Mô tả chung về Khu bảo tồn

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia BIDOUP núi bà (Trang 45)

3.6.2.1 Vị trí ranh giới của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Bảng 3.3 : Vị trí, ranh giới của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Vị trí VQG Bidoup-Núi Bà nằm ở đông bắc cao nguyên Đà Lạt thuộc vùng núi cao nam Việt Nam, huyện Lạc Dƣơng, đông bắc tỉnh Lâm Đồng

Tọa độ địa lý Từ 12000’ đến 120 19’ vĩ độ Bắc. từ 108021’ đến 108044’ kinh độ Đông.

Tỉnh Lâm Đồng

Xã, Huyện Xã: Dachais, Dasar, Danhim, Dƣng K’nớ, Lát và thị trấn Lạc Dƣơng của Huyện Lạc Dƣơng; một phần xã Đạ Tông của Huyện Đam Rông

Diện tích Diện tích VQG: 70.038 ha

Tiếp cận Khoảng 30 km từ thành phố Đà Lạt đến VQG bằng tỉnh lộ 723

Ranh giới - Phía tây và nam: Giáp với sông Serepok và rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng;

- Phía bắc: Giáp với VQG Chƣ Yang Sin, tỉnh Đắc lắc; - Phía đông: Giáp với Vƣờn quốc gia Phƣớc Bình, Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa.

Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà, 2010

3.6.2.2 Địa hình, điều kiện tự nhiên của khu vực

Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng và một phần xã Đa Tông của huyện Đam Rông trên cao nguyên Đà Lạt. Địa hình của vƣờn quốc gia là núi và đồi, phần lớn diện tích nằm ở độ cao 1.400 m so với mặt nƣớc

38

biển. Đỉnh cao nhất là Langbian (Núi Bà) nằm về phía Tây ở độ cao 2.167 m, và Bidoup nằm về phía Đông có độ cao là 2.287 m.

Địa hình: Đƣợc bao bọc bởi khối núi hình vòng cung vây quanh thấp dần về hƣớng Tây Bắc và hƣớng Nam. Phía Bắc giới hạn bởi dãy núi bắt nguồn từ đỉnh Hòn Giao chạy theo lƣu vực đầu nguồn sông Serepok về hƣớng Tây. Phía Nam là dãy núi cao 1800m - 1900m bắt đầu từ Gia Rích ở huớng Đông, chạy dài theo hƣớng Đông Tây và kết thúc ở núi Langbian. Về phía Đông có các dãy núi Hòn Giao, Gia Rích, Bidoup. Hƣớng Tây có dãy Chƣ Yên Du nối với Langbian rồi thấp dần và giới hạn bởi sông Serepok. Ðịa hình thấp dần theo hƣớng Nam Bắc gồm các đỉnh núi cao, thấp, nhấp nhô, bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh. Vì vậy, khi đứng từ cao nguyên Ðà Lạt nhìn lên thấy những khối núi sừng sững với nhiều đỉnh riêng lẻ. Xét về mặt tổng thể có thể chia địa hình của Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà thành các khu vực sau:

- Vùng trung tâm: độ cao trung bình từ 1.400m đến 1.700m, độ chênh cao tƣơng đối trong khu vực dao động từ 50m đến 100m, với độ dốc 80

đến 150, mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45km/km2), địa hình ở bậc này lƣợn sóng, nên đứng ở các đỉnh cao nhìn xuống có cảm giác nhƣ một cao nguyên tƣơng đối bằng.

- Phía Ðông và Nam là những dãy núi cao 1.900m - 2.200m chắn với các đỉnh Hòn Giao (2.060m), Gia Rích (1.922m), Bidoup (2.287m), Lang Biang (2.167m), vƣợt qua dãy này là vùng dốc hiểm trở xuống Khánh Hoà, Ninh Thuận và thung lũng sông Ða Nhim, độ chênh cao tƣơng đối dao động (từ 300m đến 500m), tạo nên các đỉnh cao trên 2.000m nhƣ Lang Biang, Bidoup, Hòn Giao.

- Phía Tây là các đỉnh Chƣ Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882 m) ở phía Bắc thành phố Ðà Lạt, độ chênh cao tƣơng đối (dao động từ 150m đến 250m), tạo Bắc thành phố Ðà Lạt, độ chênh cao tƣơng đối (dao động từ 150m đến 250m), tạo nên các đỉnh cao trên dƣới 2.000m nhƣ Cổng Trời, Chƣ Yên Du.

Địa chất: đƣợc hình thành trên miền võng Đà Lạt từ đại MZ, nhóm đá chính là Macma axit, thống trị là đá granit, đaxit chiếm đến 70% diện tích. Nhóm đất chính là feralit vàng đỏ.

39

Thủy văn: là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Đa Nhim gồm hai nhánh chính là Đa Nhim và Đa Mong - một chi lƣu quan trọng của sông Đồng Nai. Đầu nguồn của sông Serepok là sông Krông Nô- con sông duy nhất ở Việt Nam chảy theo hƣớng Đông Tây sang Campuchia hòa vào dòng sông Mê Kông.

3.6.2.3 Khí hậu

a) Chế độ nhiệt

Do Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trên vùng địa hình núi trung bình và núi cao, có độ cao trung bình 1.500m - 1.800m, đƣợc bao quanh bởi các dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Ðà Lạt và Lạc Dƣơng mang những nét riêng của vùng cao thể hiện rõ ở bức xạ mặt trời và hoàn lƣu khí quyển:

- Tổng lƣợng bức xạ mặt trời là 114,8 Kcal/cm2/năm, lớn nhất vào tháng 3, giảm dần vào mùa mƣa, thấp nhất vào tháng 10. Cán cân bức xạ dƣơng từ 5 - 10 Kcal/cm2. Cán cân bức xạ trung bình ở Ðà Lạt có giá trị 78,6 Kcal/cm2

, mang lại nền nhiệt độ thấp ôn hoà cho phép nuôi trồng quanh năm các loại cây trồng á nhiệt đới, và rừng tự nhiên trên khu vực có các loài thực vật mang tính chất á nhiệt đới chiếm ƣu thế ở các núi Langbian, Cổng Trời, Bidoup, Gia Rích...

- Hoàn lƣu khí quyển quyết định thời tiết trong năm. Khối không khí biển Ðông ƣu thế từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ về đêm thấp, trời quang, độ ẩm thấp, không mƣa. Từ tháng 4 gió mùa Ðông Bắc ảnh hƣởng giảm dần, thay thế bởi khối không khí xích đạo gió mùa Tây Nam. Tháng 5 đến tháng 10 độ ẩm cao, nhiều mây, nhiều mƣa.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khu vực là 180C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung bình: 15,60C. Tháng 5 là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình: 19,60C. Biên độ nhiệt tháng: 3,90C. Nhiệt độ trung bình ngày dao động từ: 150C - 20,00C. Nhiệt độ tối thấp quan sát đƣợc là - 0,10C (tháng 1/1932) và 50C (tháng 1/1977). Nhiệt độ tối cao quan sát đƣợc là 31,50C (năm 1928, 1930, 1934). Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình: 90C. Biên độ nhiệt ngày đêm mùa

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khô: 11,20C - 13,20C. Biên độ nhiệt ngày đêm mùa mƣa: 60C - 70C. Nhiệt độ mặt đất trung bình là: 20,60

C. b) Chế độ mƣa

Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.755 mm (lƣợng mƣa cao nhất 2.016mm vào năm 1989, lƣợng mƣa năm 1981 chỉ đạt 1.356 mm). Tháng 1 lƣợng mƣa thấp nhất 6 mm. Mùa khô trung bình chỉ đạt 5,7 mm. Mùa mƣa lƣợng mƣa ngày dao động từ 50 mm - 80 mm. Tháng 9 có lƣợng mƣa cao nhất (300mm). Lƣợng mƣa vào mùa mƣa chiếm khoảng 80% cả năm. Số ngày mƣa trung bình là 170 ngày. Các tháng 12-1-2-3 có khoảng 5 ngày mƣa/tháng. Tại các đai cao trên 1.900m nhƣ các núi Bi Doup, Hòn Giao, Gia Rích, Chƣ Yên Du thì lƣợng mƣa có thể đạt 2.800 - 3.000 mm/năm và số ngày mƣa cũng cao hơn.

c) Ðộ ẩm

- Mùa mƣa độ ẩm đạt trên: 85%; - Mùa khô độ ẩm đạt dƣới: 80%;

- Thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 đạt: 75-78%; - Ðộ ẩm thấp nhất vào lúc 13-14 giờ trong ngày. d) Sƣơng mù

Hàng năm số ngày có sƣơng mù khoảng 80 ngày/năm, tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5, với số ngày có sƣơng mù trung bình từ 8 - 16 ngày/tháng. Trong khu vực Vƣờn quốc gia Bidoup -Núi Bà tại các đỉnh núi cao hàng năm số ngày có sƣơng mù nhiều hơn và mây mù bao phủ thƣờng xuyên hơn.

e) Thủy văn

Khu vực Vƣờn quốc gia Bidoup- Núi Bà có lƣợng mƣa hàng năm biến động từ 2.800mm - 3.000mm/năm.

Vƣờn quốc gia Bidoup -Núi Bà là thƣợng nguồn của các hệ sông Krông Nô, sông Ða Nhim và Serepok là những sông cung cấp nƣớc cho các nhà máy thủy điện

41

quan trọng của miền Nam nhƣ các nhà máy thuỷ điện Trị An, Ða Nhim, Sông Pha, Suối Vàng...và cung cấp, duy trì nguồn nƣớc cho một loạt hồ thắng cảnh và dân sinh của Ðà Lạt nhƣ: hồ Ðan Kia, hồ Ða Thiện, hồ Than Thở, hồ Xuân Hƣơng.

Hồ Ðan Kia với diện tích lƣu vực 1,41 km2, dung tích 1 triệu m3

nƣớc cung cấp nƣớc cho nhà máy thủy điện Angkroet công suất 15 triệu Kwh/năm. Sông Ða Nhim và sông Ða Mong cung cấp nƣớc cho hồ Ða Nhim, tuy diện tích hồ 10 km2

nhƣng do lợi thế độ cao đã có 4 tổ máy cho công suất 160 Mw, sản lƣợng điện hàng năm 1.026 tỷ Kwh.

Với độ che phủ của rừng trên phạm vi Vƣờn quốc gia trên 91% diện tích tự nhiên, nhờ các vai trò, chức năng của thảm thực vật rừng là giữ nƣớc, điều tiết dòng chảy, nên các sông suối chảy trong Vƣờn quốc gia có nƣớc quanh năm và dòng chảy khá điều hoà trong mùa mƣa lũ cũng nhƣ trong mùa khô. Tại một số điểm trên vành đai cao 2.000 - 2.200 m nhƣ Gia Rích, Bidoup, Chƣ Yên Du, Cổng Trời có nƣớc quanh năm.

3.6.2.4 Cơ sở thành lập và các chính sách có liên quan đến Vườn quốc gia Bidoup –Núi Bà

Bảng 3.4: Căn cứ pháp lý liên quan đến việc thành lập Vƣờn quốc gia

Ngày Căn cứ pháp lý Chi tiết

Trƣớc 1986 Diện tích rừng của VQG đƣợc quản lý bởi

BQL rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Đa Nhim, Xí nghiệp Lâm nghiệp Lạc Dƣơng và Lâm Trƣờng Đà Lạt nay là BQL rừng PHCQ Lâm Viên

9/8/1986 Chỉ thị số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng

Ban hành chỉ thị về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Bà (6.000 ha) và khu bảo tồn thiên nhiên Đa Nhim Thƣợng (7.000 ha). Hai khu BTTN này sau đó

42

Ngày Căn cứ pháp lý Chi tiết

đƣợc kết hợp lại để hình thành Khu BTTN Bidoup-Núi Bà

22/10/1993 Quyết định số 1496/QĐ- UBTC của UBND tỉnh Lâm Đồng

Trách nhiệm quản lý của khu BTTN Bidoup-Núi Bà đƣợc chuyển sang cho BQL rừng đặc dụng

1995 Kế hoạch đầu tƣ của Bidoup-Núi Bà do

Phân Viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ và Chi cục lâm nghiệp Lâm Đồng xây dựng đã đề xuất thành lập một khu BTTN với diện tích 71.062 ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 50.503 ha, và phân khu phục hồi sinh thái 20,559 ha. Sau đó kế hoạch đầu tƣ này đã đƣợc UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Lâm nghiệp (cũ) phê duyệt. 26/12/2002 Quyết định số 183/QĐ-UB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của UBND tỉnh Lâm Đồng

BQL rừng đặc dụng đƣợc tái cấu trúc thành BQL khu BTTN. Tổng diện tích của khu BTTN là 64.366 ha, thuộc sự quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng. 19/11/2004 Quyết định số 1240/QĐ-

TTg của Thủ tƣớng chính phủ

Chuyển khu BTTN Bidoup - Núi bà thành VQG Bidoup - Núi Bà trong hệ thống rừng đặc dụng, tổng diện tích của VQG là 64.800 ha

19/02/2008 Quyết định 450/QĐ-UB

của UBND tỉnh Lâm Đồng

Chuyển 8.266 ha rừng đặc dụng của VQG thành rừng phòng hộ

30/10/2009 Quyết định 1738/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ

Phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh phân phu chức năng VQG, trong đó tổng diện tích VQG là 63.938 ha với 56.436 ha là đặc dụng, 7.502 ha là rừng phòng rừng hộ

43

Ngày Căn cứ pháp lý Chi tiết

xung yếu

7/1/2010 Quyết định 19/QĐ-UBND

của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Thu hồi 1025 ha đất lâm nghiệp do BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý và giao cho Vƣờn Quốc gia Bidoup-Núi Bà để sử dụng làm khu trung tâm hành chính dịch vụ và quản lý bảo vệ rừng.

Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà 2010

3.6.2.5 Tổ chức, nhân sự, chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý

a. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý

Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giámđốc. Các phòng ban chức năng bao gồm:

+ Phòng Tổ chức hành chính; + Phòng Tài vụ;

+ Phòng Kỹ thuật và Nghiên cứu khoa học; + Phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế, và

+ Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng. 01 đơn vị trực thuộc:

+ Hạt Kiểm Lâm Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ; b. Nhân lực hiện có của Ban quản lý

Cho đến nay, tổng số cán bộ công chức Vƣờn Quốc gia là 100 ngƣời, gồm 88 cán bộ, công nhân viên trong biên chế và 22 hợp đồng, trong đó:

44

 Trên đại học: 5;

 Đại học các chuyên ngành có liên quan: 38;

 Trung học chuyên nghiệp: 44;

 Khác: 13.

c. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý, hiếm gắn kết với các Vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng rừng tự thiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùng Nam Trung bộ.

Góp phần phòng hộ đầu nguồn nƣớc cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nƣớc ở hạ lƣu nhằm phục vụ các hoạt đọng kinh tế xã hội của Tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải cực Nam Trung bộ.

Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trƣng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lat, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của Tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia BIDOUP núi bà (Trang 45)