I. TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NÉN MÔI CHẤT LÊN KHUNG GIÁ CỦA MÔ HÌNH
2.5.2. Quy trình sử dụng mô hình trong dạy học môn thực hành Máy lạnh tại trường CĐ Điện tử
Máy lạnh tại trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà nội
Khi sử dụng mô hình được xây dựng theo quan điểm hệ thống kỹ thuật trong dạy học môn thực hành Máy lạnh tại trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà nội, phải tuân theo các trình tự sau:
1. Xác định mục tiêu
2. Quy mô hình về một hệ thống kỹ thuật đầy đủ
6. HS tự tổ chức luyện tập thao tác trên mô hình 5. GV thao tác kỹ thuật trên từng hệ thống
con của mô hình cho học sinh quan sát 3. Chuẩn bị mô hình theo mục tiêu của từng bài
4. Phân tích mô hình thành các hệ thống con
7. Giáo viên đánh giá kỹ năng từng thao tác kỹ thuật của học sinh trên từng hệ thống dưới 8. Giáo viên đánh giá kỹ năng thao tác kỹ thuật
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Bước này nhằm giúp cho người học xác định được mục tiêu và nhiờm vụ của mình trong quá trình dạy học. Người học cần được chuẩn bị về tâm lý, ý thức sẵn sàng tiếp thu kỹ năng mới qua thao tác trên mô hình.
Bước 2: Quy mô hình về một hệ thống kỹ thuật đầy đủ
Khi quy mô hình đã xây dựng theo quan điểm hệ thống kỹ thuật, thì việc coi mô hình đó là một hệ thống kỹ thuật đầy đủ sẽ giúp giáo viên và học sinh dễ dàng kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng từng bộ phận trong hệ thống kỹ thuật đó.
Bước 3: Chuẩn bị mô hình theo mục tiêu của bài học
Trong dạy học thực hành thì mục tiêu chủ yếu là hình thành kỹ năng cho học sinh. Vì vậy mô hình được sử dụng để cho học sinh thao tác trờn nó cũng phải được chuẩn bị theo mục tiêu của từng bài. Có thể chuẩn bị mô hình đó đang hoạt động bình thường, mô hình đó có thể hư hỏng ở một hệ thống nào đó hay mô hình đã được tháo rời các hệ thống dưới…
Bước 4: Phân tích mô hình thành các hệ thống con
Khi phân tích mô hình thành các hệ thống con sẽ làm cho việc kiểm tra sửa chữa hệ thống lớn càng có hiệu quả (chia để trị). Hơn nữa nó cũn giỳp cho giáo viên phân công luyện tập cho học sinh được linh hoạt (mỗi nhóm học sinh thao tác trên một hệ thống con).
Bước 5: Giáo viên thao tác kỹ thuật trên từng hệ thống con của mô hình cho học sinh quan sát
Sử dụng mô hình trong dạy học thực hành cần phải đảm bảo các nguyên tắc như đó nờu ở mục trước.
Như chúng ta đã biết, tiến trình dạy học thực hành thường gồm có 3 bước: đó là Hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Việc giáo viên thao tác kỹ thuật cho học sinh quan sát được thực hiện ở bước Hướng dẫn ban đầu.
Mô hình phải được để ở vị trí để giáo viên thao tác mẫu dễ dàng, người học quan sát thuận lợi(gần vị trí của bàn giáo viên). Trường hợp với mô hình có kích
thước và trọng lượng lớn, không di chuyển được thì phải bố trí cho người học lại gần mô hình để quan sát giáo viên thao tác kỹ thuật.
Trong bước này mô hình được sử dụng 3 lần
Lần 1: Giới thiệu hệ thống kỹ thuật, các hệ thống con cho học sinh quan sát, hiểu Lần 2: Giáo viên thao tác kỹ thuật trên các hệ thống con cho học sinh quan sát. Trong khi thao tác, giáo viên cần chú ý sao cho để toàn bộ học sinh quan sát dễ nhất
Lần 3: Nhóm học sinh (1 học sinh) làm thử trên các hệ thống con, giáo viên quan sát kết hợp uốn nắn sai phạm cho nhóm học sinh (1 học sinh) đó
Hướng dẫn kết thúc.
Mô hình được để ở vị trí như bước 1
Mô hình được sử dụng để người học thao tác và giáo viên kiểm tra, đánh giá thao tác đó của học sinh.
Bước 6: Học sinh tự tổ chức luyện tập thao tác kỹ thuật trên mô hình dưới sự quan sát, uốn nắn của giáo viên
Bước này được thực hiện trong bước hướng dẫn thường xuyên trong tiến trình dạy học thực hành.
Mô hình phải được bố trí để ở khu vực rộng rãi, giỳp cỏc em có thể di chuyển và thao tác thực hành dễ ràng.
Trong bước này mô hình được sử dụng tuỳ theo nội dung của bài thực hành và năng lực thực hành kỹ thuật của người học.
Sử dụng mô hình trong dạy học thực hành có những thuận lợi riêng. Khi học thực hành các kiến thức sẽ được người học vận dụng qua các bài học lý thuyết mà học đã được truyền thụ trước đó. Những kiến thức đú cũn chưa chắc chắn, chưa sâu, chưa đầy đủ. Sau khi người học quan sát thao tác mẫu, họ tái hiện lại và bắt chước, luyện tập thao tác trên mô hình sẽ rất hiệu quả.
Khi người học thao tác trên mô hình cộng với viờc quan sát và thảo luận với các bạn khác trong nhóm kết hợp với sự uốn nắn sai phạm của giáo viên. Người học sẽ hình thành được kỹ năng cho mình và nắm được bản chất của công việc cũng như bản chất của máy móc. Qua đây ta cũng nhận thấy, trong quá trình người học luyện tập, họ cần phải có ý thức hợp tác tập thể trong học tập, Làm
cho quan hệ trò - trò trở nên ý nghĩa hơn. Khả năng làm việc nhóm được phát huy cao độ.
Trong bước này giáo viên cũng cần phải tạo cho người học có thói quen tự ghi chép những kiến thức, nội dung quan trọng nhất, chủ chốt nhất giỳp cỏc em thao tác đúng nhất và nhanh nhất, cách khắc phục các sai hỏng thường gặp. Những thắc mắc, những vấn đề sáng tạo nảy sinh. Để sau đó thảo luận với bạn bè, với giáo viên làm sáng tỏ vấn đề.
Bước 7: Giáo viên đỏnh giá kỹ năng từng thao tác kỹ thuật của học sinh trên từng hệ thống con của mô hình
Bước này được thực hiện trong hướng dẫn kết thúc của tiến trình dạy học thực hành. Mô hình được để ở vị trí như bước hướng dẫn ban đầu.
Mô hình được sử dụng để người học thao tác và giáo viên kiểm tra, đánh giá thao tác đó của học sinh.
Giáo viên cần linh hoạt sử dụng các phương pháp đánh giá như kiểm tra thao tác kỹ thuật trên từng hệ thống con của người học, vấn đáp, trắc nghiệm...
Bước 8: Giáo viên đỏnh giá kỹ năng thao tác kỹ thuật của học sinh trên toàn bộ mô hình
Bước này nhằm đỏnh giá tổng hợp các kỹ năng của học sinh. Khi đỏnh giá, giỏo viên cần linh hoạt sử dụng các phương pháp đánh giá như kiểm tra thực hành trên mô hình của người học, vấn đáp, trắc nghiệm…
Bước 9: Giáo viên tổng kết buổi thực hành và phân công chuẩn bị bài sau
Khi kết thúc buổi thực hành, giáo viên cần tổng kết rút kinh nghiệm để kết quả đạt hiệu quả cao hơn. Cuối cùng là cho người học vệ sinh mô hình, thu dọn mô hình về vị trí ban đầu, vệ sinh các phương tiện dạy học khác và phòng thực hành. Sau khi hoàn tất giáo viên cần phải phân công người học chuẩn bị kiến thực, vật tư để thực hành bài thực hành sau.