Qua những nghiên cứu trên cho thấy, sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam là không nhỏ. Tuy nhiên, với tư cách là một tôn giáo truyền thống, sự tác động của nhân sinh quan Phật giáo tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam diễn ra lâu dài, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp để chủ động điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực hoặc khuyến khích, phát huy sáng tạo những mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo cho mục đích phát triển chung của cả dân tộc, quốc gia.
Thứ nhất, Cần nâng cao nhận thức chung về nhân sinh quan Phật giáo nói riêng và Phật giáo nói chung: Việc nhận thức và đánh giá vai trò của Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo trong thời kỳ hiện đại hóa nói chung, thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là cần thiết, và cần phải có một quan điểm biện chứng về tôn giáo, và càng không phải là tinh thần phủ định tôn giáo.
Mặt khác, cũng cần nhận thức lại quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo. Có giai đoạn chúng ta đã tiếp thu tinh thần vô thần của chủ nghĩa Mác một cách giản đơn và vận dụng để xem xét tôn giáo một
cách cứng nhắc, từ đó có những hoạt động chống tôn giáo kịch liệt và cực đoan. Thực ra, Mác phê phán nhà nước tôn giáo như là sản phẩm xã hội, phản ánh sự phân chia giai cấp, giàu nghèo, sự tha hóa nhân tính của xã hội đó. Song, Mác đã thấy được sự nghèo nàn (hay sự khốn cùng) phản ánh trong tôn giáo, một mặt biểu hiện sự nghèo nàn của hiện thực và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn của hiện thực ấy. “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, vừa là phản ánh sự nghèo nàn của hiện thực và chống lại sự nghèo nàn của hiện thực ấy. Tôn giáo là mặt trời hồng ảo tưởng, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trật tự không có tinh thần, cũng giống như nó là thuốc phiện của nhân dân”[40;467]. Đây là tính hai mặt của tôn giáo. Một mặt, nó phản ánh sự nghèo nàn của hiện thực, và mặt khác nó phản ánh ước vọng thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu ấy bằng niềm tin, hoặc bằng sự an ủi, hy vọng vào hào quang thần thánh để xoa dịu nỗi đau trần thế. Cho đến nay, những nhận định về tính hai mặt của tôn giáo vẫn còn nguyên ý nghĩa phương pháp luận cho những nghiên cứu và xem xét về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Thứ hai, Nắm rõ những hạn chế và tích cực của nhân sinh quan Phật giáo: Phật giáo Việt Nam có lúc với tư cách là tôn giáo truyền thống và có lúc với tư cách là quốc giáo, nhân sinh quan Phật giáo có nhữn hạn chế và tích cực nhất định khi tác động tới đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Việc nắm rõ những hạn chế cũng như tích cực của nhân sinh quan Phật giáo sẽ là cơ sở để Phật giáo tăng trưởng cùng dân tộc như một bộ phận trong chỉnh thể thống nhất.
Hạn chế trước hết của nhân sinh quan Phật giáo là đề cao con đường giải thoát khỏi “bể khổ” bằng cái “tâm”, tức bằng niềm tin chứ không phải hành động. Song phải chăng, trong xã hội hiện thực vẫn còn đấu tranh giai cấp, bất công và nhiều tiêu cực, tệ nạn… Để cải biến hiện thực tự nhiên và
xã hội, nhằm phát triển bản thân và phát triển xã hội, thì niềm tin vào thế giới “giải thoát” của nhân sinh quan Phật giáo sẽ càng đẩy con người vào thụ động chờ đợi. Thuyết “giải thoát”, “nhân quả” với định hướng thoát khổ bằng tâm thanh tịnh để đạt tới trạng thái Niết bàn của mỗi cá nhân, hay thuyết “nghiệp báo” thường gắn với tâm lý và ý thức chờ đợi, nhẫn nại… làm hạn chế năng lực đấu tranh xã hội của những con người hiện thực, thậm chí thờ ơ do dự đối với những tiêu cực và cái ác đang gây bất bình trong xã hội, và không tin tưởng vào hoạt động đấu tranh tích cực cải tạo, chống tiêu cực trong xã hội, mà chờ đợi vì tin vào nhân quả tự đến.
Mặt khác, nhân sinh quan Phật giáo hướng con người phải đoạn tận cho hết “chấp thủ” và “tham ái”… Song, mặt trái của nó là trở thành lý do để bào chữa cho thái độ không quan tâm đến những nhu cầu đổi mới xã hội và do vậy ngày càng xa rời thực tế. Thực ra, bản thân nhân sinh quan Phật giáo đã liên tục được điều chỉnh và khắc phục những hạn chế đó theo hướng nhập thế, trước những biến đổi của đời sống xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định.
Đây có thể là cơ sở để giải thích vì sao, trong lịch sử Việt Nam, có những lúc nhân sinh quan Phật giáo đã bị xem xét kỹ, bị phê phán những hạn chế đối với xã hội, và thậm chí đã có lúc dẫn tới các hậu quả bãi Phật, phá chùa, hủy tượng… làm xói mòn niềm tin vào Phật giáo. Hoặc cũng do vậy có thể giải thích nguyên nhân khiến Phật giáo Ấn Độ bị Islam giáo lấn lướt và thay thế… là vì đã có lúc do nhân sinh quan Phật giáo không thích ứng được đòi hỏi đổi mới tăng trưởng nhanh chóng của xã hội ngay trên quê hương nó đã sinh thành và phát triển. Nhưng ở Việt Nam, nhiều yếu tố tích cực, nổi trội về tư tưởng, đạo đức và nhân văn của nhân sinh quan Phật giáo đã được tiếp nhận và phát triển thành một phần của các giá trị truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc riêng của dân tộc. Ngày nay, bảo vệ và
phát triển những nét đẹp, tích cực của nhân sinh quan Phật giáo còn được coi là bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập toàn cầu. Mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo là tính hướng thiện, nhân văn. Mỗi khi sự phát triển của một xã hội đã ở tình trạng mất cân bằng, không ổn định thường kéo theo sự xuất hiện những hiện tượng mất nhân tính, thì nhân sinh quan Phật giáo lại có thể giữ vai trò tích cực của tôn giáo truyền thống trong việc hướng thiện, bồi dưỡng cái thiện với tính cách là cái gốc của nhân văn. Với tính cách là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần xã hội, đạo đức Phật giáo có khả năng góp phần điều chỉnh, lành mạnh hóa sự phát triển xã hội trong hài hòa.
Thực tế, ở Việt Nam hiện nay cho thấy, với khả năng nhập thế sâu sắc của Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo đã ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội, có thể trở thành lực lượng tinh thần tự điều chỉnh, chia sẻ những bức xúc, bất công trong đời sống xã hội. Bằng cách đó, nhân sinh quan Phật giáo có thể hòa nhập vào quá trình phát triển, cũng như xây dựng và bảo vệ dân tộc, nhiều bằng chứng lịch sử đã chứng minh điều đó. Trong quá trình hiện đại hóa và công cuộc đổi mới ở nước ta, nhân sinh quan Phật giáo đang và sẽ có những chuyển biến tiếp tục theo hướng nhập thế và phù hợp điều quan trọng là xác định vai trò, vị trí của nhân sinh quan Phật gáo trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội, với tư cách là một tôn giáo truyền thống cùng những yếu tố tích cực và hạn chế để tạo điều kiện cho nhân sinh quan Phật giáo tham gia vào tiến trình chung, vì lợi ích chung của cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những điển hình biết khai thác các giá trị tích cực của tôn giáo, xây dựng nhân sinh quan cách mạng cho quần chúng nhân dân. Đối với Phật giáo, Người đã phân tích rõ thế nào là phát huy nhân sinh quan, tinh thần Phật giáo vào những mục đích chung của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
vì độc lập dân tộc, và Người đã thống nhất được một mặt trận đại đoàn kết toàn dân:
“Đức Phật đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma.
Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu… Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ”[44;197].
Trong thư gửi đồng bào theo đạo Phật vào năm 1957, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôn chỉ, mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”[45;290].
Thứ ba, Phát huy vai trò của nhân sinh quan Phật giáo vì lợi ích chung của dân tộc: Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục phát triển tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giá vai trò của tôn giáo, trong đó có Phật giáo, trên tinh thần đổi mới, vì lợi ích chung của đất nước.
Nhân sinh quan tôn giáo, trong đó có nhân sinh quan Phật giáo, ngoài mặt tiêu cực vẫn có nhiều yếu tố hiện vẫn còn phù hợp với xã hội. Đó là mặt đạo đức, lối sống và đáp ứng được yêu cầu của đời sống văn hóa tinh thần con người. Dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng đi cùng đường với dân tộc, nhân sinh quan tôn giáo định hướng cho con người sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Quan điểm này của Đảng và Nhà nước ta cần phải được phát huy thành các định hướng cụ thể hơn trên tinh thần khai thác hơn nữa các yếu tố văn hóa tinh thần tích cực của nhân sinh quan Phật giáo cho thực tế hiện đại.
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã nhận thấy giá trị của nhân sinh quan Phật giáo đang góp phần cùng luật pháp và đạo đức mới của xã hội chống lại những biểu hiện tiêu cực, phi nhân tính trong sản xuất, kinh doanh, cũng như đang góp phần phát huy những nét đẹp trong quan hệ giữa con người với con người của truyền thống trong xã hội mới. Các lễ hội Phật giáo đang được đánh giá từ góc độ động lực văn hóa, góp phần tạo dựng những nếp sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh thay thế dần những hủ tục lạc hậu. Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật cần được tiếp tục khuyến khích kế thừa, phát huy những giá trị nghệ thuật của Phật giáo để làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Mặt khác, nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo cũng như văn hóa nghệ thuật Phật giáo cần được chủ động khai thác và phát triển những giá trị tích cực, để nó có thể tham gia hiệu quả hơn nữa vào việc lên án, cảnh báo, hạn chế, cũng như chống những hiện tượng phi nhân tính hay phai nhạt bản sắc dân tộc trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội hiện đại. Thông qua các giá trị tích cực đó, nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng tới các hoạt động trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội là một khả năng góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới vừa hiện đại vừa giàu bản sắc dân tộc.
Thứ tư, Đảng và Nhà nước cần có chính sách và đường lối coi Phật giáo như một bộ phận xã hội đặc thù trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để chủ động hướng sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, phổ biến sâu rộng những ảnh hưởng của sinh quan Phật giáo một cách lành mạnh, cần tuyên truyền, giáo dục về quy định chính sách và hiến pháp hiện hành về tự do tôn giáo, khoan dung tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cộng
đồng dân cư cũng như cộng đồng tín đồ Phật giáo để bảo đảm giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hòa hợp dân tộc, không phân biệt kỳ thị giữa các tôn giáo, cũng như đoàn kết giữa những người có đạo và không có đạo. Thông qua đó có thể nâng cao hơn nữa niềm tự hào dân tộc của giới Tăng ni và cư sĩ Phật giáo, tạo điều kiện để cộng đồng Phật giáo đóng góp cho dân tộc, cho xã hội nhiều hơn. Việc phát huy mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, cụ thể là trong đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán, đạo đức và nhân cách phải luôn lấy mục tiêu chung của cả dân tộc làm định hướng, cụ thể hiện nay là lấy “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” làm trọng. Đây là một định hướng khả thi để tạo điều kiện cho Phật giáo Việt Nam thực hiện phương châm: “Đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.
Thứ năm, Cần có các biện pháp cụ thể để kịp thời điều tiết hướng hoạt động tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo nếu có.
Cùng với việc điều tiết các ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo nói riêng, Phật giáo nói chung, với tư cách là tôn giáo trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội, chúng ta phải luôn tỉnh táo trước các âm mưu lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng nói chung, Phật giáo nói riêng để chống phá Nhà nước và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch. Để đấu tranh chống các nguy cơ lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch thì phải trân trọng các quyền lợi chính đáng của các tổ chức tôn giáo, đi đôi với việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc, chính sách đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến Phật giáo cũng như các tôn giáo khác. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền để các Phật tử và Tăng ni cùng cư sĩ Phật giáo chia sẻ mục đích chung của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, để họ yên tâm và tự nguyện hòa nhập vào cộng đồng các tôn
giáo của dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiểu kết chương 2: Có thể nói rằng, nhân sinh quan Phật giáo có một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam. Nó có ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đối với đạo đức, nhân cách và tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Nó có được vị trí và vai trò như vậy là vì đã thể hiện được tinh thần nhập thế của Phật giáo với đông đảo quần chúng nhân dân theo Phật giáo. Cứ như vậy, suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần được duy trì, truyền bá và phát triển đáp ứng với nhịp sống xã hội hiện đại. Ở một phương diện nhất định, nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần mình vào quá trình điều chỉnh hành vi xã hội và xã hội hóa, nó cũng làm thay đổi một vài thói quen, nếp sống, đạo đức, tín ngưỡng, tập quán truyền thống của người Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nhân sinh quan Phật giáo với những triết lý thâm sâu về tinh thần “từ bi”, “bác ái”, “vị tha”, về thực tại, về ngã, về thoát khổ cùng hệ thống các phạm trù đan chặt, biện chứng, được chắt lọc bởi những giá trị, những chuẩn mực đạo đức nhân bản của nhân loại đã tồn tại trên 2.500 năm đồng hành cùng lịch sử nhân loại, thích hợp với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều hoàn cảnh và nhiều tầng văn hóa.
Phật giáo Việt Nam là sự hòa nhập giữa hai dòng Phật giáo du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc với tín ngưỡng dân gian bản địa. Từ một tôn giáo ngoại nhập, qua bao thăng trầm Phật giáo đã trở thành một trong những tôn