Sự nghiệp văn chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa Folklore và văn học viết qua trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (Trang 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Sự nghiệp văn chương

Từ năm 1920 đến 1930 Á Nam lần lượt cho xuất bản gần mười quyển sách sau đây:

1. Duyên nợ phù sinh (Kim sinh lụy) – Thơ văn, Quyển I: Nhà in Trung Băc, In lần thứ nhất, Hà Nội, 1921; Quyển II: 1923

2. Gương bể dâu, truyện lịch sử, In lần thứ I, Nhà in Chân Phương, Hà Nội,

1923

3. Giai anh hùng, gái thuyền quên, tiểu thuyết Trung Quốc, Á Nam dịch

thuật, In lần thứ I, Nhà in Thụy Ký, Hà Nội, 1924

4. Đông Chu liệt quốc. Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

5. Liêu Trai chí dị. Bồ Tùng Linh, Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

6. Hồn hoa, tiểu thuyết, Từ Chẩm A, Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

7. Thủy hử, dịch, Thanh niên xuất bản, Hà Nội, 1925

8. Đăng khấu chí, Tiếp theo bộ Thủy hử, dịch, Thanh niên xuất bản, 1925

9. Tam tự kinh tập đọc, Hiệu sách Xương ký xuất bản, Kim Khuê ấn quán,

in lần thứ nhất, Hà Nội, 1927

10.Mạnh Tử I (dịch), Trần Tuấn Khải dịch, Đông Kinh ấn quán, Hà Nội,

1926

11.Bùi quan hoài I và II – tập thơ, In lần thứ I. Hiệu sách Xương ký xuất

bản, Hà Nội, 1927

Trong số các sách trên thì Tam tự kinh, Mạnh tử, Ngụ ngon tập đọc là sách

giáo dục nhằm củng cố luân lý; Thủy hử, Đông Chu liệt quốc, Liêu Trai chí dị là tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc; Hồn hoa là tiểu thuyết mới của Trung Quốc; các quyển còn lại là thơ văn viết về lòng yêu nước.

Giai đoạn 1930 – 1945, Á Nam Trần Tuấn Khải ít làm thơ hơn trước, do ông bị chính quyền thực dân Pháp theo dõi gắt gao. Những sách xuất bản trong giai đoạn này là:

42

1. Sách Chơi xuân Nhâm thân (truyện viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái),

Nam Ký xuất bản, Hà Nội, 1932

2. Thạch đầu hồn, Tiểu thuyết liên hồi, Trần Tuấn Khải thuật, Tiến Đức thư quán, Hà Nội, 1933

3. Kiếm châu duyên, võ hiệp tiểu thuyết, Trần Tuấn Khải dịch thuật, Nhà in Lê Cường, Hà Nội, 1935

4. Không Động kỳ hiệp, võ hiệp tiểu thuyết, Trần Tuấn Khải dịch, Tam Hữu xuất bản cục, Hà Nội, 1935

5. Kiếm khôn võ hiệp, Trần Tuấn Khải dịch, Nhà in Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1936

6. Vạn lý tình hiệp, hiệp tình tiểu thuyết, Trần Tuấn Khải dịch thuật, Nhà in Lê Cường, Hà Nội, 1936 – 1937

7. Thiên Thai lão hiệp, Trần Tuấn Khải thuật, Tam Hữu xuất bản cục, Hà

Nội, 1936 (sáng tác)

8. Hồng lâu mộng, Hồng Tú Toàn… dịch tiểu thuyết Trung Quốc

Sau 1945, Trần Tuấn Khải không còn có những tác phẩm gây được dư luận rộng rãi như trước nữa.

Giai đoạn sau 1954 Á Nam đã tự dịch và tự mình dịch nhiều tác phẩm Hán văn như:

1. Pháp cú kinh, Anh Hán đối chiếu Hòa dịch của Thường Bàn Đại Định; Á Nam Trần Tuấn Khải dịch; Lăn Hồ Nguyễn Khắc Kham hiệu đính, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn 1963

2. Ức Trai tướng công di tập: Dư địa chí, Nguyễn Trãi, Nhà Văn hó Tổng bộ Văn hóa xã hội xuất bản, Sài Gòn, 1966

3. Tam tổ hành trạng, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài

Gòn. 1971

Năm 1875, Trần Tuấn Khải viết bài thơ Mừng anh khóa về để tỏ lòng mừng vui trước niềm vui chung của đất nước.

43

Có thể khẳng định, gần một thế kỷ sống và viết, Á Nam Trần Tuấn Khải đã để lại một sự nghiệp trước tác không nhỏ: khoảng 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại từ thơ ca, văn xuôi, đến nghiên cứu, dịch thuật. Trong kho tàng đó, nét đặc sắc làm nên thành công của ông là những đóng góp về mặt thơ ca. Viết về sự nghiệp thơ ca của Trần Tuấn Khải , Từ điển văn học (tập I, 1983) đánh giá: “Thơ ca là

phần chính trong sự nghiệp sáng tác của Trần Tuấn Khải và cũng là phần ông đạt được một số thành công nhất định”[42;111]. Tiếng thơ của ông cất lên khi thơ ca của phong trào Duy tân của các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… đã đến lúc thoái trào. Nhưng Á Nam vẫn đi theo con đường cách mạng của những vị tiền bối đi trước, lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu, thể hiện tinh thần dân tộc, gìn giữ ngọn lửa yêu nước đang âm ỉ trong lòng người dân, và khi có thể thì thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh.

Chọn bút hiệu Á Nam, thi sĩ muốn nhắc nhở mọi người về nước Nam ở châu Á. Những vần thơ thấm đượm tinh thần yêu nước của ông đã làm mới cái không khí thơ ca đang ướt át vì những lệ, những sầu, những oán, những thảm của Nhàn Khanh, Tương Phố, Đoàn Như Khê… đang thịnh hành lúc bấy giờ.

Đúng là, thơ Á Nam Trần Tuấn Khải dù qua bao đổi thay, mãi mãi dường như vẫn chỉ là thơ của những năm 20 của thế kỷ XX. Ông kiên trì một lối thơ cổ, ông là một nhà thơ hoàn toàn cũ. Ở công trình “Triết lý nghệ thuật trong thơ Á

Nam Trần Tuấn Khải”, nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng đã khẳng định:

“Bằng cả cuộc đời của mình, ông muốn trình bày một triết lý nghệ thuật mà ông kiên trì bảo vệ, rằng: Không phải mọi cái Mới đều có giá trị và mọi cái Cũ đều vô giá trị. Mọi cái Mới rồi sẽ Cũ, nhưng cái Cũ mà vẫn được chào đón thì nó là luôn luôn Mới. Hướng về dân tộc là một việc nên làm. Nguyễn Du học tiếng nói của người trồng dâu trồng gai nơi trong những lời ca nơi thôn dã (“thôn ca sơ học tang ma ngữ” – Thanh minh ngẫu hứng) để làm nên Truyện Kiều, thì ông cũng học tiếng ca của nhân dân lao động trong câu ví, điệu xẩm, điệu lý để làm nên

44

sức sống cho thơ ca của mình ngay cả khi phong trào “Âu hóa”, “Tây hóa”, “ngoại hóa” đã thành thời thượng trong văn hóa và văn học.

Hơn thế, trong cái thế giới lắm đổi thay thì không thay đổi cũng là một triết lý sinh tồn… Theo cách mà Á Nam Trần Tuấn Khải thể hiện thì có thể hiểu, cái mà mọi sự đổi thay, cách tân, hiện đại cần phải dựa vào để tồn tại, chính là truyền thống dân tộc, chính là dân tộc” [22;555]

2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải

2.2.1. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nội dung tư tưởng

Thơ Trần Tuấn Khải thường nói nhiều đến cha con, nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa nước, nghĩa đồng chủng, đồng bào, lòng thủy chung, nhân ái…, đó là nếp sống, là đạo đức truyền thống của dân tộc. Điều quan trọng là qua những tình cảm đạo đức ấy, ông muốn thể hiện một tâm sự gì đó rộng lớn hơn. Có thể nói, đó là tâm sự yêu nước viết về đề tài lịch sử (đề vịnh Nguyễn Trãi…) hay các đề tài sinh hoạt: nỗi lòng một cô gái gánh nước đêm, lời một bác hát xẩm, tiếng hát của một người vợ gửi đến chồng nơi xa xôi… thơ ông đều có ngụ ý nhắc nhủ về non sông, đất nước. Đấy là cái nhìn ưu thời mẫn thế của tác giả, đồng thời cũng chính là tình cảm phổ biến của nhiều người lúc bấy giờ: thiết tha với độc lập dân tộc nhưng chưa tìm được đường cứu nước và cũng có phần bất lực, đành gửi hoài bão của mình vào văn chương, thơ phú… Chính vì vậy mà thơ ca của Trần Tuấn Khải được quần chúng yêu thích.

Cũng như thơ văn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến… thơ Á Nam cũng đậm chất dân gian. Điều này thể hiện rõ ở mảng đề tài, chủ đề mà thi nhân lựa chọn cho những tác phẩm của mình.

Trước hết, phải kể đến những bài thơ có tiêu đề, đề tài gắn với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người bình dân. Khảo sát thơ ca của Trần Tuấn Khải chúng tôi nhận thấy có những bài thơ tiêu biểu sau: Ở nhà quê, Khóc cái quạt,

45

tuyền, Mùa hè nhà quê, Thăm thú làm vườn, Mùa xuân nhà quê, Mùa thu nhà

quê…

Ví dụ:

“Khóm trúc rì rào trận gió đưa, Ba gian nhà lá cảnh quê mùa. Đàn gà ổ xuống khua giời sáng, Lũ trẻ đồng về rộn lúc trưa.

Khúc hát bên chuôm con cuốc họa Cần cười dưới nguyệt cái ve thưa. Cơm ngày ba bữa rau, tôm, ca; Xe ngựa đi về mặc nắng mưa”

(Ở nhà quê) Mấy khoảng vườn con, mấy khoảng ao, Nào nơi giồng chuối, chốn giồng cau. Xóm làng đi lại vui trưa sớm,

Khách khứa ra vào sẵn cá rau. Hóng gió trên cây khi hái quả,

Xem trăng dưới nước lúc buông câu. Cơn buồn dắt trẻ thăm vườn cảnh, Chẳng lụy chi ai, cũng chẳng cầu.

(Thú lâm tuyền)

Chúng ta thấy đặc trưng của những bài thơ này là ngay từ tiêu đề, đề tài đã mang đậm tính phi ngã, ít để lại dấu ấn cá nhân. Qua đó ta thấy những bài thơ này chịu ảnh hưởng của sắc thái dân gian rõ nét.

Có thể nói, đề tài, nhân vật, cảnh vật trong các tập thơ của nhà thơ Á Nam là những gì rất gần gũi với cuộc sống thôn dã. Đó là hình ảnh những vườn rau, ao cá; đó là cảnh người nông dân làm lụng, trẻ em chăn trâu, thả diều; là những hình ảnh đầy thân thương như con mèo, con chó, hàng chuối, hàng cau… tất cả ùa vào

46

thơ ông với cái chân chất, giản dị như chúng vốn có. Đọc những câu thơ trên, người đọc như được trở về với những cảnh sinh hoạt thôn quê, nghèo nàn nhưng bình dị, yên ả của thơ Nôm Nguyễn Trãi; như được hòa mình sống lại những ngày thu trong trẻo của thơ Nguyễn Khuyến…

Mảng đề tài này xuất hiện nhiều trong thơ ca dân gian, trở nên quen thuộc, gần gũi và gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của người dân lao động. Đó có thể là cảnh lao động của người nông dân:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Những câu thơ, câu ca này đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người dân, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu; làm phong phú hơn đời sống của họ. Nếu như không học tập ở thơ ca dân gian, ở ca dao, tục ngữ thì có lẽ thi sĩ Á Nam sẽ không có được những vần thơ đậm đà chất dân gian và mang hồn dân tộc rõ nét như vậy.

Thứ hai, theo khảo sát chúng tôi Á Nam Trần Tuấn Khải rất quan tâm, chú ý đến đề tài về người phụ nữ - một mảng đề tài xuất hiện nhiều và quen thuộc trong ca dao, tục ngữ:

- “Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai… - “Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân…” - “Thân em mười sáu tuổi đầu,

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người. Nói ra sợ chị em cười,

Băm ba chuyện thảm chín mười chuyện cay. Tôi về đã mấy năm nay,

47

Buồn riêng thì có vui rày thì không. Ngày thời vất vả ngoài đồng,

Tối về thời lại nằm không một mình! Có đêm thức suốt năm canh,”

Dưới chế độ cũ, người phụ nữ lao động là nạn nhân của nhiều tầng lớp áp bức và là hạng người đau khổ nhất. Vì thế trong ca dao, dân ca tiếng hát của người phụ nữ trước hết là tiếng hát than thở về thân phận đau khổ, bất hạnh của mình.

Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng từng rất thành công trong việc khắc họa nỗi đau và sự cô đơn, lẻ bóng của người phụ nữ.

Bà viết:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa hay chăng cớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong

(Lấy chồng chung)

Với đề tài dân giã, ngôn ngữ thông tục đậm chất ca dao, Hồ Xuân Hương đã tái hiện lại cảnh “chung chồng” – chế độ đa thê trong xã hội cũ một cách đầy cay nghiệt. Thi sĩ Á Nam cũng viết về tâm trạng, nỗi đau của người phụ nữ. Nhưng với một sắc thái khác, không chua chát, sâu cay như bà chúa thơ nôm nhưng vẫn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc với những nỗi niềm tâm sự thiết tha. Chúng ta không thể không nhắc đến những bài thơ đã đánh dấu sự thành công của thi sĩ: Khách bình khang, Mong chồng (ba bài), Đêm thu, Mong anh khóa, Gửi thư cho anh khóa, Tiễn chân anh khóa xuống tàu…

48

Có ai là không xúc động khi đọc những vần thơ: “Giăng thì mờ… Giăng thì mờ…

Lúc đêm suông, sương lạnh, giăng mờ, Canh tàn, rượu tỉnh, nghĩ mà thương thân Em tiếc thân em trong giá trắng ngần

Nỡ gieo mình vào đám phong trần mà chơi” (Khách bình khang)

“Anh khóa ơi! Cái kiếp nam nhi anh gánh vác đã đành, Như em phận gái, dễ xuân xanh được mấy lần?

Mới ngày nào đào hạnh vẫn cười xuân,

Mà quên kêu, ve gọi, lần lần cảnh đã sang đông. Anh khóa ơi! Bấy lâu nay xa cách vân mòng, Bên đường em trông ngóng, bến sông em đợi chờ, Đường vắng tanh, sông nước chảy lờ đờ,

Một thương hai nhớ biết bao giờ cho lại gặp nhau?” (Mong anh khóa)

Những bài thơ của Trần Tuấn Khải ở mảng đề tài viết về người phụ nữ được xem là những bài thơ thành công và được truyền tụng sâu rộng trong khắp dân gian. Viết về người phụ nữ, thi nhân thường viết về những cảnh ngộ éo le của họ; viết về nỗi đau, sự cô đơn buồn tủi khi phải sống trong cảnh xa cách, chia ly; là sự tiếc nuối cuộc đời, tiếc nuối tuổi xuân qua đi trong cô đơn, lẻ bóng; là nỗi khát khao cháy bỏng về một cuộc sống sum vầy, hạnh phúc… Tất cả đều là những nỗi niềm tâm sự chất chứa của mỗi người phụ nữ. Với những vần thơ chân thành, giản dị Á Nam đã giúp họ bộc lộ được nỗi lòng của mình một cách tinh tế nhưng đầy cảm động và thương xót.

Trần Tuấn Khải đã học tập được cái hồn của ca dao, dân ca; học tập được cái tình thương bao la, chan chứa; học tập được cái nhìn đầy nhân đạo và bao dung

49

đối với thân phận nhỏ bé, hèn mọn của người phụ nữ để sáng tác nên những vần thơ lay động lòng người.

Đánh giá về thơ Á Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thơ ông chan chứa một niềm yêu nước tha thiết, chân thành ẩn dưới giọng xa xôi, bóng gió. Nguồn thi hứng của ông thường là cái cảm tình đối với non sông đất nước nên ông thường mượn đề mục ở lịch sử, các nhân vật và sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam để làm nên hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ của mình. Có thể nói đây là mảng đề tài quan trọng trong văn học dân gian, đặc biệt là truyền thuyết

Lấy lịch sử làm nguồn cảm hứng, chúng ta bắt gặp ở các bài thơ: Chơi thành

Cổ Loa, Chơi thuyền hồ Gươm, Lắm giang khúc, Đề đền vua Hùng Vương, Kỷ

niệm đức Hưng Đạo đại vương, Nỗi nước nhà, Nỗi chị khuyên em…

Ông viết về thành Cổ Loa oanh liệt:

“Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa, Trải bao gió táp với mưa sa.

Nỏ thiêng hờ hẫng dây oan buộc, Giếng ngọc vơi đầy giọt lệ pha. Cây cỏ vẫn cười ai bạc mệnh, Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa. Hưng vong biết chửa, người thiên cổ! Tiếng cuốc năm canh bóng nguyệt tà…”

(Chơi thành Cổ Loa)

Nhà thơ Trần Tuấn Khải đã quay về với lịch sử đấu tranh giữ nước hào hùng của dân tộc ta với những hình ảnh vốn quen thuộc ở truyền thuyết, đó là truyền thuyết về thành Cổ Loa và câu chuyện Mị Châu Trọng Thủy, đó là truyền thuyết vua Lê Lợi nhặt được gươm thần, là truyền thuyết về những anh hùng kiên trung, dũng cảm như Trần Hưng Đạo, Bà Trưng, Bà Triệu… Tất cả những hình ảnh –

50

những con người của lịch sử được tái hiện lại trong thơ ông với một sắc thái đặc biệt và mới mẻ.

Không dừng lại ở đó, Á Nam Trần Tuấn Khải còn đặc biệt say mê, yêu mến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa Folklore và văn học viết qua trường hợp thơ Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)