Mô hình về phương thức phối hợp giữa đài truyền hình và

Một phần của tài liệu Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài (Trang 94)

ty truyền thông

Phân tích mô hình:

Hiện trạng XHH sản xuất chương trình hiện nay đang gặp một số hạn chế: chất lượng nội dung không đồng đều, các chương trình còn mắc nhiều lỗi, phương thức chi trả quảng cáo giữa đài và công ty truyền thông chưa phù hợp; độ nhận biết chương trình không cao. Phân tích những điểm còn hạn chế

Liên kết sản xuất chương trình

truyền hình

Đài Truyền hình Công ty truyền

thông Ban Chịu trách nhiệm nội dung, kỹ thuật Ban Tài chính Trung tâm Dịch vụ Quảng cáo Bộ phận sản xuất chương trình Bộ phận Kinh doanh

94

để đưa ra mô hình lý tưởng cho việc phối hợp sản xuất chương trình truyền hình.

Để thực hiện mô hình này gồm các bước sau:

1. Chương trình truyền hình thực hiện theo phương thức XHH khâu sản xuất được liên kết sản xuất giữa hai đơn vị là Đài truyền hình và công ty truyền thông

-Về phía Đài truyền hình sẽ lập ra các ban phụ trách là: Ban chịu trách nhiệm nội dung (công ty truyền thông nào hợp tác sản xuất với ban nào thì ban đó chịu trách nhiệm nội dung phát sóng) , Ban Tài chính, Trung tâm Dịch vụ và Quảng cáo (theo dõi số lượng quảng cáo, quyền lợi tài trợ)

-Về phía công ty truyền thông: sẽ lập ra 2 bộ phận chính: Bộ phận sản xuất chương trình và Bộ phận kinh doanh

+Bộ phận sản xuất chương trình sẽ làm việc trực tiếp với Ban chịu trách nhiệm nội dung, kỹ thuật.

+Bộ phận kinh doanh của công ty: phụ trách khai thác quảng cáo và tìm kiếm nguồn tài trợ, đảm bảo nguồn thu cho công ty; bộ phận này sẽ làm việc trực tiếp với Ban Tài chính và Trung tâm Dịch vụ và Quảng cáo

2/ Về phương thức sản xuất

-Ban chương trình của HTV sẽ phụ trách phần kỹ thuật. Phía đài truyền hình sẽ cử người chịu trách nhiệm nội dung với đài về các chương trình do công ty truyền thông sản xuất. Phương thức phối hợp đề xuất là 50-50

+Ưu điểm của phương thức này: chương trình sẽ có chất lượng đồng đều hơn, phía công ty có trách nhiệm nâng cao chất lượng chương trình hơn.

Trên đây là mô hình phác thảo phương thức liên kết giữa Đài và Công ty truyền thông. Phương thức này được thực hiện tại thời điểm thực hiện luận văn.

95

3.3.2 Mô hình tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình ở công ty truyền thông

Trƣớc khi phát sóng

-Thăm dò nhu cầu khán giả

-Tìm hiểu định hướng thông tin và các chương trình của đài

-Lên ý tưởng, xây dựng format, demo cho chương trình

-Trình đài duyệt -Hình thành đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên -Xây dựng êkip thực hiện chương trình

Trong khi phát sóng

-Củng cố êkip thực hiện chương trình

-Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề -Sản xuất trước 10 số dự trữ phát sóng

-Cử người sang đài học tập kĩ thuật

-Đổi mới, cải tiến chương trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tiếp thu ý kiến đánh giá của lãnh đạo đài và khán giả, áp dụng vào chương trình Sau khi phát sóng -Tổng kết ưu điểm, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục của chương trình

-Lên kế hoạch sản xuất chương trình năm kế tiếp -Đề ra những đổi mới cho chương trình Phƣơng thức thông tin -Lựa chọn thể loại -Xác định thời điểm thông tin

Phƣơng tiện thông tin -Báo in -Báo mạng -Tạp chí truyền hình

-Trang web công ty

Thu nhận phản hồi

-Điều tra, thống kê xã hội học

-Đo lượng người xem -Ý kiến chuyên gia, nhà phê bình, báo chí, khán giả Chƣơng trình truyền hình

96

Phân tích mô hình

Mục tiêu cao nhất mà mô hình này hướng tới đó là xây dựng được một quy trình sản xuất chương trình được tổ chức và liên kết chặt chẽ, chương trình vừa đạt chất lượng nội dung tốt, vừa mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty đồng thời tạo dựng được dấu ấn trong lòng khán giả. Để thực hiện được mô hình này, chúng tôi đề xuất các bước sau:

1. Xác định

Trước khi bắt tay vào sản xuất một chương trình truyền hình, công ty truyền thông phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các chương trình đã và đang phát sóng trên các đài, thăm dò nhu cầu của khán giả nhằm tìm hướng đi mới cho chương trình của mình. Xác định đúng hướng đi mới và phát triển nó thì chương trình sẽ có cơ hội thành công lớn. Đây cũng là việc làm cần thiết của các công ty truyền thông trong bối cảnh “nhà nhà làm truyền hình, người người làm truyền hình” như hiện nay.

Xác định đối tượng: Chương trình sẽ hướng tới những nhóm đối tượng nào, thuộc khu vực cư trú ra sao, có những đặc điểm gì. Từ đó xác định cách thể hiện chương trình cho phù hợp.

2. Lựa chọn nội dung thông tin

Để chương trình “định vị” được trong lòng khán giả cũng như tạo ra những hiệu ứng xã hội tốt, công ty truyền thông cần có một chiến lược truyền thông chặt chẽ, hợp lý thể hiện ở các mặt nội dung và lựa chọn phương tiện thông tin phù hợp. Tính liên tục của chương trình sẽ được duy trì qua các kì phát sóng và cả ở các phương tiện truyền thông khác. Ở mỗi thời điểm, chương trình có những điểm nhấn về nội dung thông tin phù hợp với đặc trưng của chương trình và thị hiếu của khán giả.

3. Lựa chọn phương thức thông tin

Tùy theo từng chương trình mà công ty chọn các phương tiện truyền thông phù hợp. Tin là thế mạnh của báo điện tử, các bài phân tích, phỏng vấn

97

sâu phù hợp với báo in. Phần Media được cập nhập song song với các bài viết trên các báo. Phần Media có thể là các video clip, hay phần thăm dò ý kiến của công chúng hoặc là nơi công chúng bình chọn chương trình hay nhất..nhằm gây hứng thú cho khán giả theo dõi chương trình.

4. Lựa chọn phương tiện thông tin

Để chương trình đạt được hiệu quả thông tin cao, mỗi chương trình cần chọn cho mình một hoặc vài đơn vị bảo trợ thông tin riêng. Ở mỗi thời điểm cũng nên chọn phương tiện thông tin phù hợp. Những tin tức về chương trình sẽ được cập nhật liên tục, để khán giả mọi lúc mọi nơi khi mở trang báo ra đều nhìn thấy thông tin về chương trình.

5. Thu nhận phản hồi

Nghiên cứu nhu cầu thông tin của công chúng, đánh giá mức độ quan tâm của công chúng. Có thể thực hiện việc này bằng cách thông qua các công ty nghiên cứu thị trường, các công ty đo lường mức độ theo dõi chương trình của khán giả. Hoặc theo dõi những đánh giá, bình luận của khán giả dưới các bài viết thông tin về chương trình trên các báo. Những việc trên thực hiện để thu nhận những đánh giá khách quan của khán giả, qua đó vừa biết được hiệu quả của chương trình vừa có những thay đổi phù hợp, kịp thời trong cách thức thực hiện chương trình và phương thức truyền thông.

Các hoạt động trên có liên quan mật thiết, tác động qua lại và được thực hiện liên tục theo chiến lược của công ty, cùng chung mục đích là nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, tạo dựng thương hiệu nhà sản xuất chương trình truyền hình chuyên nghiệp cho công ty.

98

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

XHH sản xuất chương trình truyền hình với sự tham gia của các công ty truyền thông thời gian qua đã mang lại sự sinh động, phong phú cho các chương trình của HTV. Để XHH sản xuất chương trình truyền hình phát huy được hiệu quả, đi đúng định hướng thông tin của nhà đài nhất thiết phải tăng cường sự quản lý, giám sát. HTV với vai trò là đối tượng quản lý trong hoạt động liên kết sản xuất chương trình phải tăng cường sự quản lý trong thẩm định năng lực sản xuất chương trình của đối tác, thẩm định nội dung và xây dựng các kế hoạch phát sóng định kỳ và dài hạn cho các đối tác mong muốn hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình.

Để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình XHH ở khâu sản xuất đòi hỏi sự hợp tác cả hai bên: HTV và công ty truyền thông. Các yếu tố tác động đến sản xuất chương trình truyền hình: nhân lực, kỹ thuật phải được đặc biệt chú trọng và không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp của những người làm truyền hình, kỹ thuật làm truyền hình cần được đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của đài, đổi mới nâng cao kỹ thuật dựng hình để tăng tính hấp dẫn cho chương trình. HTV và công ty truyền thông phải cùng phối hợp để tạo ra những sản phẩm truyền hình có chất lượng. Bên cạnh đó, phương thức trả chi phí sản xuất chương trình bằng quảng cáo mà HTV đang áp dụng hiện nay cũng cần được xem xét để khuyến khích các đơn vị sản xuất chương trình đầu tư làm những chương trình hay và thu lại lợi nhuận từ chính khả năng của mình.

Trên cơ sở những khảo sát thực tế, người viết đã đưa ra mô hình tham khảo về phương thức liên kết sản xuất chương trình giữa hai đơn vị: đài truyền hình và công ty truyền thông. Để việc XHH sản xuất chương trình đạt hiệu quả, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ từ hai đơn vị này. Việc liên kết, phối hợp thực hiện phải được thực hiện xuyên suốt, có như vậy

99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các chương trình truyền hình này mới đạt được chất lượng tốt. Bản thân công ty truyền thông trong cuộc hợp tác với nhà đài cần chứng tỏ sự chủ động, nhanh nhạy của mình để nâng cao chất lượng chương trình. Mô hình sản xuất chương trình ở công ty truyền thông được chúng tôi đưa ra nhằm tạo ra những điều kiện và môi trường tốt nhất để công ty truyền thông có được những chương trình hay, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khán giả, qua đó tạo dựng được thương hiệu cho công ty.

XHH truyền hình chỉ nên dừng lại ở khâu sản xuất chương trình. Tận dụng nguồn lực chất xám, kinh phí từ các đơn vị ngoài đài tham gia sản xuất chương trình sẽ mang lại sự phong phú, đa dạng cho các chương trình của đài. Trong cuộc hợp tác này HTV cần luôn giữ vững tính định hướng trong sản xuất chương trình của các công ty truyền thông, đảm bảo tính định hướng thông tin cho đài.

100

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, để phát triển ngày một vững mạnh, HTV cần phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ cả về chất lượng nội dung, hạ tầng kỹ thuật và kinh tế- coi đây là thế chân kiềng vững chắc để khẳng định thương hiệu HTV. XHH sản xuất chương trình truyền hình là một hướng đi mới, một cách làm mới phù hợp với xu thế phát triển của truyền hình, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng. XHH sản xuất chương trình truyền hình đã thu hút đông đảo các đơn vị ngoài đài tham gia với tiềm lực chất xám, kinh phí đã tạo nên những chương trình truyền hình hấp dẫn trong những năm qua.

XHH sản xuất chương trình nằm trong chủ trương XHH các lĩnh vực của đời sống xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích. Để XHH sản xuất chương trình được thuận lợi, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành thông tư 19/2009/TT-BTTTT. Đây là cơ sở pháp lý để hoạt động XHH sản xuất chương trình đạt được hiệu quả. Khi đài phối hợp sản xuất với các công ty truyền thông sẽ giảm gánh nặng cho đài về chi phí sản xuất và nguồn nhân lực và quan trọng hơn là đã tạo ra được những sản phẩm truyền hình có chất lượng, hướng đến phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng. TP.HCM với nền kinh tế thị trường năng động, đa ngành, đa nghề, đặc biệt là các ngành dịch vụ phát triển nhanh và mạnh. Đây cũng là nơi có hoạt động báo chí sôi nổi nhất cả nước. Người dân TP.HCM có thói quen đọc báo, xem ti vi, nhu cầu thưởng thức các sản phẩm văn hóa tinh thần cũng cao hơn so với các khu vực khác. Cùng với sự thành công của XHH trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, thể thao, sân khấu..XHH sản xuất chương trình truyền hình của HTV được xem là bước đi đúng đắn và phù hợp. Những chương trình thuộc các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa- xã hội, giải trí, phim truyện..được cho phép các công ty truyền thông tham gia sản xuất đã tạo nên sự phong phú, đa dạng. Những chương

101

trình đã mang lại hiệu ứng xã hội tốt, tạo thương hiệu cho công ty truyền thông, nhiều chương trình đã được HTV duy trì, phát triển như những chương trình mang bản sắc của nhà đài.

Để tiến trình XHH sản xuất chương trình đi đúng hướng, công tác nội dung là yếu tố cốt lõi, bản thân HTV phải là “hạt nhân” mạnh mẽ từ nội lực, tiếp tục sản xuất các chương trình mang tính chính trị, xã hội, kinh tế, giải trí hấp dẫn. Từ đó làm tiền đề, làm tiêu chuẩn để các công ty dựa vào đó để sản xuất các chương trình đạt chất lượng, hướng đến sản xuất các chương trình mang bản sắc riêng, hấp dẫn. HTV cũng cần ban hành các quy định, quy chuẩn cụ thể về các chương trình cho phép XHH ở khâu sản xuất để các công ty truyền thông có cơ sở để tập trung nguồn lực, tập trung vốn đầu tư cho các chương trình hiệu quả hơn. Các chương trình này phải phù hợp với hướng phát triển của đài, nằm trong định hướng thông tin của đài.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, XHH sản xuất chương trình truyền hình được xem xét dưới góc độ các công ty truyền thông tham gia sản xuất, đây cũng chính là lực lượng hùng hậu nhất tham gia mạnh mẽ vào tiến trình XHH. Sự tham gia của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng với những chương trình hay như: Vượt lên chính mình, Duyên dáng truyền hình, phim Cổng mặt trời..được xem như những chương trình truyền hình thành công không chỉ của công ty mà còn của nhà đài. Phương thức sản xuất chương trình của các công ty này được đánh giá chuyên nghiệp. Họ sử dụng đội ngũ làm truyền hình trẻ, có tay nghề, chịu khó đầu tư thiết bị kỹ thuật và quan trọng nhất là xem hoạt động sản xuất chương trình là hoạt động nghề nghiệp, ít bị chi phối bởi yếu tố lợi nhuận. Sự thành công của các chương trình này là điều mà bất cứ nhà sản xuất truyền hình nào cũng mong muốn.

Trong luận văn này, người viết dựa trên những khảo sát thực tế về các chương trình của các công ty: Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng, từ đó nhận

102

xét về các chương trình do công ty truyền thông sản xuất đang phát sóng trên HTV trong các năm 2008-2010, phân tích những mặt mạnh cũng như những hạn chế của các chương trình này. Dựa trên điểm chung về tình hình hoạt động của các công ty truyền thông, quá trình sản xuất chương trình truyền hình theo đơn đặt hàng của HTV người viết đưa ra các kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình XHH. Trong đó nhấn mạnh đến vai trò quản lý của HTV, phát huy tiềm lực và nội lực của chính bản thân đài trong việc đảm nhận vị trí là người chủ động trong tiến trình XHH sản xuất chương trình. Các công ty truyền thông trong cuộc hợp tác với nhà đài cần chủ động nâng cao hiệu quả chương trình, để hoạt động sản xuất chương trình mang tính chuyên nghiệp hơn. Với những giải pháp được đưa ra, người thực hiện luận văn hi vọng có thể đóng góp một tiếng nói giúp những người làm ngành truyền hình có thêm cơ sở để xây dựng những chiến lược phát triển các chương trình truyền hình, hướng tới hoạch định sự phát triển cho các chương trình được phép XHH ở khâu sản xuất. Kết quả nghiên cứu hi vọng được là kênh tham khảo hữu ích để tất cả những ai quan tâm đến quá trình XHH sản

Một phần của tài liệu Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài (Trang 94)