Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác đinh kết quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Bảo Dương.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN BẢO DƯƠNG (Trang 55)

- Sổ này có…trang, đánh số từ trang 01 đến trang Ngày mở sổ

14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 128.525.000 15 Lợi nhuận sau thuế TNDN

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác đinh kết quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Bảo Dương.

quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Bảo Dương.

Về chứng từ sổ sách

Kế toán tại Công ty cần tuân thủ tính kịp thời khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, dù trong nội bộ hay bên ngoài kế toán cũng phải lập chứng từ ngay tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh

theo đúng thứ tự thời gian, việc này hạn chế được sự bỏ sót, hay nhầm lẫn số liệu.

Hóa đơn GTGT cần phải được lập ngay khi có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa , các thông tin trên hóa đơn phải được ghi đầy đủ

Về chi phí bán hàng , chi phí quản lí doanh nghiệp

* Phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp :

Kế toán nên tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho từng mặt hàng (hoặc nhóm hàng) để biết được mặt hàng nào lãi, mặt hàng nào lỗ để có những chiến lược kinh doanh kịp thời tập trung chủ lực vào những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao .

Doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu thức phân bổ sau CPBH, QLDN Phân bổ cho mặt hàng A = D thu bán hàng mặt hàng A Tổng doanh thu x CFBH, CPQL * Sử dụng tài khoản :

Kế toán có thể sử dụng TK 642 theo quyết định 48 của Bộ Tài Chính để theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp trong Công ty . TK này được chi tiết thành TK 6421 Chi phí bán hàng và TK 6422Chi phí quản lí . Như vậy sẽ tuân thủ chế độ tài khoản kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ . Khi có chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh kế toán ghi

Nợ TK 6421- Chi phí bán hàng Nợ TK 6422 – Chi phí quản lí Có TK 111,112,….

Kế toán cần phải sử dụng TK 151 để theo dõi hàng mua đang đi đường khi chưa về kho thay vì ghi thẳng vào TK 156 .

Phương pháp hạch toán như sau :

Trường hợp chứng từ mua hàng về trước, kế toán lưu chứng từ kế toán vào tập “hồ sơ chưa có hàng ” cuối kì nếu chưa nhập hàng hóa mua, kế toán ghi các bút toán sau:

+ Ghi hàng hóa mua đang đi trên đường : Nợ TK :151

Nợ TK :133

Có TK 111, 112, …

+ Sau khi hàng về, được kiểm nhận, căn cứ thực tế kiểm nhận kế toán ghi :

Nợ TK: 156 (hàng về nhập kho)

Nợ TK :632 (Giá vốn hàng bán hàng mua giao bán thẳng trực tiếp )

Có TK :151 hàng mua đang đi đường

Trích lập dự phòng phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho

* Với dự phòng phải thu khó đòi

Cuối mỗi niên độ kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc xác nhận khoản nợ của khách hàng, tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà kế toán xác định các khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp với chế độ tài chính hiện hành.để lập dự phòng phải thu khó đòi Mức lập dự phòng được các định như sau :

Mức dự

phòng cần lập = Số nợ thực tế x Số % có khả năng mất nợ Số phần trăm mất nợ được qui định như sau :

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 06 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Các khoản dự phòng này được tập hợp vào bảng kê chi tiết để là căn cứ hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp.

+Khi đã lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi, kế toán sẽ phản ánh Nợ TK : 6422 ( Chi phí quản lí doanh nghiệp )

Có TK: 1592 ( Dự phòng phải thu khó đòi )

+ Nếu mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệnh được lập thêm dự phòng

Nợ TK : 6422 Có TK :1592

+ Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệnh được hoàn

Nợ TK :1592 Có TK :6422

* Với dự phòng giảm giá hàng tồn kho :

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng hàng thuộc tài sản của Công ty được chứng nhận bởi các chứng từ kế toán có liên quan tới hàng tồn kho và căn cứ vào giá cả thị trường của mỗi loại hàng hóa đó, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho .

Mức dự Phòng cần lập = Số lượng hàng hóa tồn mỗi loại x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của

hàng tồn kho + Mức lập dự phòng này cũng được lập cho từng loại hàng hóa và tổng hợp vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán của Công ty, khi đó kế toán ghi :

Nợ TK : 632 (Mức dự phòng cần lập )

Có TK : 1593 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

+ Nếu sang niên độ kế toán tiếp theo, số dự phòng cần lập mà lớn hơn số dự phòng đã lập thì lập thêm khoản dự phòng chênh lệch đó.

Nợ TK 632 ( Số chênh lệch dự phòng )

Có 1593 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Nếu số dự phòng năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập thì kế toán sẽ hoàn nhập dự phòng theo bút toán :

Nợ TK :1593 Có TK : 632

Áp dụng kế toán máy

Hiện nay tại Công ty có rất nhiều máy tính không sử dụng hết, vì vậy phòng kế toán nên lựa chọn một phần mền kế toán phù hợp với đặc điểm của Công ty như phầm mềm Misa là phần mềm rất phổ biến, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Như vậy công việc kế toán sẽ nhanh chóng và thuận tiện và chính xác hơn, Công ty sẽ vừa tiết kiệm được chi phí và thời gian cho công tác hạch toán kế toán.

Trên đây là một số ý kiến, đề xuất mà em đã tổng kết được qua quá trình thực tập tại phòng kế toán - Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Bảo Dương với mong muốn đóng góp 1 chút ý tưởng của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán nói chung, hạch toán tiêu thụ hàng hóa nói riêng tại Công ty. Song do trình độ lý luận còn thiếu chặt chẽ, kiến thức chuyên môn thực tế còn non yếu nên những đề xuất trên còn mang nặng tính lý thuyết. Em rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán Công ty để những ý tưởng của em có giá trị thực tiễn cao hơn.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu luận văn kế toán THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN BẢO DƯƠNG (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w