5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Tản Đà bắt đầu viết văn từ năm 1913, đến năm 1915 ông bắt đầu công bố tác phẩm trên Đông Dương tạp chí.
68
Từ năm 1916 đến năm 1920, Tản Đà cho xuất bản Khối tình con I (1916),
Khối tình con II (1918), Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ (1918), Đài
gương, Đàn bà tàu, Thần tiền, Lên sáu (1919), Lên tám (1920). Cũng trong thời
gian đó ông soạn các vở tuồng: Tây thi, Lưu Nguyễn nhập Thiên thai.
Năm 1920, Tản Đà viết Thề non nước, đến năm 1922 được xuất bản trong Tản Đà tùng văn.
Từ năm 1921 đến năm 1925 Tản Đà cho xuất bản: Còn chơi (1921), Tản Đà
tùng văn (1922), Truyện thế gian I và II (1923), Trần ai tri kỷ, Quốc sử huấn
mông (1924)… dịch sách Đại học (1922), Kinh thi (1924)
Từ năm 1926 đến 1933 Tản Đà cho xuất bản Giấc mộng con II (1932), Giấc
mộng lớn (1932), Khối tình con III (1934) và in lại các tác phẩm cũ dưới những
tên mới.
Giai đoạn cuối đời Tản Đà không viết được bao nhiêu. Năm 1934 ông cho in
Tản Đà xuân sắc, nhưng không được độc giả chú ý như trước. Cũng trong thời
gian này, ông dịch thơ Đường cho báo Ngày nay, dịch Liêu Trai chí dị, chú giải
Truyện Kiều…
Thơ là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Ít người có cái vốn am hiểu về nghệ thuật như ông. Trong bộ sách Nhà văn Việt Nam hiện đại – tập phê bình văn học, nhà văn Vũ Ngọc Phan khẳng định: “Muốn xét về sự nghiệp văn chương của Tản Đà, ta cần phải xét các tập thơ của ông, vì chỉ riêng thơ của ông là có thể làm cho ông có một địa vị quan trọng trên thi đàn” [52;355]. Là một người học trò đi thi, Tản Đà chuẩn bị chu đáo, thông thạo văn thơ, phú lục và văn chương chữ Hán. Cũng như một nhà Nho phong nhã lớp trước, ông thông thạo ca trù, thơ song thất và lục bát. Đặc biệt, Tản Đà nắm vững các làn điệu dân ca của nhiều vùng miền khác nhau, am hiểu các thể loại nghệ thuật dân gian một cách sâu sắc.
Tản Đà sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại – cả về nội dung và hình thức. Thơ ông thể hiện tư tưởng chán ngán đời thực, chìm đắm trong cõi mộng và
69
những mối tình với người tri kỷ xa xôi. Những trang thơ của ông thể hiện tư tưởng lãng mạn thoát ly nhưng không quay lưng lại với cuộc sống, thoát ly mà không thoát tục. Đặc biệt, Tản Đà là một người yêu nước sâu sắc, thơ ông đậm đà tính dân tộc. Nhìn chung, những vần thơ của ông thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng về hiện thực cuộc sống; biểu hiện nỗi lòng của một người con luôn muốn giúp ích cho đời nhưng bế tắc và bất lực trước cuộc đời.