Công ty truyền thông-đối tượng trực tiếp tham gia XHH sản xuất chương trình truyền hình
Đảng và Nhà nước ta vẫn thừa nhận và khuyến khích tạo điều kiện, cho phép báo chí hoạt động kinh tế-kinh doanh. Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT giải thích hoạt động liên kết sản xuất chương trình truyền hình là hình thức hợp tác giữa một bên là đài truyền hình với một bên là đối tác liên kết. Đối tác chính là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng kí kinh doanh đang hoạt động
33
theo pháp luật Việt Nam tham gia hợp tác với đài truyền hình để tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm liên kết.
Chủ trương XHH sản xuất chương trình truyền hình như một bước ngoặt mở ra thời cơ cũng như thách thức cho những nhà làm truyền hình tại Việt Nam. Khi Nhà nước có chủ trương XHH hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp tư nhân vốn yêu thích ngành nghề này có cơ hội tham gia tích cực. Đón đầu xu hướng XHH, các công ty truyền thông ra đời ngày càng nhiều. Họ mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động. Họ bỏ vốn sản xuất chương trình để đổi lấy quảng cáo và kinh doanh thương quyền quảng cáo. Trong cuộc hợp tác này, nhà đài vừa giảm được chi phí sản xuất vừa đảm bảo được chương trình phát sóng. Ngân sách Nhà nước dành cho các đài chỉ đủ đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong khi nhu cầu thông tin, giải trí của người dân ngày càng cao nên xu thế XHH truyền hình là hướng đi đúng trong giai đoạn hội nhập. Nhiều chương trình ra đời (chủ yếu là các chương trình giải trí, văn nghệ) từ sự liên kết này. Màn ảnh nhỏ vốn đã thu hút người xem, nay lại càng phong phú hơn. Những chương trình thuộc thể loại trò chơi đầu tiên trên truyền hình: Chuyện nhỏ, Rồng Vàng, Vượt lên chính mình, Đi tìm ẩn số, Ai là ai, Chiếc nón kì diệu..do các công ty truyền thông thực hiện đã thổi bùng một luồng sinh khí mới cho truyền hình. Nối tiếp thành công của những những chương trình này, hàng loạt các chương trình trò chơi truyền hình khác đã ra đời và phủ sóng rộng khắp, trở thành một trong những chương trình ăn khách của nhà đài.
Các công ty truyền thông là những đơn vị năng động trong cơ chế thị trường, biết thu hút nguồn nhân lực có trình độ, biết cách đầu tư những trang thiết bị hiện đại. Họ biết cách đón đầu xu hướng, thị hiếu nghe nhìn của khán giả, biết khán giả cần gì và muốn gì ở một chương trình truyền hình. Thêm vào đó, họ có khả năng thực hiện chương trình ngày càng chuyên nghiệp với
34
chất lượng và nội dung khá ấn tượng phù hợp để phát sóng tại các đài truyền hình trong cả nước. Lĩnh vực hoạt động của các công ty truyền thông bao gồm: xây dựng và sản xuất chương trình truyền hình, sản xuất phim truyền hình, sản xuất phim quảng cáo trên truyền hình (TVC), khai thác, trao đổi phim truyện nước ngoài, cung cấp các sự kiện truyền hình trực tiếp trong nước và quốc tế, tổ chức sự kiện, xây dựng giải pháp thị trường trọn gói thông qua truyền thông, thiết kế và nhận diện thương hiệu…
Những công ty truyền thông đi tiên phong trong XHH sản xuất chương trình truyền hình có thể kế đến: Công ty cổ phần truyền thông Việt Ba, Công ty BHD (Hãng phim Việt), Công ty Tổ hợp thị trường Hoàng Gia Việt Nam, Công ty cổ phần TV Cộng (TV Plus), Công ty quảng cáo Đất Việt, Công ty TNHH Đầu tư và Quảng cáo Cát Tiên Sa, Công ty Lasta..Số lượng kênh truyền hình càng phát triển, số chương trình càng tăng lên thì sự tham gia sản xuất chương trình truyền hình của các công ty càng tăng lên. Sự có mặt của các công ty đã làm phong phú và đa dạng các chương trình truyền hình. Các công ty ngoài đài tổ chức sản xuất từ nội dung kịch bản chương trình cho đến phần hậu kì hay kết hợp với một bộ phận thuộc đài để thực hiện các khâu trong quá trình sản xuất.
Vai trò của HTV trong hoạt động liên kết
Báo chí truyền thông nước ta trước những năm đổi mới thực hiện chức năng tuyên truyền chính trị-tư tưởng là chính. Sau khi đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và báo chí truyền thông cũng hoạt động trong cơ chế đó có sự quản lý của Nhà nước.
Chủ trương XHH được đưa vào thực hiện ở các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao..đã thu được những kết quả đáng mừng. Đối với truyền hình, XHH chỉ nên dừng ở khâu sản xuất chương trình truyền hình nhằm đảm bảo “báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội, là
35
cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân” theo đúng quy định của Luật Báo chí năm 1989 và Luật Báo chí sửa đổi năm 1999.
Trong hoạt động liên kết sản xuất chương trình, đối tượng quản lý sản xuất các chương trình do công ty truyền thông hợp tác thực hiện phải là các đài truyền hình. XHH đem lại cho đài các chương trình phong phú, đa dạng nhưng nếu không được thẩm định chặt chẽ về định hướng, tư tưởng, nội dung, chất lượng rất có thể sẽ xảy ra những sai sót. Vì vậy, đối tượng quản lý sản xuất các chương trình truyền hình đầu tiên chính là các nhà quản lý, lãnh đạo đài. Ngày 1/3/2005, trong Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Thông báo kết luận 162 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí cũng đã nhấn mạnh tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay. Trong đó, vấn đề XHH hoạt động truyền hình đã được khẳng định là một chủ trương đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của truyền hình. Tuy nhiên, các chương trình được thực hiện, sản xuất với các đối tác vẫn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản của sản phẩm văn hóa có chất lượng nội dung và tính thẩm mỹ cao. Công tác biên tập phải được các đài thực hiện nghiêm túc.
Vì vậy, để có được những chương trình hấp dẫn, được công chúng đón nhận đối tượng trực tiếp là các nhà sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất chương trình cần hợp tác chặt chẽ với các đài truyền hình để có động thái thăm dò nhu cầu công chúng trước khi sản xuất. Mặt khác, đài cũng cần khuyến khích các đơn vị tham gia, hợp tác sản xuất các chương trình để thu hút thêm lượng khán giả và tăng sức hấp dẫn của phương tiện truyền thông đang được công chúng yêu mến hàng đầu này.
36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Truyền hình những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của công chúng hiện đại. HTV tuy là một đài địa phương, trực thuộc Ủy ban Nhân dân TPHCM nhưng là đài có hoạt động truyền hình sôi nổi, các chương trình đa dạng, phong phú, đáp ứng được mục tiêu tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, các mục tiêu kinh tế xã hội của TPHCM, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. HTV với hai kênh phát sóng quảng bá là HTV7 và HTV9 là đài có ảnh hưởng khá lớn đến công chúng trong thành phố và các tỉnh lân cận trong khu vực. XHH sản xuất chương trình truyền hình trên sóng HTV cũng không nằm ngoài quy luật phát triển của nền kinh tế năng động và hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của truyền hình hiện nay.
Chương 1 đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi để XHH sản xuất chương trình được thực hiện sớm nhất ở HTV như: TP.HCM là địa phương có kinh tế phát triển đa ngành, đa nghề; có hoạt động báo chí sôi nổi nhất cả nước, đời sống văn hóa tinh thần đa dạng, nhu cầu thưởng thức văn hóa, giải trí của người dân thành phố cao nhất cả nước, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi nổi… Hơn nữa, trong những năm qua, TP.HCM cũng là đơn vị đi đầu trong hoạt động XHH ở nhiều lĩnh vực như: giáo dục, y tế, sân khấu. Điều đó cho thấy XHH đã huy động và tận dụng được nhân lực và tài lực của toàn xã hội tham gia. Những thành công của những lĩnh vực đó tạo tiền đề cho XHH sản xuất chương trình truyền hình.
Những yếu tố tác động đến XHH sản xuất chương trình như: chi phí sản xuất, vấn đề bản quyền truyền hình, quảng cáo, sự liên kết giữa các phương tiện truyền thông cũng đã được đề cập đến. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đã tập trung làm rõ đối tượng tham gia trực tiếp vào
37
XHH sản xuất chương trình hiện nay là các công ty truyền thông, đối tượng tham gia quản lý sản xuất là đài truyền hình. Các công ty truyền thông là những đơn vị năng động trong cơ chế thị trường, biết thu hút nguồn nhân lực có trình độ, biết cách đầu tư những trang thiết bị hiện đại. Chính vì thế, các công ty truyền thông có khả năng thực hiện chương trình ngày càng chuyên nghiệp với chất lượng và nội dung khá ấn tượng phù hợp để phát sóng tại các đài truyền hình trong cả nước. Như vậy, XHH sản xuất chương trình truyền hình đã huy động trí lực và tài lực ngoài xã hội. Đài vừa có kinh phí hoạt động và tái đầu tư, nâng cao chất lượng chương trình phát sóng, vừa có nhiều chương trình hay, thiết thực để phục vụ khán giả tốt hơn. Trong hoạt động liên kết sản xuất chương trình, Đài truyền hình có vai trò quan trọng trong công tác biên tập, thẩm định, đánh giá nội dung, chất lượng của các chương trình truyền hình do công ty truyền thông sản xuất.
Những nghiên cứu tổng kết được từ chương 1 là cơ sở để phân tích sâu hơn thực trạng các chương trình truyền hình được XHH ở khâu sản xuất trên sóng HTV, sự tham gia của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng qua sản phẩm truyền hình từ năm 2008 đến năm 2010.
38
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC CÔNG TY TRUYỀN THÔNG TẠI
TP.HCM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010)
2.1 Xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình trên sóng của HTV
2.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của HTV
Phát sóng đầu tiên ngày 1-5-1975, ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. HTV có đã 35 năm hình thành và phát triển, trở thành người bạn thân thiết của mọi nhà.
Từ là một đài khu vực trực thuộc Ủy ban Phát thanh-Truyền hình Việt Nam, đài được chuyển giao về Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo và quản lý từ năm 1981 đến nay. Được sự quan tâm giúp đỡ của Trung Ương, sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ của Thành ủy và Ủy ban nhân dân, cùng sự cộng tác chân tình của các ban ngành thành phố và các địa phương, HTV đã từng bước phát triển. Đặc biệt là từ thời kì đổi mới (1987) đến nay, HTV đã có những tiến bộ vượt bậc về nội dung chương trình, về kĩ thuật tiên tiến và lực lượng chuyên môn.
Hiện nay, HTV có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó có Trung tâm Dịch vụ truyền hình, Hãng phim truyền hình (TFS) và Trung tâm truyền hình cáp- HTVC. đài đã mạnh dạn đổi mới hệ thống máy móc thiết bị, ứng dụng kĩ thuật tiên tiến, thay đổi quy trình sản xuất chương trình và quy chế phát sóng phù hợp với quy định mới để tiến tới đưa toàn bộ kĩ thuật số vào truyền hình, nâng dần chất lượng kĩ thuật ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. HTV là đơn vị đầu tiên của ngành truyền hình cả nước chuyển từ kĩ thuật phát hình đen trắng sang kĩ thuật phát hình màu, mạnh dạn loại bỏ kĩ thuật Umatic chuyển sang S-VHS, đến nay đã áp dụng kĩ thuật Betacam trong
39
sản xuất các chương trình của đài, sử dụng kĩ thuật phát hình tự động đầu tiên trong ngành truyền hình Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng và hệ thống máy móc thiết bị ngày càng tiên tiến, thời lượng phát sóng đã tăng khá nhanh. Hiện nay, HTV phát sóng trung bình mỗi ngày 48 giờ trên 2 kênh analog HTV7, HTV9 và 60 giờ trên 4 kênh kĩ thuật số HTV1 ( kênh thông tin công cộng), HTV2 (kênh thể thao), HTV3 ( kênh thanh thiếu niên), HTV4 (kênh khoa học giáo dục). Trên hệ thống truyền hình cáp HTVC có 118 kênh truyền hình, trong đó có 16 kênh truyền hình do HTV thực hiện và liên kết thực hiện.
Tính đến năm 2010, HTV có tổng số cán bộ viên chức, công nhân viên là 961 người (gồm 559 người trong biên chế và 407 lao động hợp đồng), có 71 cán bộ quản lý. Ngay từ những ngày đầu thành lập, HTV đã có một đội ngũ cán bộ có chuyên môn, được đào tạo từ nhiều nguồn và đa dạng. Một số được đào tạo từ Liên Xô, Cuba, các nước Đông Âu, một số được đào tạo từ các nước Tây Âu hay Đông Nam Á. Ngoài ra có một số cán bộ thông tin được rèn luyện trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trên chục năm gần đây, một số cán bộ, công nhân viên trẻ được đào tạo tại chỗ, trong đó có 2/3 phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên. Có những lớp ngắn hạn do chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy ngay tại đài và cũng có nhiều đoàn cán bộ kĩ thuật, phóng viên sang học tập kinh nghiệm tại các đài khu vực ở Trung Quốc, Úc, Hongkong, Nhật, Pháp..
HTV đã xây dựng hơn 40 trạm phát lại từ Mường Tè đến Cà Mau. Sóng của đài gần như phủ sóng cả nước. Từ 1987 đến nay, trung bình mỗi năm đài sản xuất 180 tác phẩm nghệ thuật sân khấu, 504 chương trình ca nhạc. Riêng về phim truyện truyền hình, đài đã có những bước tiến nhanh. Ngoài ra, đài còn tổ chức biên soạn và phát hành bản tin HTV từ tháng 5-
40
1997 với số lượng phát hành 5.000 cuốn/ tháng. Từ tháng 1-2004 đổi tên thành Tạp chí HTV với số lượng phát hành 50.000 cuốn/ tháng.
Về đào tạo nguồn thu để phát triển sự nghiệp và đóng góp ngân sách, đài chủ động tạo nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. Từ 1990 đến 1995, tổng thu của đài chỉ đạt 131 tỷ đồng nhưng từ 4 tháng cuối năm 1996 đến 6 tháng đầu năm 2001, tổng doanh thu của đài đã tăng đáng kể, với hơn 781 tỷ, điều tiết ngân sách Trung Ương hơn 282 tỷ, kinh phí để lại đầu tư cho đài hơn 488 tỷ. Kinh phí đầu tư các dự án gần 300 tỷ đồng..Từ năm 2005, đài đã vượt chỉ tiêu Ủy ban nhân dân thành phố giao: năm 2005 là 700 tỷ, năm 2006 đạt 1.000 tỷ, năm 2007 đạt 1.300 tỷ, năm 2008 là 1.800 tỷ, năm 2009 là 2.111 tỷ, năm 2010 đạt…Kể từ năm 2002 đến nay, đài đã hoàn toàn tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.
Về tổ chức đào tạo và đoàn thể, HTV có một tập thể lãnh đạo (ban Tổng giám đốc và Đảng ủy đài) khá vững vàng về chính trị, nghiệp vụ và gắn bó đoàn kết nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Với kết quả thi đua bền bỉ HTV đã được Nhà nước tặng nhiều Huân chương: Anh hùng lao động thời kì đổi mới (2005), cờ thi đua các năm liền 2001, 2002, 2003, Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương lao động hạng Hai, cờ luân lưu, cờ truyền thống và nhiều bằng khen của các bộ, ngành, đoàn thể đối với thành tích hoạt động của đài.
2.1.2 Sự tham gia của các công ty truyền thông
HTV trực thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân TP.HCM, là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM. Thực tế hoạt động của HTV cho thấy mục tiêu chính trị, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước luôn là mục tiêu hàng đầu. Nhiều chương trình chính trị được HTV thực hiện