NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng và sử dụng mô hình theo quan điểm hệ thống kỹ thuật trong dạy học môn Thực hành Máy lạnh tại Trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội (Trang 75)

I. TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NÉN MÔI CHẤT LÊN KHUNG GIÁ CỦA MÔ HÌNH

2.5. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC

2.5.1. Nguyên tắc

Việc sử dụng mô hình của người dạy và người học có tính quyết định đến khả năng phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để đạt được mục đích đó, người dạy và người học khi sử dụng mô hình phải lấy tinh thần người học làm trung tâm.

Khi sử dụng mô hình phải thấy được vai trò của nó trong mối tương quan với các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Hơn nữa, phải luôn căn cứ vào mục đích dạy học, nôi dung, thành phần kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, trình độ nhận thức của người học để sử dụng mô hình một cách

linh hoạt và khoa học nhất. Sử dụng mô hình trong dạy học thực hành kỹ thuật

Nguyên tắc 1: Phù hợp với mục tiêu

Mục tiêu của dạy học thực hành kỹ thuật là:

- Học sinh phải có hệ thống kiến thức kỹ thuật cơ bản của một nghề đào tạo bao gồm kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành làm cơ sở cho sự hình thành nghề nghiệp.

- Học sinh phải có kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp để họ có khả năng hành nghề khi đi vào cuộc sống. Góp phần hình thành ở học sinh năng lực hoạt động trí tuệ bao gồm năng lực nhận thức, tư duy kỹ thuật, năng lực kỹ thuật và năng lực sáng tao khi vận dụng hiểu biết kỹ thuật vào thực tiễn. Thông qua việc trang bị kiến thức kỹ thuật - công nghệ, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và năng lực hoạt động trí tuệ mà góp phần hình thành và củng cố thế giới quan khoa học cho học sinh.

Khi sử dụng mô hình trong dạy học thực hành, giáo viên có thể điều chỉnh mục tiêu dạy học phụ thuộc vào phương tiện dạy học, trình độ nhận thức của người học...

Nguyên tắc 2: Vừa sức, đúng mức, đúng cường độ

Sử dụng mô hình trong dạy học thực hành cần được sử dụng với thời lượng vừa đủ, phụ thuộc vào năng lực thực hành của học sinh hoặc từng nhóm học sinh. Các em nào có năng lực thực hành tốt thì giáo viên phải định mức thời gian thực hành trên mô hình ít đi. Ngược lại các em nào có năng lực thực hành yếu hon, thì giáo viên cần phải định mức thời gian nhiều lên. Việc định mức thời gian thực hành trên mô hình không hợp lý sẽ dẫn tới các em hình thành kỹ năng không hiệu quả.

Số lần thực hành trên mô hình trong một bài học cũng rất quan trọng. Giáo viên cần xem xét khả năng hình thành kỹ năng của học sinh của lớp đó để đưa ra định mức hợp lý. Hơn nữa việc định mức sự chênh lệch thời gian giữa lần thực hành trước và thực hành sau cung rất quan trọng.

Nguyên tắc 3: Dùng đúng chỗ, đúng việc

Trong quá trình dạy học thực hành việc sử dụng mô hình ở vị trí nào cũng rất quan trọng. Mô hình phải được đặt ở vị trí sao cho người học có thể thao tác dễ ràng, trao đổi với nhau một cách thuận tiện phát huy được khả năng làm việc nhóm của người học.

Bên cạnh đó việc sử dụng mô hình cho việc nào thao tác nào thì có hiệu quả. Công việc nào, thao tác nào thỡ dựng học cụ hay các phương tiện khác.

Nguyên tắc 4: Phát triển năng lực thực hành kỹ thuật cho người học

Người học có thể có 3 mức độ kỹ năng thực hành đó là: Động hình vận động, Bắt chước, Kỹ năng - kỹ xảo.

Người học từ kiến thức lý thuyết thì họ mới có được động hình vận động, Qua quan sát thầy hướng thực hành thì họ có thể bắt chước làm theo thao tác của thầy. Đến khi họ luyện tập thì họ đã phát triển thao tác bắt chước trước đó thành kỹ năng của họ. Họ càng luyện tập nhiều thì kỹ năng đó biến thành kỹ xảo. Như vậy với việc sử dụng mô hình trong dạy học thực hành, giỏo ciờn cần cho các em luyện tập nhiều qua đó các em có thể phát triển năng lực thực hành của mình.

Nguyên tắc 5: kết hợp thống nhất và khoa học với việc sử dụng các phương tiện dạy học khác

Mặc dù mô hình có nhiều thuận lợi trong quá trình dạy học, nhưng nó không phải có tính vạn năng để có thể thay thế hoàn toàn các phương tiện dạy học khỏc. Cỏc phương tiện khác như sách vở, bảng viết, bản vẽ, phim trong, hay cỏc Slide…Cỏc phương tiện này sẽ giỳp cỏc em hiểu sâu về kiến thức lý thuyết cũng như nắm được bản chất về quá trình hoạt động, cấu tạo của máy.

Trong quá trình dạy học môn học Thực hành Máy lạnh tại Khoa Nhiệt lạnh – Trường CĐ Điện tử - Điện lạnh HN. Các em đã được học các môn học lý thuyết liên quan và các môn học thực hành cơ bản khác. Vì vậy giáo viên có thể giỳp cỏc em tái hiện lại kiến thưc lý thuyết liên quan đến bài dạy một cách dễ ràng thông qua sách vở của các em.

Khi hướng dẫn ban đầu giáo viên thao tác mẫu, kết hợp diễn giải quy trình được viết trên bảng hoặc phim trong hay các Slide. Điều này giỳp cỏc em trong quá trình luyện tập rất nhiều.

Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính hiệu quả

Cho dù mô hình có hiện đại, văn minh đến đâu, nhưng khi sử dụng nó phải đảm bảo tính hiệu quả. Trước hết là hiệu quả về sư phạm, nghĩa là người học phải thu nhận và hình thành kỹ năng một cách nhanh nhất, tri thức kỹ năng trở nên bền vững và thực sự trở thành kiến thức kỹ năng của mình. Điều lớn hơn

nữa là người học tiếp cận được cái mới học tập được phương pháp (cách học), phát triển được năng lực thực hành kỹ thuật cũng như năng lực tư duy sáng tạo.

Mô hình cũn cú đóng góp hiệu quả trong việc giáo dục con người, làm cho người học có suy nghĩ và hành động theo tác phong công nghiệp nhất. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình học tập các môn học khác.

Dùng mô hình cần phải đạt hiệu quả về kinh tế, trong điều kiện ngành giáo dục nước ta còn nhiều khó khăn. Hơn nữa chúng ta lại đang phải đối mặt với cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Nờn viờc sử dụng mô hình phải đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.

Nguyên tắc 7: Đảm bảo tính gợi mở, định hướng cho người học

Hoạt động dạy học với việc sử dụng các phương tiện nói chung và với việc sử dụng mô hình nói riêng, không phải đơn thuần là chỉ ra hàng loạt và toàn bộ nội dung kiến thức, kỹ năng cho người học. Mà quan trọng nhất là phải tổ chức, chuẩn bị các điều kiện cần thiết tạo ra môi trường hoạt động học tập có tính định hướng, gợi mở nhằm kích thích khả năng thực hành, khả năng sáng tạo của người học. Qua đó biết được sử phõn hoỏ trình độ của người học. Biến người học từ chỗ thụ động tiếp thu kiến thức kĩ năng đến chỗ chủ động(đóng vai như những người lao động thực thụ) tìm hiểu và hình thành kỹ năng.

Nguyên tắc 8: Đảm bảo an toàn và tin cậy

Mô hình là hệ thống kỹ thuật kết hợp hoàn chỉnh các bộ phận của máy móc và hệ thống điện, điện tử của máy móc đó. Vì vậy khi sử dụng nó phải đảm bảo nguyên tắc an toàn với mô hình và an toàn tuyệt đối với con người.

An toàn điện: Mặc dù điện áp cung cấp cho mô hình thông là không cao, tuy nhiên nguồn cung cấp cho các mô hình này thường là nguồn điện lưới 220V. Vì vậy để đảm bảo an toàn điện cho người sử dụng thì trước khi làm việc phải kiểm tra xem dây dẫn có bị hở không, động cơ không bị rò điện, các mối nối không hở. An toàn cơ khí: Trên mô hình có thể có các thiết bị quay như động cơ quạt… Vì vậy cũng cần phải đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị khỏc trờn mô hình. Do vậy giáo viên và học sinh khi thao tác càn phải quần áo, đầu tóc gọn gàng. Tuyệt đối không chạm bất cớ một vật gì vào các bộ phận đang chuyển động

Độ tin cậy: Khi thiết kế, chế tạo mô hình phải đảm bảo sao cho nó cú độ tin cậy cao nhất có thể. Tuy nhiên, độ tin cậy đó phải được đảm bảo bởi chớnh cỏc giáo viên và học sinh khi sử dụng mô hình theo các nguyên tắc trên

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng và sử dụng mô hình theo quan điểm hệ thống kỹ thuật trong dạy học môn Thực hành Máy lạnh tại Trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w