5. Cấu trúc luận văn
3.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Tản Đà
3.2.1. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nội dung tư tưởng
Từ một nhà thơ giao thời – giao thời giữa cái mới và cái cũ, cái hiện đại và cái cổ điển, Tản Đà đã tìm đến thơ ca dân gian. Theo các nhà nghiên cứu thì nguồn gốc của thơ ca dân gian trước hết gắn với bản chất vốn có của con người: “Người ta tự nhiên là một ca công. Con người dù ở trình độ vô học, dù trong một xã hội bán khai, vỗn dĩ có tình cảm, vỗn dĩ có bản năng về nhịp điệu, nên khi trong lòng xúc động thường hay phát ra những lời ca hát, ngân nga. Bởi vậy, trong lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào, trước khi có sáng tác của các văn gia thì đã có những bài hát tự nhiên, truyền khẩu, lưu hành trong dân chúng” [15;34].
Như vậy, tính hồn nhiên và “thích hợp” với hoàn cảnh cụ thể là yếu tố đầu tiên tạo nên đặc trưng của sáng tác thơ ca dân gian.
Tác giả dân gian thường sáng tác một cách tùy hứng, tự do. Tác phẩm của họ tồn tại dưới các dạng: hát, ngâm, đọc, truyền miệng. Đó là sự giãi bày trực tiếp nhất, chân thực nhất tình cảm, tâm tự, nguyện vọng của nhân dân lao động. Họ có một tâm hồn phong phú, dồi dào cảm xúc. Và tất cả những cung bậc tình cảm ấy được bộc lộ một cách sinh động trong các tác phẩm dân gian, không cầu kỳ, khuôn sáo.
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã tìm đến thơ ca dân gian như tìm về với suối nguồn trong mát của quê hương theo cái lẽ tự nhiên nhất. Việc làm đó xuất phát sâu xa từ trong tâm thức của thi sĩ, như là một sự đồng cảm với tâm hồn, tình cảm
70
của nhân dân lao động. Từ đó, ông tạo cho thơ mình tiếng nói tự nhiên, tự do, phóng khoáng, bộc bạch chân thực tâm tư của mình. Nền văn hóa dân gian của quần chúng nhân dân lao động ăn sâu và tiềm thức, tâm khảm của Tản Đà, để từ đó thi sĩ làm nên những áng thơ đậm đà tính dân gian trong nghệ thuật, đậm đà tính dân tộc và tính nhân dân trong nội dung. Người ta không chỉ tìm thấy sự ảnh hưởng đơn lẻ, nhỏ lẻ của các tác phẩm dân gian trong sáng tác của Tản Đà, mà ảnh hưởng đó chạy suốt quá trình sáng tác của ông. Thơ văn Tản Đà cũng vì vậy mà mang những nét rất riêng so với các nhà thơ khác. Hơn nữa, sự ảnh hưởng ấy không chỉ thể hiện ở những câu, những chữ, những mô típ… mà sâu xa hơn nữa, chúng ta thấy cái tính chất dân gian ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của tác giả, ăn sâu vào mạch nguồn cảm xúc của tác phẩm.
Như vậy, tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với những vần thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, chúng tôi thiết nghĩ đấy không đơn thuần là công việc tìm hiểu Tản Đà sử dụng những mô típ gì của văn học dân gian, sử dụng những hình ảnh gì của ca dao, dân ca… mà cao hơn và xa hơn là có thể làm nổi lên tính dân gian trong thơ Tản Đà. Cũng có những bài thơ, chúng ta không tìm thấy sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian ở câu chữ, mô típ, ngôn ngữ, giọng điệu… nhưng chúng vẫn toát lên cái phong cách dân gian của Tản Đà ở trong đó. Sở dĩ có điều đó vì những nét đặc trưng của dân gian đã ngấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của nhà thơ, để từ đó làm nên những áng thơ đậm đà tính dân gian, dân tộc. Nói cách khác, ngoài việc chỉ rõ những ảnh hưởng về mặt hình thức như các nhà nghiên cứu thường làm, luận văn hướng về nghiên cứu mặt nội dung mà ở đó có sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian trong tác phẩm của Tản Đà, làm nên một Tản Đà “rất An Nam” như nhiều nhà nghiên cứu từng nói.
Cuộc đời của Tản Đà đầy sóng gió, ông đi nhiều và chính sự di chuyển rất nhiều ấy đã tạo cho ông cơ hội tích lũy được nhiều vốn văn hóa dân gian của quần chúng lao động. Nếu như, các nhà thơ dân gian lấy những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong thế giới đời sống hàng ngày làm chất liệu, thi liệu cho các
71
tác phẩm của họ, thì Tản Đà cũng là nhà thơ như vậy. Ông mặc dù có những bi quan, bế tắc trước cuộc sống tư sản đầy bất công, xấu xa, nhưng ông không quay lưng lại với hiện thực mà phản ánh nó một cách chân thực và sinh động. Thế giới thơ của thi nhân là không gian trần thế, đời thường. Là thế giới cuộc sống quen thuộc bình dân, dân dã, mang đậm màu sắc Việt Nam.
Hệ thống chủ đề, đề tài mà nhà thơ Tản Đà lựa chọn đa dạng, phong phú, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động và đây cũng chính là những nội dung thuộc kiểu nhà thơ dân gian đã sử dụng.
Thơ Tản Đà thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc một cách sâu sắc. Điều này thể hiện ở việc ông viết và ca ngợi các vị anh hùng dân tộc. Ở đây, phải kể đến các bài:
Ba Đình ký:
Ninh Bình tỉnh có một người
Là Đinh Công Tráng tướng tài bẩm sinh
Hai bà Trưng:
“Sáu nhăm thành quách đã tan rồi Trắc, Nhị đâu mà nẩy một đôi Cả nước bấy lâu toàn mẹ hĩm Hai bà chắc hẳn có con bồi Một đàn em bé theo sau đít Mấy chú quân Tầu chạy đứt đuôi Hồn đã lên tiên còn tiếc nước
Ngàn thu sông cấm bóng giăng soi”
Vịnh bà Triệu:
“Mê Linh khuất bóng, gái còn ai? Bà Triệu nhà ta cũng đáng tài Vùng vẫy non sông ba thước vú Xông pha tên đạn một đầu voi”
72
Đặc biệt trong Bài cổ bản Tản Đà ca ngợi nhiều hình ảnh các anh hùng dân tộc – những người có công lao lớn trong các phong trào khởi nghĩa cứu nước. Đó là vị tướng Ngô Quyền, Triệu Quang Phục, vua Đinh Tiên Hoàng:
“Sông Bạch Đằng Giang, giồng cọc, là đứng Ngô Quyền Hoằng Thao chìm thuyền, sóng vừa yên
Đến hồi Trần Tiên, Quang Phục độc mộc tranh cường Qua sang Tùy, Đường có Phùng Hoan
Đinh Tiên Hoàng, Đinh Tiên Hoàng, Tiên Hoàng oai thần Lá cờ lau, thống nhất dân”
Đó là người anh hùng áo vải Lê lợi:
“Gươm vàng Lê lợi lau sạch máu thù, nọ còn chim trong hồ” Và tướng tài vua Quang Trung Nguyễn Huệ:
“Động Nam Đình, trận thành Thăng Long, ngọn cờ Quang Trung” Qua những bài thơ trên, chúng ta thấy có một bộ phận các hình tượng nghệ thuật trong thơ Tản Đà là các vị anh hùng dân tộc – những người có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam. Nếu như ngày xưa các tác giả dân gian thường ca ngợi những con người vĩ đại này trong các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết: Những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương và phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. Thì ở thời hiện đại, các tác giả của văn học viết với những áng văn thơ của mình đã đem lại cho những hình tượng này một sức sống mới, một phong cách mới lạ. Tản Đà đã sử dụng hình tượng nhân vật, chủ đề, đề tài từ trong các truyền thuyết lịch sử để xây dựng nên các tứ thơ đặc sắc.
Như vậy, chúng ta có thể thấy văn học dân gian ở đây đã cung cấp cho thơ ca của Tản Đà nói riêng, của văn học viết nói chung cảm hứng về tình yêu quê
73
hương đất nước, mang lại các hình tượng nghệ thuật để họ thể hiện trong tác phẩm của mình.
Thứ hai, thơ Tản Đà sử dụng những chất liệu, thi liệu của các tác phẩm dân gian một cách nhuần nhuyễn, và rất thành công. Đó là đề tài về thằng cuội, chị Hằng Nga, con cò, hát ru, ông Công, trăng, con hạc…
“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần giới em nay chán nửa rồi Cung quế đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhắc lên chơi”
(Muốn làm thằng cuội) “Một đàn cò trắng nó bay tung
Nó lại thương e lật đật chồng Mày có biết ai người phụ bạc Thời lên mách hộ với thiên công”
(Cò trắng) “Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ hai dải yếm đào gió bay …
Con còn lặn lội bờ sông
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha” (Hát tạp)
“Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay Em về giục mẹ cùng thầy
Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?” “Năm nay em đã lên ba
74
Chị ru em ngủ cho yên
Mai sau em lớn bút nghiên học hành” (Ru em)
“Hăm ba tháng chạp tiễn ông công Thường tục từ xưa có phải không?”
(Tiễn ông Công lên chầu giời) “Cô kia cắp nón đi đâu?
Dưới ngực yếm trắng, trên đầu khăn đen Hay là lấy phải chồng hèn?
Muốn lên cung nguyệt bắt đền ông giăng?” (Phong)
Trong các hình tượng nghệ thuật mà Tản Đà sử dụng, chúng ta nhận thấy hình ảnh “con cò” là hình ảnh tiêu biểu nhất của ca dao, dân ca Việt Nam. Có thể nói “con cò” là hình ảnh thân thương, gần gũi đối với người dân lao động, được xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan từng viết về hình ảnh này: “Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ; con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng…”[32;333]. Những con cò trắng không những gắn bó mật thiết với người nông dân mà còn trở thành biểu tượng về sự trong trắng, thanh cao, về sự tự do, thoải mái. Nó còn là biểu tượng cho niềm mong ước của người dân lao động về một cuộc sống được tự do vẫy vùng.
Ca dao viết nhiều về hình ảnh con cò: - “Một đàn cò trắng bay tung Bên nam, bên nữ, ta cùng hát lên - “Một đàn cò trắng bay quanh
75
Mình nhớ ta như cà nhớ muối Ta nhớ mình như Cuội nhớ Trăng” - “Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Trong dòng văn học viết, bên cạnh Tản Đà, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh con cò trong những vần thơ của nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm…
Thứ ba, trong phong cách của Tản Đà, ai cũng dễ dàng nhận thấy hương vị đất nước đậm đà. Sở dĩ như vậy vì thi nhân sử dụng những đề tài vốn gắn bó mật thiệt với các bộ môn nghệ thuật dân gian của quần chúng nhân dân lao động. Nó hiện lên từ cảnh, từ vật, từ người mà Tản Đà mô tả. Nó hiện lên từ con cá nhảy và ngọn sóng gợn trên sông Đà, từ cái diều bay và đám mây trùm trên non Tản, từ chén mắm Long Xuyên, chén cà xứ Nghệ, từ ngọn rau bí Thuận An, cái bánh chưng xanh Mán Sừng, từ con sò huyết, con lợn rừng, từ ngọn rau sắng chùa Hương, từ “nắm nem thanh đóm” của Nguyễn Tuân gửi từ Thanh Hóa ra tặng thi sĩ, từ chị làng chài, từ anh hát xẩm… tất cả đều là những đề tài, những hình ảnh vô cùng thân thương, quên thuộc, gần gũi với cuộc sống của người dân lao động. Điều này thể hiện rõ mối liên hệ giữa văn thơ Tản Đà với văn thơ của đông đảo quần chúng. Thơ của ông vì thế mà được coi là những áng ca dao thời hiện đại.
Cũng như Trần Tuấn Khải, Tản Đà hay viết về hình ảnh quê hương đất nước, bình dị, thân thương gắn bó mật thiết với tâm hồn, ký ức của mỗi người dân Việt Nam:
“Bên kia cái ao Bên nọ cái ao
Cái ao bên nọ tát vào bên kia Chưa thấy con riếc
Chẳng thấy con trê
76
(Câu hát tập)
Đây là một trong những câu thơ tiêu biểu thể hiện cảnh sinh hoạt và niềm vui trong lao động của người dân quê. Những hình ảnh này vốn dĩ xuất hiện nhiều trong các bài ca dao, dân ca, ca ngợi tình yêu và sức sống của nhân dân lao động đối với cuộc sống bình dị của họ. Đến Tản Đà, một lần nữa, những hình ảnh này được xuất hiện, không hề nhàm chán mà mà đầy sức sống. Cảnh sắc hiện lên trong thơ Tản Đà gợi nhắc cho chúng ta về hình ảnh của một đất nước bình yên với những cánh đồng quê chạy dài tít tắp, với những con cò trắng tinh khiết, với những cô gái thôn quê với hàm răng đen duyên dáng và xinh đẹp. Thơ ông gợi lên cái không gian và thời gian rất đặc trưng của người dân lao động, hay nói đúng hơn là cái không và thời gian của những áng ca dao, dân ca mượt mà, thắm thiết.
Thứ tư, phải kể đến mảng thơ ca thể hiện những tâm sự u uất, nỗi niềm lo lắng của thi nhân trước cuộc đời. Những bài thơ thuộc đề tài này có thể được coi như những áng thơ ca dân gian nhằm bộc lộ tâm tư, tình cảm của người dân lao động một cách chân thực, sinh động. Tản Đà cũng như các tác giả dân gian, không hề cầu kỳ, không hề dấu diếm, luôn bộc lộ nỗi lòng của mình đầy chân thành, ngay thẳng. Chúng ta có thể bắt gặp mảng đề tài này ở các bài thơ: Đời lắm việc, Đời đáng chán, Đêm đông hoài cảm, Đêm tối, Đêm thu...
Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm thì ngắn, một ngày dài nghê (Đời đáng chán) “Trăm năm nghĩ đời có mấy
Một đêm đông sao thấy dài thay Lạnh lùng gió thổi sương bay
Chập chờn giấc bướm, canh chầy lại canh” (Đêm đông hoài cảm)
77
Tình cảm trong thơ mang tính chất liệu dân gian của Tản Đà là tình cảm của người nông dân, của lớp bình dân, đó là những tình cảm cố hữu mang tính chất dân tộc sâu sắc, thương yêu, đôn hậu, mơ ước một cuộc sống trong lao động và hòa bình, một hạnh phúc nhỏ bé đơn sơ trong cảnh nghèo nàn:
- “Năm nay em mới mười ba Còn hai năm nữa thời là mười lăm Mong cho trời chóng hết năm Năm sau dâu tốt cho tằm hơn tơ” - “Chồng người xe ngựa người yêu Chồng em khố đũi em chiều em thương Phận hèn kém phận thua thương
Phong lưu kia cũng như nhường mặc ai - Một con sông, ba bảy con sông đào Trăm công nghìn nợ trông vào một em Bao giờ sạch nợ giàu thêm
Để anh đi kéo gỗ lim làm nhà Đôi ta trăm tuổi cùng già
Con tằm khác kén cùng là chung nong Chữ đồng tạc núi ghi sông”
Đọc những câu thơ trên, chúng ta thấy toát lên cái phong vị của ca dao, dân ca Việt Nam. Ca dao có câu:
“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”
Tình yêu đôi lứa, tình cảm trai gái là một trong những đề tài quen thuộc của văn học dân gian. Đến Tản Đà, thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu này được thể hiện với những nét hiện đại, mới lạ, nhưng cũng rất đậm chất dân gian.
Sau đây là Bảng thống kê các chủ đề, đề tài và một số bài thơ tiêu biểu của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:
78
ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM
Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
Ba Đình ký Hai bà Trưng Vịnh bà Triệu Bài cổ bản
Thằng cuội, chị Hằng Nga, con cò, hát ru, ông Công, trăng, con hạc
Muốn làm thằng cuội Cò trắng
Hát tạp Ru em
Tiễn ông Công lên chầu giời Phong
Hằng Nga khứ nguyệt
Hình ảnh quê hương đất nước
Câu hát tập