Về công tác quản lý bán hàng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Chi nhánh công ty Cổ phần thực phẩm HANCO (Trang 67)

Bảng tổng hợp nhập xuất tồn

3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng:

 Thứ hai: Về việc hạch toán số lượng hàng xuất khuyến mại:

Hiện nay công ty có chính sách xuất khuyến mại thêm 1% số lượng hàng đã mua cho những khách hàng mua với số lượng lớn với mục đích là để khuyến khích khách hàng mua nhiều nhằm tăng khối lượng hàng bán ra. Tuy nhiên, công ty lại hạch toán khoản xuất khuyến mại này không đúng vì lại ngầm coi đây như một khoản giảm giá hàng bán, tức là doanh thu vẫn ghi nhận đúng như trên hoá đơn, trị giá vốn hàng bán vẫn tính trên số lượng hàng mà khách hàng đặt mua (không bao gồm khoản xuất khuyến mại), nhưng đến cuối kỳ khi lập bảng kê tiêu thụ thành phẩm thì lại hạch toán số lượng xuất khuyến mại thêm vào khối lượng hàng đã tiêu thụ với doanh thu đã ghi nhận ở trên. Việc hạch toán như thế này sẽ làm cho việc kê khai và theo dõi lượng thành phẩm tiêu thụ trở lên khó khăn và không đúng.

Theo em công ty nên coi khoản xuất khuyến mại này như một khoản chi phí bán hàng tức là nên hạch toán riêng khoản khuyến mại này vào tài

khoản 641 – chi phí bán hàng.

Ví dụ: Theo hoá đơn số 052314 ngày 21/12/2009 công ty bán hàng cho DNTN Hải Phượng. Do doanh nghiệp này mua nhiều nên công ty đã xuất khuyến mại thêm 75 gói bánh gạo WOW 154g

Việc hạch toán các khoản xuất khuyến mại như sau:

+ Nợ TK 641: 218.175

Có TK 512: 218.175

+ Kết chuyển trị giá thực tế của hàng xuất khuyến mại:

Nợ TK 632: 189.750

Có TK 156: 189.750

Cuối kỳ khi khoá sổ các khoản chi phí bán hàng và giá vốn hàng xuất khuyến mại này sẽ được máy tính tự động chuyển sang tài khoản 911.

 Thứ ba: Về việc hạch toán các khoản hỗ trợ vận chuyển cho bên mua hàng.

Nhiều trường hợp công ty thường hỗ trợ cho bên mua hàng khoản tiền vận chuyển bằng cách ghi giảm số tiền phải thu của khách hàng. Nhưng khi hạch toán khoản hỗ trợ này công ty lại hạch toán bằng cách ghi số âm khoản tiền hỗ trợ, điều này không sai nhưng sẽ gây khó khăn và nhầm lẫn trong quá trình hạch toán và kết chuyển cuối kỳ.

Trong ví dụ ở phần trên, kế toán công ty hạch toán là: Nợ TK 131: (94.400)

Có TK 641: (94.400)

Theo em công ty nên hạch toán lại như sau: Nợ TK 641: 94.400

Có TK 131: 94.400

Hạch toán như vậy sẽ thuận lợi hơn trong công tác kế toán tránh nhầm lẫn và khó khăn khi kết chuyển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Chi nhánh công ty Cổ phần thực phẩm HANCO (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w