Xuất khung Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờnquốc gia

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia BIDOUP núi bà (Trang 40)

Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Đối với từng khu bảo tồn sẽ dựa trên tình hình thực tế của mình để xây dựng kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Bản Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đƣợc xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản nhƣ sau:

33

Phần đặt vấn đề luôn là một phần quan trọng nhất của một bản kế hoạch, bởi lẽ, đây là phần nhằm làm cho ngƣời đọc hiểu một cách cơ bản bối cảnh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch và dẫn dắt ngƣời đọc tới các phần nội dung trong các phần sau của kết hoạch. Trong phần này sẽ nêu lý do tại sao cần phải xây dựng các kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng .

2. Mô tả chung về Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Phần này sẽ đề cập đến những thông tin cơ bản có liên quan nhằm đƣa ra một bức tranh tổng thể về Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Phần này sẽ nêu đến vị trí ranh giới của Vƣờn, địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực, cơ sở thành lập, các chính sách có liên quan và tổ chức nhân sự của Vƣờn.

Đặc biệt trong phần này nêu đƣợc các Kế hoạch/dự án tƣơng tự đã đƣợc xây dựng trƣớc đó của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Cần phải phân tích đƣợc những ƣu điểm và những điểm còn hạn chế của các kế hoạch/dự án trƣớc đó nhằm phát huy những ƣu điểm và có hƣớng khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học.

3. Tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng

Các đặc điểm cơ bản về dân số, dân tộc, lao động và giới, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, giao thông, các hoạt động kinh tế và sự phụ thuộc của các cộng đồng địa phƣơng vào các nguồn tài nguyên của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Các đặc điểm này sẽ ảnh hƣởng đến các mục tiêu và các hoạt động triển khai trong Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, việc nhận biết các đặc điểm về kinh tế - xã hội sẽ giúp nhóm soạn thảo xác định đƣợc các nhóm cộng đồng có ảnh hƣởng lớn đến việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Từ đó, nhóm soạn thảo sẽ có những hoạt động phù hợp nhằm lôi kéo sự tham gia tích cực của các nhóm cộng đồng cùng xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học để đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

34

4. Các giá trị của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Trong phần này, nhóm soạn thảo sẽ nêu lên những giá trị của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng từ những nghiên cứu trƣớc đây hoặc đƣợc tính toán trong quá trình xây dựng Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Phần này sẽ nêu những giá trị nhƣ sau:

Các giá trị về tài nguyên đa dạng sinh học: Nêu đƣợc tổng số loài động

thực vật trong khu vực và những loài động thực vật quý hiếm của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Các loài động thực vật này là phần quan trọng đóng góp vào trong tổng giá trị của Vƣờn.

Các giá trị về hệ sinh thái và dịch vụ bao gồm:

- Giá trị giải trí và du lịch

- Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng

- Trữ lƣợng cácbon của Vƣờn quốc gia Bidoup -Núi Bà - Các giá trị từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ

5. Các áp lực, đe dọa và giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Các áp lực và các mối đe dọa đến đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà đƣợc xác định và xếp hạng theo mức độ, cƣờng độ và tính cấp bách. Việc nhận diện và xếp hạng này sẽ giúp cho xác định các mục tiêu và hoạt động của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Các mối đe dọa sẽ đƣợc tính tổng điểm theo mức độ, cƣờng độ và tính cấp bách để tìm ra những mối đe dọa lớn đến Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Việc xác định các giải pháp/cơ hội nhằm giải quyết các mối đe dọa và các thách thức đối với Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Từ những nguyên nhân đã đƣợc đề cập ở trên cần xác định đƣợc các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học.

35

6. Các mục tiêu và hoạt động chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Đây là phần chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Xây dựng một loạt mục tiêu của Kế hoạch dựa trên các mối đe dọa ƣu tiên và các mục tiêu hoạt động của Ban quản lý.

Các mục tiêu có thể đƣợc tập trung vào các nội dung sau: - Bảo tồn đa dạng sinh học;

- Giáo dục và nghiên cứu;

- Tăng cƣờng các giá trị của Khu bảo tồn (du lịch, giải trí, tích trữ cacbon...) - Duy trì sinh kế cho công đồng địa phƣơng; và

- Tăng cƣờng năng lực quản lý.

Các mục tiêu và hoạt động sẽ đƣợc tổng hợp dƣới dạng bảng ma trận để tiện cho việc thực hiện. Trong bảng ma trận này sẽ đƣợc tích hợp luôn cả kế hoạch thực hiện các hoạt động theo năm thực hiện của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Kinh phí thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Tổng kinh phí để thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học này sẽ đƣợc nhóm soạn thảo tính toán và dự trù từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc, các khoản tài trợ và đặc biệt là các khoản kinh phí có đƣợc từ hoạt động kinh doanh của chính Khu bảo tồn.

Đây chính là điểm khác biệt lớn của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học với các Kế hoạch đã đƣợc xây dựng trƣớc đây. Chính nhờ điểm này sẽ giúp Ban quản lý dự đoán đƣợc các khoản kinh phí cần thiết cũng nhƣ dự báo đƣợc các thâm hụt tài chính có thể có trong quá trinh thực hiện.

8. Giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

36

Việc giám sát sẽ đƣợc tiến hành bởi đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (cơ quan chủ quản của Vƣờn); đại diện Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có liên quan (các Dachais, Dasar, Danhim, Dƣng K’nớ, Lát, Đạ Tông); các nhà khoa học và đại diện cộng đồng ngƣời dân tại vùng đệm của Vƣờn.

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia BIDOUP núi bà (Trang 40)