HTV phải giữ vai trò quyết định trong hoạt động liên kết sản

Một phần của tài liệu Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài (Trang 84)

xuất chương trình

Phải đảm bảo đúng chức năng, định hướng của báo chí là cơ quan tuyên truyền của Đảng và diễn đàn của nhân dân. Truyền hình là ngành hoạt động chính trị- tư tưởng trong toàn bộ hệ thống xã hội. HTV là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM. Sóng truyền hình là tài sản chung của xã hội nhưng trách nhiệm quản lý thuộc về đài truyền hình. XHH sản xuất các chương trình truyền hình nhằm tạo ra những sản phẩm truyền hình đa dạng, phong phú và có chất lượng tốt. Chính vì vậy, quản lý các chương trình liên kết cần được thực hiện nghiêm túc và có chiến lược lâu dài.

Trước đây, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng đã có kết luận về công tác XHH của HTV, với chất lượng nhiều chương trình còn kém, lệch lạc. Tháng 10/2009, Thanh tra thành phố tiếp tục thanh tra toàn diện hoạt động của HTV và một lần nữa phát hiện sai phạm. HTV sau đó đã nghiêm túc chấn chỉnh những sai phạm này. Như vậy, trong cuộc hợp tác với công ty truyền thông, HTV cần tăng cường sự quản lý, giám sát của mình để đảm bảo XHH được đúng hướng.

+HTV tăng cường sự quản lý, kiểm tra năng lực sản xuất của các công ty truyền thông

Vài năm gần đây, XHH sản xuất chương trình truyền hình đang là cánh cửa hấp dẫn đối với các công ty truyền thông. Hàng loạt công ty truyền thông được thành lập dẫn đến cung nhiều hơn cầu. Một công ty truyền thông cần có tiềm lực về chuyên môn, con người và cách quản lý khoa học thì mới có thể tạo dựng được một thương hiệu truyền hình. Trong các bước đăng ký sản xuất chương trình với HTV có một bước xác định quan trọng là kiểm tra năng lực

84

sản xuất của công ty truyền thông. Để tăng cường hiệu quả của các chương trình do công ty truyền thông sản xuất, thiết nghĩ, nhà đài cần tăng cường khâu kiểm tra, thẩm định này. Bước kiểm tra thẩm định sẽ cho biết được hoạt động của công ty hiệu quả ra sao, công ty có đủ năng lực để thực hiện chương trình cho nhà đài hay không, mức độ đầu tư cho sản xuất chương trình của công ty như thế nào. Bước kiểm tra nhằm khẳng định tính xác thực của thông tin do công ty cung cấp cho nhà đài. Những yêu cầu do nhà đài đặt ra về chất lượng chuyên môn, phương tiện kỹ thuật, êkip thực hiện chương trình cần phải được công ty đáp ứng. Hơn nữa, đài cần yêu cầu công ty truyền thông đưa ra các kế hoạch sản xuất cụ thể cho toàn bộ hoặc ít nhất là một nửa chương trình. Nhìn vào kế hoạch sản xuất, đài sẽ biết được mức độ đầu tư cho chương trình của công ty, xác định công ty có đủ thực lực để sản xuất chương trình hay không. Do đó, trong quá trình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình với các công ty truyền thông, HTV cần kiểm tra, thẩm định kỹ năng lực sản xuất chương trình của công ty, có như vậy, đài mới chọn lọc được những nhà sản xuất có thực lực về tài chính và có khả năng sản xuất chương trình tốt.

+HTV cần có định hướng phát triển các chương trình XHH ở khâu sản xuất

Hiện có hàng trăm công ty truyền thông hợp tác với HTV thực hiện sản xuất chương trình trên các lĩnh vực: thông tin kinh tế, văn hóa giải trí, phim truyện.. Để thực hiện chào chương trình với nhà đài, bước đầu tham gia sản xuất chương trình cho một chương trình truyền hình, công ty truyền thông thường tiến hành thăm dò dư luận, tham khảo các chương trình truyền hình đang phát sóng trên các kênh truyền hình rồi đưa ra ý tưởng thực hiện chương trình. Họ bắt tay vào sản xuất và chào nhà đài bằng demo chương trình. Các đề tài như: vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức tiêu dùng, từ thiện xã hội,

85

phim truyện được các công ty khai thác nhiều. Vì thế, dẫn đến tình trạng là cùng một đề tài nhưng có những cách thể hiện gần giống nhau ở các chương trình. Để hạn chế tình trạng này đòi hỏi nhà đài cần có những kế hoạch dài hạn, những chương trình được phép XHH, những nhóm chương trình nào cần mở rộng hợp tác sản xuất với công ty truyền thông. HTV cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất mang tính chiến lược. Có như vậy, công ty truyền thông có thể an tâm đầu tư nguồn lực, nhân lực và khả năng tài chính để sản xuất chương trình đạt được hiệu quả cao. Cần phải có những quy định, quy chế rõ ràng từng danh mục, hạng mục chương trình được XHH ở khâu sản xuất để các công ty truyền thông thuận tiện hợp tác sản xuất các chương trình. Đây là việc làm cần thiết để tăng hiệu quả cho chương trình truyền hình, tránh tình trạng thừa giờ phát sóng mà thiếu chương trình hay. Đối với phim truyện, tại TP.HCM năm 2007 đã diễn ra “khủng hoảng thừa”, nhiều công ty rơi vào tình trạng chết yểu. Tuy vậy, hiện nay sản xuất phim truyện vẫn là lĩnh vực thu hút khá đông các công ty truyền thông tham gia sản xuất. Để phim truyện Việt Nam đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của khán giả HTV cần có định hướng rõ về mặt đề tài hay kế hoạch phân bổ kế hoạch sản xuất phim sao cho hợp lý và khoa học, cung-cầu cân bằng giữa số lượng với chất lượng. Có như vậy, những bộ phim truyền hình mới được đầu tư đúng mức, mang đầy đủ thông điêp cuộc sống chân-thiện-mỹ như chức năng của văn hóa nghệ thuật.

+HTV cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng các chương trình của các công ty truyền thông

Tăng thời lượng, thêm nhiều chương trình mới phù hợp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu của khán giả luôn là điều mà HTV hướng tới. Sự hợp tác với các công ty truyền thông đã mang lại những hiệu quả nhất định khi đài có nhiều chương trình mới phong phú, đa dạng. Những chương trình mới ra đời theo hướng XHH sẽ đem lại sức sống mới, mang lại nhiều sự

86

lựa chọn cho công chúng thưởng thức truyền hình. Trong mối liên hệ liên kết sản xuất với công ty truyền thông, HTV với vai trò là đối tượng quản lý trực tiếp cũng cần có sự lựa chọn các chương trình hợp tác phù hợp. Quá trình đặt hàng, giám sát, lựa chọn các chương trình hợp tác luôn phải cân nhắc, tính toán, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Đó là khả năng thu hút công chúng, nội dung có ý nghĩa thiết thực với đời sống xã hội. Mọi sự hợp tác, phát huy nguồn lực sáng tạo, khả năng tài chính từ các tổ chức, đơn vị ngoài xã hội đối với việc XHH luôn được đài xem xét lựa chọn sao cho phù hợp với định hướng thông tin của đài. Hiện nay, HTV có nhiều chương trình có thời lượng 5,10 phút, đây là thời lượng quá ít để công ty truyền thông có thể đầu tư cho chương trình. Thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình do công ty truyền thông sản xuất, HTV cần nâng thời lượng của những chương trình này tối thiểu là 15 phút/chương trình để nội dung có thể được chuyển tải trọn vẹn và nhà sản xuất cũng đầu tư kỹ lưỡng hơn cho chương trình. Những chương trình có đề tài sức khỏe, từ thiện đang phát sóng hiện nay trên HTV quá nhiều, HTV cần thẩm định lại, gạt bỏ những chương trình chưa đạt chất lượng.

Đối với phim truyện Việt Nam, HTV cần thẩm định kỹ năng lực sản xuất chương trình của đối tác, khâu kịch bản- yếu tố đầu tiên phải được chọn lựa kỹ. Phim truyện Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình cảnh: không có kịch bản hay, thiếu đạo diễn chuyên nghiệp, thiếu diễn viên giỏi, tốc độ quay được đẩy nhanh và hậu kỳ không được chăm chút kỹ lưỡng. HTV là đài có tỉ lệ chiếu phim Việt cao nhất trong các đài truyền hình của cả nước, để phim Việt thực sự có chất lượng hơn đòi hỏi HTV phải tăng cường các khâu thẩm định từ lúc duyệt đề cương kịch bản đến nghiệm thu sản phẩm. Hợp tác sản xuất chương trình truyền hình với các công ty truyền thông tư nhân đã mang lại

87

nhiều chương trình hay, hấp dẫn. Lựa chọn con đường XHH phù hợp với tiêu chí của đài, tạo hiệu quả lâu dài là yêu cầu cấp thiết đối đài hiện nay.

+ Nâng cao năng lực kiểm duyệt chương trình phát sóng

Đối với các chương trình đang phát sóng, đài cần tổ chức tốt hơn nữa các khâu kiểm duyệt nội dung, tăng cường sự quản lý đối với các chương trình do công ty truyền thông thực hiện. Đài cần tổ chức, củng cố và xây dựng đội ngũ những người làm công tác quản lý, đánh giá chương trình để kiểm soát những chương trình được sản xuất dựa theo phương thức XHH. Các chương trình phát sóng phải được kiểm duyệt kỹ càng qua từng số phát sóng, tránh tình trạng các chương trình có chất lượng không đồng đều hoặc thực hiện không đúng yêu cầu ban đầu của đài. Hoặc các chương trình trong quá trình thực hiện bị chi phối bởi lợi nhuận, nội dung mang màu sắc thương mại gây ảnh hưởng không tốt đến chương trình và nhà đài cũng cần được giám sát chặt chẽ. Khi kinh doanh, vấn đề lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều công ty đã đưa các chương trình có chất lượng “làng nhàng” nhưng có khả năng đảm bảo được quảng cáo là có thể phát sóng. Đối với kịch bản chương trình, Ban chương trình-Ban có chức năng thẩm định nội dung chương trình cần kiên quyết loại bỏ những kịch bản dở hoặc có thể tư vấn, góp ý cho đối tác chỉnh sửa kịch bản nếu kịch bản còn có thể phát triển được. Trong quá trình chương trình phát sóng, Ban chương trình cần yêu cầu đối tác đăng ký đề tài trước cho các chương trình tiếp theo, tránh tình trạng đối tác “chạy” đề tài cho từng số phát sóng, không có thời gian đầu tư cho chương trình. Tuy nhiên, việc quản lý đề tài phát sóng cũng tùy thuộc tùy chương trình mà Ban chương trình có yêu cầu phù hợp. Với những chương trình không chịu áp lực về tính thời sự cần yêu cầu đối tác cung cấp đề tài, đề cương kịch bản cũng như kế hoạch sản xuất. Ban chương trình sẽ góp ý, chỉnh sửa để chương trình hoàn thiện trước khi chương trình đi quay. Trong quá trình phát sóng, Ban

88

chương trình cần theo dõi chặt chẽ từng chương trình, nếu có sơ sót gì cần yêu cầu đối tác chỉnh sửa ngay. Ban chương trình cũng nên góp ý cho công ty về cách thức thực hiện chương trình, để chương trình XHH đạt được chất lượng theo yêu cầu. Để tạo chất lượng tương đối ở các chương trình XHH, HTV tăng cường các khâu kiểm duyệt để chọn chương trình hay, phù hợp với nội dung thông tin của đài.

Một phần của tài liệu Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài (Trang 84)