Tổng quan về số lượng cơ cấu công chức tỉnh Quảng Bình * Số lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh quảng bình đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính (Trang 47)

* Số lượng

Theo số liệu Báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình kèm theo công văn số 81/UBND ngày 19/1/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình thì tính đến tháng 12/2009 cả tỉnh có 1.442 công chức trong tổng số 20 sở ngành và 6 huyện trong đó nhiều nhất là công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp – Nông thôn. [Thể hiện trong biểu số 1 (Trích phụ lục tr. 117)].

Biểu 1: Số lượng công chức các sở ngành tỉnh Quảng Bình

TT Tên đơn vị trực thuộc Tổng số Tỉ lệ (%)

1 VP UBND Tỉnh 42 2.91

% 2 VP HĐND và Đoàn Đại biểu Quốc

hội 22 1.53 % 3 Sở Nội vụ 33 2.29 % 4 Sở Ngoại vụ 10 0.69 %

5 Sở Thông tin và Truyền thông 17 1.18

% 6 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 30 2.08 %

7 Sở xây dựng 23 1.60

%

8 Sở công thương 69 4.79

% 9 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn

318 22.05

%

10 Sở Giáo dục và Đào tạo 43 2.98

%

11 Sở y tế 39 2.70

%

12 Sở Kế hoạc và Đầu tư 34 2.36

%

13 Sở Tài chính 52 3.61

% 14 Sở Lao động Thương binh và Xã

hội

25 1.73

%

15 Sở Tư pháp 20 1.39

%

16 Sở Tài nguyên Môi trường 32 2.22

%

17 Sở Khoa học và Công nghệ 22 1.53

%

18 Sở Giao thông vận tải 28 1.94

%

19 Ban Dân tộc 12 0.83

%

20 Thanh tra tỉnh 25 1.73

%

21 Ban quản lý khu công nghiệp 13 0.90

%

22 UBND huyện Lệ Thủy 76 5.27

%

23 UBND huyện Quảng Ninh 72 4.99

%

24 UBND Thành phố Đồng Hới 69 4.79

%

25 UBND huyện Bố Trạch 73 5.06

%

26 UBND huyện Quảng Trạch 84 5.83

%

27 UBND huyện Tuyên Hóa 67 4.65

%

28 UBND huyện Minh Hóa 72 4.99

%

Tổng g số

1.422

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình

Thực trạng ở các cơ quan đơn vị có sử dụng công chức của tỉnh trước yêu cầu của chương trình thứ 3 trong nội dung cải cách tổng thể hành chính là “tinh giản biên chế” đã tiến hành thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/11/2000 của Chính phủ, tuy nhiên khi tiến hành thì mang tính chiếu lệ, từ năm 2005-2009 cả tỉnh chỉ có 42 công chức về hưu trước thời hạn do yêu cầu tinh giảm biên chế của cải cách hành chính, nghịch lý là tinh giản biên

chế nhưng số lượng công chức hàng năm tăng lên so với số công chức về hưu trong khi tốc độ gia tăng dân số và đầu việc tăng không nhiều. Số lượng công chức năm 2001 của tỉnh là 1.367 người, năm 2002 là 1.382 người năm 2003 là 1.406 người năm 2005 là 1.471, năm 2008 là 1.483 người năm 2009 là 1.422 người. Như vậy định biên số lượng và bố trí nguồn công chức theo ngành nghề là chưa đáp ứng yêu cầu của tinh thần cải cách hành chính. Tuy nhiên 2 năm gần đây đã có dấu hiệu tích cực. Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giảm số lượng tăng chất lượng công chức trong bộ máy hành chính Quảng Bình cần tiếp tục rà soát và có kế hoạch tuyển dụng, cơ cấu lại công chức một cách hợp lý.

* Cơ cấu

* Cơ cấu theo giới: Số liệu điều tra công chức hành chính tại thời điểm tháng 12 năm 2009 của Sở Nội vụ: tổng số công chức hành chính: 1.422 người trong đó Nam 1.182 người, chiếm 74.26%; nữ 366 người chiếm 25.74%, Trong khi tỷ lệ nữ trong dân cư chiếm 51.02% thì tỷ lệ nữ trong đội ngũ công chức chỉ chiếm 25.74%. Điều này chưa phù hợp với yêu cầu về đổi mới công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong nội dung thứ 3 của cải cách hành chính “Xác định cơ cấu cán bộ, công chức với tỉ lệ hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức”. Do vậy, cần có biện pháp để tuyển dụng, sử dụng số lao động nữ vào các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa Nam và Nữ phù hợp với nhu cầu công việc.

* Cơ cấu theo nhóm tuổi: Cơ cấu theo nhóm tuổi được thể hiện ở Biểu số 2.

Biểu 2: Cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ công chức tỉnh Quảng Bình

TT Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 141 8.88% 2 Từ 30 – 40 tuổi 418 26.34% 3 Từ 41 – 50 tuổi 613 38.63% 4 Trên 51 tuổi 415 26.15%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình

Nhìn chung cơ cấu ở 4 nhóm tuổi trên thể hiện công chức của tỉnh mặt bằng chung là già, độ tuổi trung bình của công chức cao (khoảng 43-44) thể hiện công

chức có thâm niên, kinh nghiệm nghề nghiệp dày dạn, đây là một tiêu chí tương đối quan trọng đánh giá chất lượng công chức. Tuy nhiên điều đó cũng có mặt hạn chế nhất định, tuổi trung bình của công chức cao trong khi đội ngũ công chức có tuổi đời trẻ lại ít là chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính kế thừa trong đội ngũ công chức. Số người trên 51 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao 26.15% trong khi đó công chức trẻ đội ngũ có điều kiện tiếp cận tri thức mới phục vụ công tác quản lý nhà nước thời kỳ mở của hội nhập, cải cách hành chính lại còn quá thấp 8.88%. Nhiều học giả đã nhận định việc già hóa cán bộ công chức sẽ làm giảm đi tính năng động của nền hành chính. Đặc biệt so với yêu cầu trẻ hóa công chức trong nội dung “Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” của chương trình cải cách hành chính là không phù hợp vì vậy trong tương lai xây dựng quy hoạch công chức Quảng Bình cần phải xem xét đến vấn đề này.

* Cơ cấu theo dân tộc: Số lượng công chức là người Dân tộc ít người (Pakô, Vân kiều) là 3 người chiếm 1.1%, so với tỷ lệ dân tộc/dân cư toàn tỉnh (16.179/846.924 = 1.91%) điều này chưa phù hợp với yêu cầu của nội dung cải cách hành chính, tỉnh cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số học tập thi cử tham gia vào quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ công chức hành chính nói riêng, đảm bảo các nhóm dân cư các giai tầng trong cộng đồng dân cư đều có quyền được đại diện tham gia vào đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cả về cơ cấu và tính bình đẳng dân chủ trong cải cách hành chính về nhân sự, cán bộ công chức.

* Về cơ cấu ngạch công chức: Cơ cấu ngạch công chức thể hiện ở Biểu số 3. Tính đến năm 2009 toàn tỉnh có 5 công chức trong ngạch chuyên viên cao cấp chiếm 0.35%, chuyên viên chính có 216 người chiếm 15.19%, chủ yếu là công chức trong nghạch chuyên viên và tương đương (65.68%). Như vậy so với yêu cầu cải cách hành chính cơ cấu nghạch công chức của tỉnh Quảng Bình về cơ bản vẫn chưa hợp lý, cần có sự cân đối và điều chỉnh cho phù hợp.

Biểu 3: Cơ cấu công chức HCNN tỉnh Quảng Bình theo ngạch công chức

TT Tên ngạch Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Chuyên viên cao cấp 5 0.35%

2 Chuyên viên chính và tương đương 216 15.19%

3 Chuyên viên và tương đương 934 65.68%

4 Cán sự và tương đương 190 13.36%

5 Nhân viên 77 5.41%

Tổng Cộng 1.422 100%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình

* Về cơ cấu theo nghành lĩnh vực công chức:

Hiện nay chưa có khảo sát về ngành nghề đào tạo của công chức một cách chính xác nhưng qua khảo sát sơ bộ, Tỉnh ủy Quảng Bình đã có đánh giá tại Hội nghị tỉnh đảng bộ lần thứ 9 (khóa XIII) như sau:

“Đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh vẫn còn tình trạng thiếu đồng bộ, hụt hẫng, hạn chế về năng lực tổ chức thực hiện, tỷ lệ nữ còn thấp. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cân đối, thiếu cán bộ kỹ thuật, công nghệ và các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, trình độ trên đại học ít và phân bổ không đều”.

Nhận định trên của Tỉnh ủy được cụ thể ở một số ngành, lĩnh vực sau:

- Với hơn 161 km đường biển và diện tích ao hồ khá lớn, ngành thủy sản được xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh, với số lượng ngư dân tham gia đánh bắt, khai thác hải sản và nuôi trông thủy sản trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao tuy nhiên số công chức có trình độ đại học và trên đại học ở các ngành thủy sản là quá ít.

- Trong xu thế hội nhập, với lợi thế hành lang Đông – Tây, ngành kinh doanh du lịch cũng được tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách, tuy nhiên, công chức được đào tạo chuyên ngành du lịch, kinh doanh khách sạn chưa đủ năng lực trình độ để khai thác lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh quảng bình đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w