Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG (THỊ TRƯỜNG OTC) (Trang 76)

khoán Việt Nam

Tính minh bạch trong thông tin là một trong những điều kiện để phát triển TTCK. Vì vậy dịch vụ đánh giá tín nhiệm với các thông tin chính xác, kịp thời sẽ

cung cấp thêm cho các cơ quan giám sát TTCK và các cơ quan quản lý tài chính công cụđể quản lý và giám sát, cung cấp thông tin để cho phép các nhà đầu tư kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, đồng thời đối với các nhà phát hành nó

được dùng như là một chiến lược huy động vốn. Do đó việc xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm (ĐMTN) ở Việt Nam hiện nay đã trở nên cấp thiết.

Để tổ chức ĐMTN tồn tại và phát triển trong giai đoạn TTCK Việt Nam còn non trẻ cần chú trọng các vấn đề sau:

Th nht, nhanh chóng xây dựng khung pháp lý về hoạt động ĐMTN. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các Công ty ĐMTN trong nước ra đời, đồng thời thu hút sự

tham gia của các công ty, tổ chức ĐMTN uy tín trên thế giới.

Th hai, hoạt động ĐMTN là một bộ phận của TTCK, nó liên quan chặt chẽ

tới hoạt động của toàn TTCK và ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường, vì vậy cần phải có sự đồng bộ hóa các quy định có liên quan đến hoạt

động ĐMTN với các quy định khác có liên quan. Ngoài ra cần giám sát và có quy

định xử phạt đối với các hành vi sai trái khi tổ chức ĐMTN đưa ra các kết quả xếp hạng tín nhiệm không trung thực.

Th ba, tiêu chuẩn hóa các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Các cơ

quan quản lý không chỉ dừng lại ở việc khuyến khích xếp hạng tín nhiệm mà còn phải ban hành các quy định vềĐMTN bắt buộc.

Th tư, các nhà quản lý và các tổ chức ĐMTN cần làm cho công chúng cũng như các doanh nghiệp hiểu được lợi ích mà ĐMTN mang lại và công nhận, xem công tác ĐMTN là một trong những nhân tố toàn diện nhất để nhận biết những rủi ro tiềm ẩn.

Để làm được điều này, các tổ chức ĐMTN phải tạo được sự tin cậy, tín nhiệm từ phía những người ủy thác và công chúng đầu tư, đảm bảo hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chuyên nghiệp và có tính tin cậy cao. Muốn vậy một tổ chức ĐMTN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Th nht, tính khách quan: Phương pháp đánh giá tín nhiệm cần phải chặt chẽ, có hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Các kết quả đánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời theo những thay đổi về tình hình tài chính.

Th hai, tính độc lp: Tổ chức ĐMTN cần phải độc lập và không chịu các sức ép về kinh tế hoặc chính trị có thể ảnh hưởng đến kết quảđánh giá. Quá trình

đánh giá càng ít bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh do thành phần của Hội đồng quản trị hoặc cơ cấu cổđông của công ty gây ra càng tốt.

Th ba, tính minh bch: Tổ chức ĐMTN độc lập cần công khai các thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không trả được nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng; tỷ lệ không trả được nợ trong thực tế ứng với mỗi nhóm xếp hạng; xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá...

Th tư, các ngun lc: Một tổ chức ĐMTN độc lập cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao nhằm cho phép các tổ chức này tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các tổ

chức đang được đánh giá để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá. Các kết quả đánh giá cần phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và

định lượng. Nguồn lực thẩm định tín dụng cũng nên làm việc theo nhóm.

Th năm, tính tin cy: Trong một chừng mực nhất định, độ tin cậy của các kết quảđánh giá đạt được nhờ các tiêu chí đã nêu trên. Ngoài ra, lòng tin của nhà

đầu tư và các tổ chức độc lập khác đối với kết quảđánh giá của một tổ chức ĐMTN

độc lập cũng là bằng chứng về độ tin cậy của các kết quảđánh giá này. Độ tin cậy của một tổ chức ĐMTN độc lập cũng thể hiện ở việc các tổ chức này sử dụng các

quy trình nội bộ nhằm tránh không cho các thông tin mật được sử dụng sai mục

đích.

Cui cùng, để hệ thống ĐMTN thành công còn phụ thuộc vào khuôn khổ

chính sách dẫn dắt như sau:

¾ Hợp tác và tiếp thu kinh nghiệm, chuyên môn từ các tổ chức ĐMTN nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, với mục đích phát triển các tổ chức ĐMTN trong nước, trong giai đoạn đầu nên hạn chế sự tham gia của các tổ chức ĐMTN nước ngoài, chỉ dừng ở mức hỗ trợ, thu hút vốn nước ngoài. Việc tham gia vào các mảng thị trường khác của các tổ chức này chỉ nên cho phép khi đã qua một số giai đoạn nhất định, với điều kiện lộ trình đó phải được minh bạch và có độ tin cậy cao.

¾ Để đảm bảo chất lượng ĐMTN, việc thực thi công tác kiểm soát, giám sát và phân định trách nhiệm rõ ràng phải được chú trọng. Ngoài ra, việc lựa chọn quyền sở hữu đối với các tổ chức ĐMTN đòi hỏi phải xem xét kỹ tới quy mô và tính chuyên nghiệp cần thiết... Mô hình công ty cổ phần và liên doanh là phù hợp nhất cho công ty ĐMTN chuyên nghiệp vì TTCK Việt Nam còn lạ lẫm với hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động xếp hạng tín nhiệm, do đó chúng ta cần có những cổ đông chiến lược nước ngoài nhằm phát huy lợi thế của một quốc gia đi sau.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG (THỊ TRƯỜNG OTC) (Trang 76)