Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh quảng bình đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính (Trang 51)

Dựa theo các tiêu chí như đã phân tích chương lý luận chung có thể thấy thực trạng công chức hành chính nhà nước Quảng Bình xem xét một cách toàn diện nổi nên một số những vấn đề sau:

Thứ nhất: Về trình độ chuyên môn

- Nhìn một cách tổng quan trong những năm qua, nhờ chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, nhiều loại hình đào tạo mới được mở ra, số người dự tuyển vào công chức có trình độ đào tạo cao ngày càng nhiều, công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn và bản thân công chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn trong đội ngũ công chức ngày một tăng. Theo số liệu điều tra của Sở Nội vụ tại thời điểm ngày 19/1/2010, trình độ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức hành chính tỉnh Quảng Bình không cao [thể hiện trên Biểu số 4 (Trích phụ lục tr. 117)]. Số lượng công chức có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm 77.71% con số này cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên số công chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn ở tỷ lệ thấp (5.62% so với tổng số) trong khi đó số công chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở một số tỉnh như Hà Nội là 29,2%, Nam Định là 17,6%, Thái Nguyên 11,3%, số người chưa qua đào tạo ở một trường lớp chính qui hoặc chỉ được được đào tạo ở các trường lớp chính trị nhưng chưa có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ đang chiếm tỷ lệ tương đối nhiều (4.5%).

Biểu 4: Trình độ đào tạo chuyên môn chung các sở ngành công chức hành chính tỉnh Quảng Bình Trình độ đào tạo Tổng số Tỉ lệ % Tiến sĩ 6 0.42% Thạc sĩ 74 5.20% Đại học, cao đẳng 1.105 77.71% Trung cấp 173 12.17%

Sơ cấp và Chưa qua đào tạo 64 4.50%

Tổng cộng 1.422 100%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ Quảng Bình

- Trình độ chuyên môn chia theo cấp quản lý lãnh thổ: Đội ngũ công chức cấp tỉnh và cấp huyện tương đối đồng đều tỷ lệ giữa các trình độ đào tạo. Tuy nhiên, ở cấp huyện số công chức có trình độ từ trung cấp trở xuống còn chiếm tỷ lệ cao (30.19%) (con số này ở một số tỉnh như Hà Nội chỉ là 4.8%, Vĩnh Long 22,6%,

Bắc Ninh 14,3%) và số công chức có trình độ thạc sĩ còn quá ít (10 người = 3.41%). Số công chức cấp tỉnh ở trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo còn đông chiếm 11.88% [thể hiện ở Biểu số 5 (Trích phụ lục tr. 117)]. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo hướng giảm người có trình độ trung cấp trở xuống; tăng cường công chức có trình độ thạc sĩ và phát hiện nhân tài, có kế hoạch đào tạo tiến sĩ ở một vài chuyên ngành cần thiết, tăng số lượng công chức có trình độ Thạc sĩ ở cấp huyện.

Biểu 5: Trình độ chuyên môn theo cấp quản lý của công chức HCNN tỉnh Quảng Bình Trình độ đào tạo Phân cấp theo lãnh thổ Cấp tỉnh Cấp huyện, thị xã Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiến sĩ 6 0.78% 0 0% Thạc sĩ 64 7.87% 10 3.4 1% Đại học, cao đẳng 615 61.18 % 426 65. 94% Trung cấp 124 13.75 % 144 22. 29%

Sơ cấp và Chưa qua đào tạo 44 11.88

%

18 2.7

9%

Tổng cộng 902 100% 646 100

%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình

- Trình độ chuyên môn của công chức lãnh đạo quản lý: Công chức lãnh đạo quản lý được chia thành các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương; Chủ tich, Phó chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các chức danh trưởng, phó phòng cấp tỉnh, cấp huyện. Từ khi thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa VIII) và cụ thể hóa bằng Kế hoạch 121/KH-TU của Ban thường vụ tỉnh ủy, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức được coi là điều kiện cần khi xem xét bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo quản lý nên trình độ chung của công chức lãnh đạo từ cấp phòng ở huyện, thị xã trở lên được nâng lên một bước. Mặt khác, công chức lãnh đạo nhận thức được sự cần thiết phải học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý hành chính nên những năm qua, số cán bộ lãnh đạo quản lý tham gia học tập các khóa đào tạo trình độ trên đại học ngày càng nhiều. Nhờ vậy, trình độ chuyên môn của các công chức

lãnh đạo được nâng lên so với những năm trước đây. Tuy nhiên, do quy định các chức danh bầu cử cấp từ cấp xã trở lên không quá 2 nhiệm kỳ và thực hiện công tác chính sách cán bộ nên có một số trường hợp được điều động từ khối Đảng, Đoàn thể sang khối hành chính, họ chỉ được đào tạo về lý luận chính trị mà chưa có một bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ nào. Đây là một bất cấp trong công tác cán bộ. Theo số liệu điều tra công chức năm 2009 về cơ bản công chức lãnh đạo có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mình quản lý là chưa cao, [thể hiện ở biểu số 6 (trích phụ lục tr. 117)].

Biểu 6: Trình độ chuyên môn đào tạo của công chức lãnh đạo các cấp

TT Chức danh Tổngsố Trình độ chuyên môn Chưa qua đào tạo cấp Trungcấp Đại học Cao đẳng Thạc Tiếnsĩ

1 Giám đốc sở và tương đương 25 1 1 21 2

2 PGĐ sở và tương đương 37 1 2 28 2 4 3 Trưởng phòng sở và tương đương 102 5 2 89 4 2 4 Phó phòng sở và tương đương 69 1 5 2 58 3 5 Chủ tịch UBND huyện, thị xã 10 9 1 6 PCT UBND huyện, thị xã 17 1 1 15 7 Trưởng phòng cấp huyện 116 12 4 100 8 Phó phòng cấp huyện 104 2 11 2 86 Tổng Cộng 484 5 34 14 409 12 7

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình

Nhìn vào biểu thống kê ta nhận thấy có 01 Giám đốc Sở chưa được đào tạo trình độ chuyên môn; 01 Phó chủ tịch UBND huyện, 01 phó phòng sở và 02 phó phòng chuyên môn cấp huyện cũng chưa được đào tạo chuyên môn, đồng thời có đến 34 công chức quản lý lãnh đạo các cấp còn ở trình độ trung cấp. Những công chức này là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng, hiệu quả quản lý thấp, cần thiết phải xem xét, đánh giá lại số cán bộ này. Đối với những công chức

đến tuổi nghỉ hưu cần phải động viên để cán bộ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị quyết 16/NQ-CP, còn những cán bộ không có khả năng phát triển có thể sắp xếp bố trí những công việc chuyên môn phù hợp.

* Những số liệu phân tích (Biểu 4,5,6) trên đây cho thấy xét một cách tổng quan trình độ công chức đo trên phương diện bằng cấp chuyên môn của tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, đặc biệt so với yêu cầu của cải cách hành chính là chưa phù hợp, yêu cầu của chương trình cải cách hành chính trên lĩnh vực cán bộ công chức giai đoạn (2006-2010) đòi hỏi số lượng công chức hành chính làm việc trong cơ quan nhà nước 100% phải có trình độ từ trung cấp trở lên, đến năm 2010 có 50% công chức đạt chuẩn lý luận chính trị, 90% đạt chuẩn quản lý nhà nước, 80-90% đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, tỉnh cần có kế hoạch đào tạo để tăng số lượng công chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, giảm số công chức có trình độ trung cấp trở xuống và công chức chưa qua đào tạo, để đến năm 2015 mỗi cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh (27 cơ quan) có ít nhất 02 thạc sĩ và 01 tiến sĩ, đồng thời cần có kế hoạch tổng thể để đảm bảo tiêu chuẩn chung của cải cách hành chính là 100% công chức hành chính phải được đào tạo từ trung cấp chuyên môn trở lên.

Thứ hai: Về trình độ Tin học và ngoại ngữ * Trình độ Tin học

Ngày nay, công nghệ thông tin nói chung và tin học nói riêng đã được phổ biến trong đời sống sinh hoạt và quản lý kinh tế - hành chính, nó hỗ trợ rất lớn cho công chức trong công tác lưu trữ, tính toán, trao đổi thông tin, …Nhiều cơ quan đơn vị đã nối mạng LAN công chức đã được trang bị máy vi tính cá nhân, mạng internet và họ đã biết sử dụng một cách thành thạo và khai thác các thông tin toàn cầu phục vụ cho công tác chuyên môn. Tuy vậy, nhiều công chức chưa được trang bị máy vi tính độc lập, hoặc chưa được nối mạng nên việc khai thác, sử dụng máy vi tính gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, có những công chức lãnh đạo quản lý được trang bị máy móc hiện đại nhưng ngại học tập nên kiến thức tin học không có, hiệu suất sử dụng máy vi tính rất hạn chế. Theo số liệu điều tra ở tỉnh Quảng Bình Tính đến cuối năm 2009 [thể hiện ở Biểu số 7 (Trích phụ lục tr. 117]: Số lượng công

chức có trình độ Đại học chuyên nghành CNTT của tỉnh mới chỉ có 0.77%, công chức có trình độ tin học chứng chỉ A,B,C 1.053 người chiếm tỉ lệ 74.05% tuy nhiên thực tế số công chức của tỉnh đã được đào tạo và cấp chứng chỉ A,B,C phần lớn chỉ sử dụng máy vi tính thay máy đánh chữ, nên khả năng ứng dụng tin học vào công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt số công chức chưa qua các lớp đào tạo cơ bản còn chiếm tỷ lệ tương đối cao (25.80%). Trong khi đó theo số liệu thống kê của Bộ thông tin và truyền thông năm 2009 công chức các tỉnh đã qua Đại học hoặc các lớp bồi dưỡng tin học và được cấp chứng chỉ A,B,C trở lên ở Hà nội 89%, Thái Bình 80,2%, Đăk-Nông 57,1 %, Phú Thọ 69,3%.

Biểu 7: Trình độ đào tạo Tin học công chức hành chính tỉnh Quảng Bình

Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ % Đại học chuyên ngành CNTT 11 0.77% Chứng chỉ Tin học Trình độ (A,B,C) 1053 74.05%

Chưa qua đào tạo 358 25.18%

Tổng cộng 1.422 100%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình

Con số trên cho thấy trong thời đại công nghệ thông tin, Tin học hóa trong hoạt động công vụ là yêu cầu thiết yếu của mọi cơ quan tổ chức thì trình độ tin học trong đội ngũ công chức Quảng bình mới chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó, nội dung hiện đại hóa nền hành chính trong chương trình cải cách hành chính đòi hỏi “đến năm 2010 triển khai đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong các cơ quan hành chính nhà nước, đại bộ phận cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước phải biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các thiết bị tin học bổ trợ". Như vậy để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính và để thực hiện tốt Đề án 112 của Chính phủ về hình thành và xây dựng “Chính phủ điện tử”, mỗi cơ quan đơn vị và cá nhân cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, mới đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý điều hành của Chính phủ và địa phương và công cuộc cải

cách hành chính.

* Về trình độ ngoại ngữ

Những năm trước năm 2000, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh (nay là Sở Nội vụ) đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức các lớp tiếng Anh trình độ A, B, C để đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và thị xã Đồng Hới. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng tiếng Anh chưa cấp thiết, thiếu môi trường để sử dụng tiếng Anh nên chất lượng các lớp học này không cao, khả năng đọc, nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn, khả năng giao tiếp của các học viên tốt nghiệp ở các lớp này rất yếu. Trong những năm gần đây, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm tỉnh Quảng Bình không tổ chức các lớp tiếng Anh nên trình độ ngoại ngữ nói chung của công chức tỉnh Quảng Bình là rất hạn chế. Trình độ ngoại ngữ trong đội ngũ công chức hành chính tỉnh Quảng Bình đang ở mức rất thấp, số người chưa qua đào tạo và ở trình độ A,B,C chiếm tỷ lệ quá cao (74.82%). Số công chức trong các cơ quan hành chính của tỉnh có trình độ đại học chuyên nghành Ngoại ngữ hoặc có chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ A,B,C chỉ có 60 người chiếm 4,6% [Trình độ ngoại ngữ của công chức hành chính tỉnh thể hiện ở biểu số 8 (Trích phụ lục tr. 117)].

Biểu 8: Trình độ ngoại ngữ công chức hành chính tỉnh Quảng Bình

Trình độ Số lượng

(người)

Tỷ lệ %

Đại học chuyên ngành Ngoại ngữ 2 0.14%

Chứng chỉ Ngoại ngữ Trình độ (A,B,C,D) 58 4.08%

Chưa qua đào tạo 1.366 74.82%

Tổng cộng 1.422 100%

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình

Có thể nói trước yêu cầu của cải cách hành chính hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi khả năng giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghiên cứu tài liệu, khả năng nắm bắt những diễn biến về kinh tế, xã hội trên thế giới ngày càng cao và quy định mới của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 74/2005/TT-BNV ngày 26/7/2005: “tiêu

chuẩn về ngoại ngữ đối với ngạch chuyên viên là trình độ B” trở lên thì có thể nói trình độ Ngoại ngữ của công chức tỉnh về cơ bản là chưa đáp ứng. Trong chương trình cải cách tổng thế hành chính không đề cập tới nội dung cụ thể về trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức, tuy nhiên yêu cầu “Chất lượng cán bộ công chức phải phù hợp với công tác quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và xu thế hội nhập quốc tế” trong nội dung chương trình cải cách hành chính đã gián tiếp đặt ra vấn đề về việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho công chức của tỉnh. Do vậy, tỉnh Quảng Bình cần có chủ trương đào tạo bồi dưỡng 1.336 người (chưa qua đào tạo và trình độ A) học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ trong những năm tới đảm bảo tiêu chuẩn ngạch công chức và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

* Trình độ đào tạo ngoại ngữ và tin học xem xét ở nhóm đối tượng cán bộ quản lý các cấp ở Quảng Bình: Số lượng cán bộ quản lý các cấp chưa được đào tạo ngoại ngữ là 148 người, chiếm 30.58%, nếu kể cả trình độ A thì số cán bộ quản lý dưới trình độ chuẩn (dưới trình độ B) là 306 người, chiếm 63.22%. Đây là con số tương đối lớn, thể hiện trình độ đào tạo ngoại ngữ của cán bộ quản lý đang ở mức rất thấp. UBND tỉnh cần có kế hoạch để đào tạo 306 người cán bộ quản lý cấp phòng huyện trở lên để có trình độ ngoại ngữ B trở lên.

Đối với trình độ đào tạo tin học cũng tương tự: số chưa qua đào tạo là 159 người, chiếm 32.85%. Trong khi Chính phủ đang đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để triển khai Đề án 112 xây dựng và thực hiện Đề án Chính phủ điện tử thì việc đào tạo nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin vào công việc hàng ngày là hết sức cấp thiết. [Trình độ đào tạo ngoại ngữ và tin học cán bộ quản lý các cấp được thống kê ở biểu số 9 (Trích phụ lục tr. 117)].

Biểu 9: Trình độ đào tạo Ngoại ngữ và Tin học cán bộ quản lý các cấp TT Chức danh SL Trình độ ngoại ngữ Trình độ Tin học Chưa đào tạo A B C D Chưa đào tạo A B C

1 Giám đốc sở và tương đương 25 12 6 2 4 1 11 10 42 Phó GĐ sở và tương đương 37 3 13 13 6 2 13 12 9 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh quảng bình đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w