Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU FOODINCO (Trang 30 - 33)

Nói chung, các quỹ dự phòng được lập ra nhằm ghi nhận trước những tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai, liên quan đến đối tượng đang tồn tại tại thời điểm dự phòng. Trước thực tế biến động của tỷ giá USD/VND, cuối năm 2007, Foodinco đã lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. Về bản chất, đây là biện pháp nghiêng về “chống” hơn là “phòng” sự biến động tỷ giá. Nó giúp doanh nghiệp tránh “những bất ngờ” – biến động về doanh thu, lợi nhuận quá mạnh do tỷ giá gây ra. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá là biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá. Foodinco có cả 2 hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Nên khi tỷ giá biến động, tại một thời điểm sẽ gây ra 2 hiệu ứng ngược nhau. Nếu có lợi về xuất khẩu thì bất lợi cho nhập khẩu và ngược lại.Vì vậy quỹ dự phòng này có nguồn để trích lập và phân bổ. Về cơ bản phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Khi lập kế hoạch kinh doanh, phòng kế hoạch kinh doanh đã lường trước những biến động do giá, tỷ giá, chất lượng, chi phí phát sinh. Mức biến động doanh thu dự tính khoảng 5%.Vậy nên mức độ biến động tỷ giá chấp nhận được là dưới 0.5%. Cho nên giá trị trích lập được xác định với quy tắc: Nếu mức chênh lệch tỷ giá trên 0.3% thì phần chênh lệch trên 0.3% được hạch toán vào quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. Nguồn trích lập: tiền lãi do chênh lệch tỷ giá trong kì và lợi nhuận giữ lại của kì trước. Bù đắp cho lỗ tỷ giá. Lợi nhuận giữ lại được trích lập tính bằng 5-7% lợi nhuận sau thuế của kì trước (Theo quy định của Foodinco). Nhưng tổng số dư không được quá 25%

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Ví dụ: Ngày 04/04 công ty Foodinco thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo trị giá 20.000 USD sang Nigeria (giá chưa VAT). Sau một thời gian chuẩn bị hàng như: Thu mua, khử trùng, đóng gói, ... Ngày 26/4, Foodinco xuất hóa đơn, tiến hành giao hàng cho công ty vận tải, xuất hàng tại cảng, làm thủ tục hải quan,... Tại thời điểm 26/4: tỷ giá USD/VND = 17.410. Sau khi gửi toàn bộ chứng từ cho ngân hàng (Thực hiện xuất khẩu theo phương thức L/C, giá FOB). Bên mua chấp nhận thanh toán vào ngày 1/6.

Nếu ngày 1/6: tỷ giá: USD/VND= 17.500.

Do chênh lệch tỷ giá là: (17.500 - 17.410 ) x100/17.410 = 0.51% >0.3% Trích lập dự phòng (tăng):

(17.500-17.410 -0.3%x17.410) x 20.000 = 755.400 Nếu ngày 1/6 tỷ giá là USD/VND=17.300 thì

Do chênh lệch tỷ giá là: 410 . 17 300 . 17 − / 17.410= 0.63% >0.3% Trích lập dự phòng (giảm) (17.410-17.300 -0.3%x17.410) x 20.000 = 1.155.400

Bảng 2.11 : Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

ĐVT: đ

Năm Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ

Nợ Có Nợ (phát sinh giảm) Có (Phát sinh tăng) Nợ Có 2008 1,728,435,220 2,183,462,472 1,147,263,548 692,236,296 2009 692,236,296 2,671,354,854 2,261,552,030 282,433,472 7% LN sau thuế 2008 1,237,425,612 2010 282,433,472 2,126,726,475 2,314,267,253 469,974,250 5%LN sau thuế 2009 1,357,126,428

(Nguồn: Tổng hợp của phòng Tài chính kế toán)

Từ nửa cuối năm 2007, tỷ giá USD/ VND có sự biến động và có dấu hiệu bất ổn. Lo lắng tỷ giá làm tác động đến kết quả kinh doanh, sụt giảm lợi nhuận mạnh. Ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, giá trị thị trường của doanh nghiệp. Foodinco đã lập Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Nhìn chung, với xu hướng trong giai đoạn 2008 - 2010 đối với xuất nhập khẩu là: kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng và giá trị tăng dần so với kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/ VND biến động bất thường và có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm 2008 - 2010. Do đó, tỷ giá tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong năm 2008, Foodinco chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ biến động tỷ giá. Bởi lẽ, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào mùa vụ nông nghiệp. Từ tháng 3- 9 là khoảng thời gian tỷ giá bất ổn nhất, đồng thời cũng là lúc hoạt động xuất nhập khẩu của Foodinco diễn ra thường xuyên. Nhờ có khoản dự phòng 7% lợi nhuận sau thuế của năm 2007 (1,728,435,220 đ) và việc trích lập dự phòng tăng từ các hợp đồng có lãi do tỷ giá. Nên lợi nhuận của các quý ổn định, lợi nhuận của năm cũng không giảm quá mạnh so với năm 2007.

Sang năm 2009, lo ngại trước biến động mạnh, bất thường của tỷ giá USD/VND. Foodinco tiếp tục trích 7% lợi nhuận sau Thuế của năm 2008 để làm nguồn cho Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. Với nguồn dự phòng lớn, hiệu quả kinh doanh được đẩy mạnh, cộng thêm kinh nghiệm quản lý rủi ro có được từ năm 2008. Kết quả kinh doanh của công ty tăng mạnh. Mặc dù tỷ giá liên tục biến động, tăng giảm mạnh và đột ngột. Nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận sau thuế của công ty.

Năm 2010, dự báo xu hướng tỷ giá có vẻ ổn định hơn, lợi nhuân sau thuế của năm 2009 khá cao. Và cơ cấu kinh doanh chuyển dịch làm cho tỷ trọng xuất nhập khẩu giảm. Do đó chỉ trích lập 5% lợi nhuận sau thuế của năm 2009 cho Quỹ. Trong năm, tỷ giá bớt bất ổn hơn so với năm trước, đồng thời, thời điểm biến động mạnh không rơi vào thời điểm xuất nhập khẩu mạnh. Vậy nên, lợi nhuận trong năm tiếp tục tăng trưởng so với năm 2009.

Nhận xét:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Văn Vang

trên báo cáo tài chính. Thực tế thì thiệt hại vẫn xảy ra. Tuy nhiên, đối với Foodinco biện pháp này thực sự cần thiết.Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá của Foodinco được lập ra kịp thời. Phần nào đã phát huy tác dụng của nó. Giữ vững niềm tin cho các nhà đầu tư lâu dài, tạo xu hướng phát triển bền vững cho Foodinco trong thời gian tới. Nếu như không có quỹ này, kết quả kinh doanh (lợi nhuận sau thuế) của Công ty sẽ giảm sút so với kết quả công bố trên báo cáo tài chính. Tác động tiêu cực đến tâm lý của các cổ đông, nhà đầu tư làm giảm giá trị cổ phiếu.

Tuy nhiên, Giá trị của các khoản trích lập dự phòng, giới hạn của mức biến động tỷ giá chỉ được phòng kế toán đưa ra dựa trên kinh nghiệm và sự ước đoán. Chưa tính toán chính xác, xem xét kỹ tác động cụ thể (lượng hóa) tác động của nó đến kết quả kinh doanh. Giá trị của quỹ phải được xác định một cách hợp lý, chính xác, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của công ty. Tránh tình trạng sử dụng không hiệu quả. Bên cạnh đó, công việc hạch toán kế toán của quỹ này phức tạp. Gây khó khăn trong công việc quản lý, sử dụng. Do đó cần có những quy định cụ thể của công ty về quỹ này. Tránh trường hợp thất thoát, sử dụng sai mục đích.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU FOODINCO (Trang 30 - 33)