loài Keo.

4.5.1.2. Độ dày tầng đất.

Độ dày tầng đất chia làm 3 cấp: - Cấp 1: > 100cm.

- Cấp 2: 50- 100cm. - Cấp 3: < 50cm

Bảng 24: Kết quả điều tra cấp độ dày tầng đất

Đơn vị: ha

Huyện K’Bang An Khê Kongch’ro MăngYang

+ Đakđoa Tổng cộng Cấp độ dày S % S % S % S % S % 1 1756 82.1 1553 58.9 840 13.0 3058 53.0 7207 42.4 2 183 8.6 559 21.2 2361 36.6 2324 40.3 5427 31.9 3 199 9.3 527 19.9 3255 50.4 385 6.7 4366 25.7 Cộng 2138 100 2639 100 6456 100 5767 100 17000 100

Qua số liệu ở biểu trên cho thấy tới 74,3% diện tích điều tra có độ dày tầng đất > 50cm, trong đó diện tích có độ dày > 100cm tới 42,4%. Đây là vùng đất rất thuận lợi cho sinh tr−ởng của cây trồng. Trong các huyện, thì huyện Kongchro có diện tích đất có độ dày 50- 100cm chiếm 50%, là huyện khó khăn cả trong việc trồng rừng , điều này cũng phù hợp với điều tra loại đất ở đây có tới 97% diện tích đất xám (Xa).

4.5.1.3. Độ dốc.

Độ dốc đ−ợc chia làm 3 cấp: - Cấp I: 0- 150.

- Cấp II: 16- 250. - Cấp III: 26- 35.

Bảng 25 : Kết quả điều tra cấp độ dốc

Đơn vị: ha

Huyện K’Bang An Khê Kongch’ro Măng Yang + Đakđoa

Tổng cộng

Cấp độ dốc S (ha) % S (ha) % S (ha) % S (ha) % S (ha) %

I 1381 64.6 1692 64.1 4581 70.9 2210 38.3 9864 58.0

II 554 25.9 947 35.9 1794 27.8 2916 50.6 6211 36.5

III 203 9.5 81 1.3 641 11.1 925 5.5

Cộng 2138 100 2639 100 6456 100 5767 100 17000 100

Số liệu ở bảng trên cho thấy có tới 9864 ha chiếm 58% diện tích đất ở cấp độ dốc I, đây là diện tích hoàn toàn có thể thi công cơ giới đ−ợc; 36,5% với 6211ha đất ở cấp độ dốc II, đây là diện tích đất có thể làm đất thủ công hoặc cơ giới theo băng, theo đ−ờng đồng mức; chỉ có 5,5% (925ha) đất ở cấp độ dốc III là diện tích đất nếu đ−a vào trồng rừng phải xử lý đất cục bộ. Nh−ng ở Tây nguyên độ dốc này đ−ợc bố trí trồng rừng phòng hộ. Trong các huyện trong vùng quy hoạch thì huyện Kongchro là huyện thuận lợi nhất về độ dốc và khó khăn nhất là huyện Măng Yang và ĐakDoa. Phần diện tích có độ dốc cấp 2 và 3 chủ yếu nằm trên đất Fa và Fs sâu ở phía Tây

4.5.1.4. Thực bì chỉ thị.

Thực bì chia làm 3 nhóm:

- Nhóm a: t−ơng đ−ơng trạng thái Ia. - Nhóm b: t−ơng đ−ơng trạng thái Ib. - Nhóm c: t−ơng đ−ơng trạng thái Ic.

Theo quy định của tỉnh Gia Lai, tất cả diện tích thuộc trạng thái Ic dành để tái sinh tự nhiên không đ−ợc đ−a vào trồng rừng. Do vậy chỉ còn lại 2 nhóm thực bì là a và b.

Bảng 26: Kết quả điều tra về thực bì nh− sau

Huyện K’Bang An Khê Kongch’ro Măng Yang

+ Đakdoa Tổng cộng Nhóm thực bì S (ha) % S (ha) % S (ha) % S (ha) % S (ha) % a 2106 98.5 1638 62.1 5818 90.1 4623 80.2 14185 83.4 b 32 1.5 1001 37.9 638 9.9 1144 19.8 2815 16.6 Cộng 2138 100 2639 100 6456 100 5767 100 17000 100

Diện tích quy hoạch trồng rừng ở đây chủ yếu là nhóm thực bì a: trên các trạng thái đất trống, trảng cỏ, n−ơng rẫy cũ, mới bỏ hoang, rừng Bạch đàn sau khai thác. Thực bì nhóm b rất ít (16,6%) che phủ trên các trạng thái phục hồi sau n−ơng rẫy, rừng Keo sau khai thác. Đất trên các dạng thực bì này không có tính chất đất rừng, chất dinh d−ỡng chủ yếu trong đất nh− mùn, đạm, P2O5, K2O th−ờng thấp, độ phì nhiêu của đất đã bi mất đi nhiều.

4.5.1.5. Kết quả ghép nhóm dạng lập địa.

Do vùng Tây Nguyên không trồng rừng trên diện tích có độ dốc > 250, do vây các diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch có cấp độ dốc III không đ−a vào nhóm dạng lập địa. Diện tích còn lại đ−ợc ghép vào 3 nhóm dạng lập địa trên cơ sở có điều kiện gần giống nhau về nguồn gốc, độ phì tổng quát, ph−ơng h−ớng sử dụng và ph−ơng thức canh tác đối với cây trồng nh− sau:

Bảng 27: Kết quả ghép nhóm dạng lập địa

Đơn vị :ha

Huyện K’Bang An Khê Kongch’ro Măng Yang

+ Đakdoa Tổng cộng Nhóm lập địa S % S % S % S % S % A 32 1.7 471 17.9 85 1.4 419 8.2 1007 6.3 B 1633 84.4 1600 60.6 2616 41.0 3527 68.8 9376 58.3 C 270 13.9 568 21.5 3674 57.6 1180 23.0 5612 35.4 Cộng 1935 100 2639 100 6375 100 5126 100 16075 100

Nhóm dạng lập địa A: Chiếm 6,3% với 1007ha. Tập trung nhiều nhất ở huyện An Khê (17,9%), và huyện MangYang (8,2%).

- Nhóm dạng lập địa B: Chiếm chủ yếu trong khu quy hoạch tới 58,3% bằng 9376ha. Đối t−ợng kinh doanh chính của cây trồng lâm nghiệp trong vùng là trên nhóm dạng lập địa này.

- Nhóm dạng lập địa C: Là nhóm xấu nhất, chiếm tới 35,4% bằng 5629ha, tập trung nhiều nhất ở Kongch’ro và Măng Yang.

4.5.1.6. H−ớng sử dụng lập địa.

Là vùng trồng rừng nguyên liệu cho Nhà máy chế biến gỗ MDF An Khê- Gia Lai, nên cây trồng đ−ợc xác định là các loài Keo, Bạch đàn và Thông.

Đối với nhóm dạng lập địa A trồng rừng thâm canh mức độ cao, cày đất toàn diện, bón phân. Loài cây trồng là Bạch đàn Urophylla và Keo lai.

Đối với nhóm dạng lập địa B: Trồng rừng thâm canh các dạng lập địa có độ dốc < 150, cày toàn diện. Độ dốc > 150, cày theo băng, cây trồng có bón phân gồm các loài Bạch đàn Urophylla và các loài Keo.

Đối với nhóm dạng lập địa C: Nhóm dạng lập địa này, tầng đất mỏng có độ dốc < 150 thì cày ngầm và các dạng lập địa có độ dốc > 150 thì làm đất cục bộ. Tất cả đều phải sử dụng phân bón. Loài cây trồng là Keo lá tràm, Keo tai t−ợng, Thông ba lá và Thông Caribeae.

4.5.1.7. Tình hình sinh tr−ởng và năng suất rừng trồng trên nhóm dạng lập địa khác

nhau ở Gia Lai. (Số liệu điều tra ngoại nghiệp tháng 11 năm 2002).

Số liệu bảng trên cho thấy trong cùng một điều kiện thi công cơ giới thì nhóm dạng lập địa có ý nghĩa quan trọng tăng tr−ởng về chiều cao và đ−ờng kính của cây trồng. Trong cùng một nhóm dạng lập địa thì thì trên đất Xa cây sinh tr−ởng tốt hơn. Điều này có thể do thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp, rễ cây ăn sâu hơn, hút đ−ợc nhiều n−ớc và chất dinh d−ỡng hơn. Mặt khác do đất Xa nằm chủ yếu ở Đông Tr−ờng Sơn nên điều kiện khí hậu, thời tiết (l−ợng m−a, mùa m−a, nhiệt độ...) thuận lợi hơn ở Tây Tr−ờng Sơn (Vùng đất bazan).

Bảng 28: Sinh tr−ởng và năng suất rừng trồng trên các loại đất khác nhau

Năng suất Loại

đất

Nhóm

lập địa Tuổi Loài cây

Làm đất

Mật độ

hiện tại m3/ha m3/ha/năm Fk A 3 E.urophylla Cơ giới 1600 10.37 11.5 73.51 24.50

Xa A 3 nt Cơ giới 1550 11.10 12.3 90.52 30.17 Fk B 4 nt Cơ giới 1550 10.20 11.0 71.23 17.80 Xa B 4 nt Cơ giới 1500 10.80 11.2 86.3 21.57 Xa C 5 nt T.công 1400 9.20 11.2 51.96 10.39 Xa B 5 nt Cơ giới 1500 11.20 14.1 109.52 21.90 Fk B 5 nt Cơ giới 1500 10.70 13.5 97.53 19.50 Fk A 3 A.mangium Cơ giới 1500 10.30 12.0 82.40 27.46 Xa A 3 nt Cơ giới 1500 10.50 12.7 88.40 29.49 Fk A 4 nt Cơ giới 1540 10.47 11.9 84.60 21.15 Xa A 4 nt Cơ giới 1550 10.87 12.1 102.52 25.63

Xa C 4 nt T.công 1400 8.70 9.5 48.56 12.14

Sự chênh lệch sinh tr−ởng đ−ờng kính, chiều cao và năng suất rừng trồng đ−ợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ biểu diễn sinh tr−ởng chiều cao của Bạch đàn ở 2 loại đất Fk và Xa 11.5 11 13.5 12.3 11.2 14.1 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xác định điều kiện lập địa gây trồng phù hợp cho mỗi loài cây trồng ở bốn vùng sinh thái chính (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)